Tâm Hướng Phật
Kiến Thức

Trách nhiệm của người Phật tử tại gia đối với Tam Bảo

Người Phật tử đã làm bổn phận trong gia đình, ngoài xã hội, còn có trách nhiệm gần gũi liên lạc với ngôi Tam Bảo.

1. Tránh hai thái độ cực đoan

Sự liên lạc giữa Phật tử với Tam Bảo là lẽ dĩ nhiên không thể thiếu được. Nhưng tới lui lo lắng phải có chừng mực, giới hạn không nên đi quá trớn.

Có một ít Phật tử tại gia thuần tín đối với Tam Bảo:

Hoặc là chồng thì ỷ quyền chồng trọn ngày chạy lo Phật sự, bỏ phế việc làm ăn nhà cửa, chẳng thiết đến vợ con để vợ con sống cơ cực nheo nhóc. Ðó là cái cớ khiến vợ con phiền trách chán nản đạo đức, đôi khi khởi ác ý đối với Tam Bảo là khác.

Hoặc là vợ ỷ tay cầm chìa khóa xuất phát cúng kiếng bất chấp chồng con, nhiều khi quên cả sự đủ thiếu no đói trong gia đình, có bao nhiêu đều đóng góp vào chùa cả đến khi chồng con hay được đâm ra oán trách Tăng, Ni lánh xa Phật giáo. Thế là mất cả lòng tin tưởng trong gia đình, sống trong cảnh ngờ vực nhau.

Tuy nhiên, cúng chùa lo Phật sự là có phước, nhưng phước chỉ riêng mình để vợ hoặc chồng con hủy báng Tam Bảo, lánh xa Phật giáo, phước nhỏ ấy đâu đủ bù tội lớn kia.

Hơn nữa, người láng giềng nhìn vào gia đình đạo Phật mà buồn tẻ, cắng đắng như vậy, còn ai dám theo Phật giáo. Thế là, vô tình Phật tử xúi dục người xa lánh Ðạo Phật.

Ngược lại, có một ít người tin Phật mà bất chấp chùa chiền, không cần biết đến Tăng, Ni, chỉ ở nhà tụng kinh niệm Phật cho thế là đủ.

Ðành rằng tu là tự sửa đổi tâm tánh, hành động của mình cho tốt đẹp, đi chùa không phải là làm cho mình tốt. Nhưng, ly khai chùa chiền, Tăng, Ni nhờ ai chỉ dạy phương pháp sửa đổi tâm tánh?

Lại nữa, người Phật tử tại gia mà không liên lạc với chùa chiền, Tăng Ni thì không phải là Phật tử. Vì trong kinh Phật đã dạy, cư sĩ là người gần gũi phụng sự Tam Bảo. Tam Bảo là chỗ y cứ cho mọi người hướng về Phật giáo, nếu ta tách rời chùa chiền, Tăng, Ni tức nhiên liên lạc truyền bá Phật giáo bị cắt đứt. Hệ thống truyền bá không còn, nhất định Phật giáo sẽ đi đến tiêu diệt. Như vậy, chúng ta tin Phật mà trở lại làm tiêu diệt Phật giáo.

Tóm lại hai hạng người trên: Một bên tín ngưỡng nồng nhiệt chỉ biết chùa mà không biết đến gia đình; một bên chỉ biết gia đình, không cần biết đến chùa, hai thái độ đều mang đến Phật giáo sự hoại diệt. Phật tử chân chánh dè dặt đừng dẫm dấu hai hạng người này.

2. Tránh quan niệm danh tướng

Cúng chùa, làm Phật sự ta nên gạt bỏ danh, tướng ra ngoài. Nếu người còn ôm ấp danh tướng trong lòng ra lo việc đạo, khi bị khai thác trúng chỗ thì làm việc quay cuồng, cúng dường bất kể, rủi gặp việc bất mãn thì không thèm bước chân đến chùa có khi phỉ báng Tam Bảo là khác.

Công đức cúng dường Tam Bảo thênh thang vô lượng không nên hạn cuộc nó trên tấm bảng nhỏ hẹp, trong những lời khen dễ dàng.

Phật tử làm việc đạo là vì bảo vệ Tam Bảo thường còn ở thế gian, vì truyền bá đạo pháp lợi ích chúng sanh không phải vì danh vì tướng.

Cúng Chùa, lo đạo là do lòng chân thành mộ đạo phát tâm của Phật tử, đừng vì những lời tán thưởng, vì cho người khác biết mình có đạo tâm. Ðẹp đẽ thay! những người thầm lặng lo việc đạo.

Bỉ ổi nhất, những kẻ ôm cái ngã to tướng đội lốt hy sinh Phật sự. Thật là Phật tử lo đạo thường thường mà thật tâm vì đạo, còn hơn những người cả ngày chạy lo Phật sự mà vì danh tướng của mình. Có khi người ta bỏ được danh lợi ở đời, mà bị kẹt cái danh trong đạo, thật đáng thương!

3. Tư cách Phật tử chơn chánh đối với Tam Bảo

Tư cách đúng đắn của Phật tử, khi ra làm việc đạo không nghĩ đến cái ngã của mình không bao giờ thấy mình là người có công lớn. Không vì tiếng khen mà cố gắng, không do lời chê mà thối lui. Vui vẻ phấn khời làm Phật sự chỉ vì Tam Bảo mà thôi.

Khi lo việc đạo do sự đồng ý vui vẻ trong gia đình, không qua mặt khuất lấp người trong nhà, lúc nào cũng giữ thái độ đường đường chánh chánh, kính trọng Tam Bảo là điều kiện cho mọi người quy y hướng về Tam Bảo, không phải làm sang trọng Tam Bảo mà mọi người đều xa lánh khinh thường sự thịnh suy còn mất của ngôi Tam Bảo, người Phật tử chân chánh thấy vui khổ như sự thành bại trong gia đình mình.

Người biết quý kính Tam Bảo là phải thương chúng sanh, vì chúng sanh là nhân duyên chánh Tam bảo xuất hiện. Chỉ biết Tam Bảo mà không biết chúng sanh là một sai lầm lớn của Phật tử, Phật tử cố gắng khêu sáng ngọn đèn Tam Bảo để chúng sanh thấy mà hướng về.

Hòa Thượng, Thiền Sư Thích Thanh Từ!
Trích trong : “Trách nhiệm của người Phật tử tại gia”!

Bài viết cùng chuyên mục

Hàng ngày niệm Phật, lâm chung mới dễ niệm ra danh hiệu Phật

Định Tuệ

Phóng sinh là gì? Phóng sinh có những công đức gì?

Định Tuệ

Tịnh Độ Đại Kinh Giải Diễn Nghĩa tập 1 – Pháp Sư Tịnh Không

Định Tuệ

Bố thí là gì? Lợi ích của bố thí, cúng dường không hề nhỏ nếu hiểu đúng

Định Tuệ

Trong tất cả việc tốt thì giúp đỡ chúng sanh giác ngộ là việc tốt nhất

Định Tuệ

Nhật ký sau khi chết

Định Tuệ

Thấy thân giả dối có phải quan niệm chán đời không?

Định Tuệ

Cái gì gọi là Đại Thiện? Thế nào là Đại Ác?

Định Tuệ

Trì tụng Chú Đại Bi tại nhà cần tránh những gì?

Định Tuệ

Viết Bình Luận