Tâm Hướng Phật
Kiến Thức

Cảnh giác với cuồng huệ – Bảo hộ chúng sinh khỏi rơi vào tà kiến

Người có càn huệ (cuồng huệ) thường làm những việc điên đảo, những việc kỳ quặc mà vẫn cảm thấy rằng mình đúng đắn.

Có nhiều người thông minh trong đời, mặc dù họ có tri thức mà vẫn không vận hành theo chánh đạo được. Thay vì vậy, họ sử dụng tri thức ấy để làm hại con người. Họ ngập sâu vào tà kiến và không muốn sửa đổi để quay về với chính kiến. Họ cứ cho rằng họ đúng. Họ tự cho mình là kẻ thông minh xuất chúng rồi xử sự theo cách rất hồ đồ, mê muội. Nên Kinh Thủ-lăng-nghiêm là một lời cảnh cáo cho lớp người này.

Ngạn ngữ có câu:

“Thông minh nãi thị âm chất chủng
Âm chất dẫn nhập thông minh lộ
Thiện dục nhân kiến, bất thị chân thiện
Á́c khủng nhân tri, cánh thị đại ác”

Nghĩa là:

Do đời trước có gieo trồng chút ít nhân đức hạnh, có thể họ đã học hành siêng năng chăm chỉ, hoặc đã tụng đọc Kinh Phật rất nhiều, nhưng tính thông minh này được tựu thành do các việc thiện này. Đó gọi là âm chất, người bình thường không thể thấy được. Tính thông minh này không thể nào thành tựu ở trong những người không hề làm việc thiện, hoặc những người đánh trống khua chiêng, quảng cáo trên truyền hình, trên báo chí rằng: “Tôi đã từng làm những việc thiện như thế, như thế….” Những người này có làm việc thiện thật, nhưng đây không phải là “chân thiện.” Việc thiện chỉ được công nhận khi người làm một cách âm thầm–đó là chân thiện.

Nên nói:

“Làm việc thiện mà muốn người ta biết đến, thì chẳng phải là chân thiện. Làm việc ác mà sợ người khác biết được đó là việc đại ác.”

Những người làm việc thiện mà muốn mọi người đều biết việc thiện của mình thì đó không phải là việc chân chính. Họ chỉ là những người ham thích sự nổi danh. Việc ác lớn nhất là người ta âm thầm làm nhưng lo sợ người khác phát hiện được nên tìm mọi cách để che dấu.

Hạt nhân đức hạnh đã âm thầm gieo trong những đời trước sẽ cho chúng ta hưởng quả báo thông minh trong đời này. Nhưng nếu chúng ta không vận dụng sự thông minh đó vào việc thăng hoa và lợi lạc, trong việc trau dồi đức hạnh và làm việc thiện, mà làm những việc ác thì sự thông minh lanh lợi ấy là trí thông minh của thứ kiến giải nửa vời, không phải là tri kiến chân chính.

Chẳng hạn, vào thời Tam quốc ở Trung Hoa có viên tướng Tào Tháo được xem là cực kỳ thông minh, nhưng lại đa nghi như quỷ. Và vua Nghiêu được gọi là người thông minh nhưng ác độc.

Cũng thế, ở Mỹ, một người thông thái thường được gọi là người ác. Thực vậy, người ta đồn đãi với nhau gọi tôi là thần là thánh. Mà thực ra tôi chẳng thích ai gọi tôi là thần cả. Những người này nghĩ rằng khi gọi như vậy có nghĩa là khen ngợi tôi, nhưng trong Phật pháp, tôi xem đó là lời phỉ báng. Quý vị không nên đánh giá các vị thần quá cao, họ chưa đạt được một quả vị gì lớn lao cả. Họ chỉ là những vị Hộ pháp, công việc chính của Hộ pháp là hộ trì Tam bảo: Phật, Pháp, Tăng.

Những bậc đại thiện nếu bị đọa lạc cũng sẽ đọa vào hàng quyến thuộc ma. Nếu có người làm những việc đại ác mà thức tỉnh và sửa đổi thì người ấy được xem là bậc đại thiện vì họ đã có can đảm tự sửa chính mình.

Tuy nhiên, có người đã từng gieo trồng hạt giống tốt trong khi đó, họ không để ý đến những cảm ứng đặc biệt từ hạnh nghiệp của mình, mà lại làm những việc ác và lừa lọc người khác; do vậy nên họ trở thành những kẻ cực ác, vì họ là những người đã biết rõ điều hay lẽ phải mà lại cố ý làm điều tà vạy.

Người có càn huệ thường làm những việc điên đảo, những việc kỳ quặc mà vẫn cảm thấy rằng mình đúng đắn. Đến mức có thể giết người và tự cho rằng: “Nếu ta không giết người ấy, nó sẽ giết những người khác. Nhưng vì ta đã giết nó rồi, nó sẽ không còn giết người khác được nữa.”

Thực ra, anh ta không phải là một kẻ mang bản tính sát nhân chút nào cả, nhưng anh ta lại có thành kiến với nạn nhân. Đây là một ác ý. Có nhiều kẻ vốn đã phạm sai lầm, lại thường tạo ra một lý do chính đáng cho hành vi sai trái của mình, họ thường tạo ra câu chuyện có tình tiết rất hay để tránh khỏi sự buộc tội của luật pháp.

Mặc dù anh ta sai trái, nhưng anh ta lại tin chắc rằng mình sẽ thắng. Đây là “cuồng huệ.” Kinh Thủ-lăng-nghiêm góp phần thức tỉnh cho mọi người, giúp họ đối trị lại những bào chữa phát xuất từ ác ý. Kinh cảnh báo cho những kẻ này hãy thay đổi lối suy nghĩ, đừng mang giữ các tà ý đó nữa, đừng tin chắc rằng các tà ý ấy là đúng nữa, và sửa đổi lại những ý nghĩ ấy để có thể trở về chính đạo, với tư tưởng chân thật.”

Hòa Thượng Tuyên Hóa giảng trong Kinh Thủ Lăng Nghiêm quyển 1, phần Cảnh giác đối với cuồng huệ – Bảo hộ cho chúng sinh khỏi rơi vào tà kiến!
Tâm Hướng Phật/ST!

Bài viết cùng chuyên mục

Triền phược có nghĩa là gì? Bát triền tam phược gồm những gì?

Định Tuệ

Thần lực bất khả tư nghì của Thần Chú Lăng Nghiêm

Định Tuệ

Hành trì kinh Dược Sư chuyển hóa được ách nạn, bệnh tật

Định Tuệ

Những vấn đề sạch sẽ trong phòng người bệnh sắp lâm chung

Định Tuệ

Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát khuyên chúng hội nên thường niệm Phật

Định Tuệ

Làm sao mới gọi là tin Phật? Y giáo phụng hành mới gọi là tin Phật

Định Tuệ

Chúng sanh và Phật quả thật là bình đẳng

Định Tuệ

Cách niệm Phật trước khi ngủ như thế nào để được lợi ích nhất?

Định Tuệ

10 công đức hành trì tụng Kinh Pháp Hoa không thể nghĩ bàn

Định Tuệ

Viết Bình Luận