Tâm Hướng Phật
Kiến Thức

Phá mê khai ngộ, lìa khổ được vui

Trong Phật pháp nói “phá mê khai ngộ, lìa khổ được vui”, những lời này là thật, không giả chút nào, vấn đề là bạn phải giác ngộ.

Trong Phật pháp nói “phá mê khai ngộ, lìa khổ được vui”, những lời này là thật, không giả chút nào, vấn đề là bạn phải giác ngộ. Mê tà nhiễm mang lại cho bạn khổ não vô biên, giác chánh tịnh thì mang lại sự hạnh phúc mỹ mãn, bạn phải giác chánh tịnh. Giác nhất định là không mê, bất luận sự việc gì cũng rõ ràng minh bạch thông suốt thấu đáo.

Không những hiểu rõ đối với chính mình, hiểu rõ đối với chúng sanh, hiểu rõ đối với thế gian, đối với xuất thế gian cũng hiểu rõ, không cần phải cầu, tu thanh tịnh bình đẳng giác là quan trọng. Đối với hết thảy chúng sanh thì đại từ đại bi, đại có nghĩa là vô điều kiện, không có phân biệt không có chấp trước, tự nhiên hiển lộ ra sự bao dung, tôn trọng, kính ái, quan tâm hợp tác lẫn nhau, bạn nói xem viên mãn đến như vậy.

Dùng đức hạnh của chính mình để cảm hóa người thế gian, đương nhiên thế gian này không phải dễ dàng cảm hóa đến như vậy, chư Phật Như Lai xuất hiện tại thế gian này, dường như cũng không khởi được bao nhiêu tác dụng, nhưng kỳ thực thật sự đã khởi tác dụng. Người có thể tiếp xúc và được cảm hóa thì đều là người thiện căn sâu dày, có duyên với Phật, họ thật sự quay đầu.

Những người khác, tuy nhìn thấy dường như họ không thể quay đầu, vẫn là đang tạo ác nghiệp, nhưng họ trải qua sự huân tập này, họ đã có tiến bộ rồi, bạn không thể nói việc này không có tác dụng, không khởi tác dụng, vậy thì sai rồi. Nó khởi tác dụng, tác dụng không rõ ràng, đời sau kiếp sau thì sẽ rõ ràng.

Vì vậy nếu đời này bạn cảm động thì nghĩa là đời đời kiếp kiếp quá khứ đã huân tu, đời này thì thành tựu, làm gì có chuyện ngẫu nhiên chứ? Thế gian tuyệt đối không có sự việc ngẫu nhiên. Vì vậy vĩnh viễn phải có cái tâm cảm ân, phải có tâm từ bi, việc này rất quan trọng, tu Tịnh Độ chính là phải dùng cái tâm này.

Chúng tôi dùng cách nói của Kinh Vô Lượng Thọ thì mọi người sẽ dễ hiểu. Chân thành thanh tịnh bình đẳng chánh giác từ bi, đây chính là “Bồ-đề tâm”. Niệm không quên, niệm niệm không mất, cái tâm này phải tương tục, phải không gián đoạn thì đối với chính mình sẽ có đại lợi ích. Cái đại lợi ích này là gì? Tiêu nghiệp chướng, khai trí huệ, khỏe mạnh sống lâu, hạnh phúc mỹ mãn, bạn thật sự là có thể đạt được mà không giả dối một chút nào.

Đối đãi với người thì đại từ đại bi, nhưng quan trọng nhất không được quên là phải nhất hướng chuyên niệm, vì sao vậy? Chúng ta có tu tốt hơn đi nữa, nếu không cầu vãng sanh thế giới Cực Lạc thì bạn nên biết việc siêu vượt lục đạo là rất khó. Chúng ta dùng tâm Bồ-đề, tâm thanh tịnh bình đẳng giác để mà tu hành, nếu không vãng sanh thì quả báo khẳng định là sẽ ở Dục Giới Thiên.

Nếu dục của bạn vẫn chưa đoạn thì không ở hai tầng dưới của Dục Giới, khẳng định là từ Dạ-ma Thiên trở lên, bạn không thể được lên Đao-lợi Thiên, cũng sẽ không ở Tứ Vương Thiên, thông thường mà nói có lẽ là từ Đâu-suất Thiên trở lên. Đâu-suất Thiên, Hóa Lạc Thiên, Tha Hóa Tự Tại Thiên, đây là nơi bạn sẽ ở. Nếu công phu của bạn sâu, dục tình của bạn vô cùng mờ nhạt, danh văn lợi dưỡng ngũ dục lục trần, tự tư tự lợi những loại ý niệm này rất mờ nhạt, dường như không có, vậy thì bạn sanh Sắc Giới Thiên, đây là nơi bạn sẽ đến. Ra khỏi sáu nẻo thật không dễ dàng, phải đoạn dứt kiến tư phiền não thì mới có thể ra khỏi, đây chính là nói rõ tám mươi bốn ngàn pháp môn là đạo khó hành. Nhưng nếu chúng ta dùng cái công phu này cầu sanh Tịnh Độ thì lại dễ như trở bàn tay, nhất định được sanh.

Công phu kém thì sanh Phàm Thánh Đồng Cư Độ, công phu tốt thì sanh Phương Tiện Hữu Dư Độ, vì vậy nhất định phải nỗ lực, vì sao vậy? Đây là chân thật thành tựu, thế gian này bất luận là loại danh văn lợi dưỡng gì đi nữa thì toàn bộ là giả. Phải thường nhớ đến lời của Vĩnh Gia Đại sư nói “trong mộng rõ ràng có sáu cõi, giác rồi không không cả đại thiên”.

Kinh Kim Cang nói “phàm sở hữu tướng giai thị hư vọng”, “nhất thiết hữu vi pháp như mộng huyễn bào ảnh”, bạn phải nhìn rõ ràng, phải buông bỏ, không nên xem trọng những việc này nữa. Những sự việc này nếu có thể đạt được, có duyên thì được, vì chúng sanh làm thêm một ít việc tốt; không có duyên, không đạt được cũng tốt, thanh tịnh vô sự.

Thế gian việc gì là tốt nhất? Không có việc mới là tốt nhất. Trong nhiều năm qua có rất nhiều người đem tiền đến cho chúng tôi, chúng tôi cũng không có cách nào, họ đã đem tiền đến thì thay họ làm việc. Vì vậy tiền nhiều thì làm nhiều, tiền ít thì ít làm, không có là tốt nhất, không phải làm, đây là lời nói chân thật.

Không có tiền thì không phải làm gì cả, cả ngày từ sáng đến tối lão thật niệm Phật thì bạn nói xem cuộc sống như vậy tự tại biết bao. Có cái duyên này thì chúng ta cũng không thể cự tuyệt được, bởi vì có rất nhiều người muốn làm việc tốt mà không biết thế nào gọi là việc tốt, đó cũng như là ủy thác cho chúng ta, chúng ta thay họ làm việc tốt, chúng ta có cái nghĩa vụ này, có trách nhiệm đi giúp đỡ họ. Cho nên không được quên rằng bất luận là hữu sự hay vô sự thì cũng không được quên nhất hướng chuyên niệm. Bạn cả đời này chỉ có một phương hướng, chuyên niệm A Di Đà Phật, chuyên cầu thế giới Cực Lạc.

Trích trong:
PHẬT THUYẾT ĐẠI THỪA VÔ LƯỢNG THỌ
TRANG NGHIÊM THANH TỊNH BÌNH ĐẲNG GIÁC KINH
Người giảng: Lão Pháp Sư Tịnh Không
Tập 332
Tâm Hướng Phật/St!

Bài viết cùng chuyên mục

Chọn ngành nghề mưu sinh phải có lợi ích đối với xã hội

Định Tuệ

Thân thể không phải là ta, cái gì mới là ta?

Định Tuệ

Chỉ có pháp môn niệm Phật thích hợp khắp ba căn, gồm thâu phàm lẫn thánh

Định Tuệ

Niệm Phật có thể diệt tội, tiêu tai, chuyển nghiệp báo của chúng ta

Định Tuệ

Lời phát nguyện cho người tu Tịnh độ cầu vãng sanh Cực Lạc

Định Tuệ

Nhất niệm tương ưng nhất niệm Phật, niệm niêm tương ưng niệm niệm Phật

Định Tuệ

Trì giới Ba la mật là gì? Giới hạnh siêu nhiên

Định Tuệ

Không có vị Phật nào chẳng tán thán A Di Đà Phật

Định Tuệ

Những lợi ích khi trì tụng niệm Thần chú Phật Mẫu Chuẩn Đề

Định Tuệ

Viết Bình Luận