Tâm Hướng Phật
Kiến Thức

Cách tụng Kinh cho người mới bắt đầu cần biết

Với người mới tìm hiểu Phật Pháp muốn tụng Kinh nhưng chưa biết nghi thức, cách tụng niệm cho người mới bắt đầu tụng kinh như thế nào, có thể tìm hiểu trong bài viết này.

1. Lợi ích của tụng Kinh

Người đọc tụng, thọ trì và truyền bá Kinh Phật sẽ gặt hái nhiều lợi ích cho mình và tha nhân (người khác):

– Nắm vững yếu nghĩa lời Phật dạy, nhờ đó, người thọ trì xóa bỏ cái nhìn phân cách, ngộ nhận giữa hai truyền thống. Tất cả chỉ có một nguồn chánh pháp, chỉ thuần nhất hương vị: an lạc, giác ngộ, giải thoát.

– Đọc tụng để lời nói, ý nghĩ, việc làm được trong sạch; để từ bỏ các điều ác, thực hành các hạnh lành, sống tùy hỷ, sống theo bi-trí-dũng, thương yêu, giúp đỡ và bảo vệ lẫn nhau; để làm hành trang cho cuộc sống, làm hương thơm cho đời.

– Đọc tụng để mở rộng tầm nhìn đúng đắn về con người, về thế giới, về nguyên nhân sai biệt cũng như yếu tố hình thành vũ trụ. Đọc tụng để xóa bỏ mê lầm, trở về chánh pháp, sống chánh tín, chánh mạng và an lạc.

– Đọc tụng để chuyển hóa nhận thức và hành động. Nhờ đó, cá nhân được thuần thiện, gia đình được đầm ấm, xã hội được an vui và nhân loại được thái bình, hạnh phúc trong chánh pháp Phật-đà.

Đọc tụng Kinh Phật có nhiều công đức như thế, kính xin tất cả mọi người hãy tinh tấn hơn nữa, trong việc đọc tụng, thọ trì và truyền bá lời Phật dạy!

2. Người mới bắt đầu tụng kinh nên tụng kinh gì?

Đạo Phật có rất nhiều kinh điển, độ sâu cạn, cao thấp khác nhau. Mỗi người tùy theo căn cơ của mình mà phù hợp với những kinh điển khác nhau, không ai giống ai. Người nào phù hợp với kinh điển nào thì khi tụng kinh đó sẽ thấy rất hứng thú, sinh tâm tín kính và có thể duy trì tụng niệm lâu dài.

Ngược lại, nếu không có duyên với một bộ kinh nào đó, khi cố ép mình tụng sẽ sinh tâm chán nản, khó hiểu, cảm thấy nghi ngờ, không thể duy trì đọc tụng thường xuyên, và bỏ tụng.

Và bộ tụng kinh tốt nhất chính là kinh phù hợp với mình nhất, riêng mỗi người một khác, chứ không có cứng ngắc là tất cả ai cũng đều nên đọc kinh này hay kinh kia.

Với người mới bắt đầu tìm hiểu Phật Pháp muốn tụng kinh nhưng chưa biết chọn kinh nào để khởi đầu, có thể bắt đầu với những kinh Phật dễ hiểu như Kinh Địa Tạng, phẩm Phổ Môn, phẩm Phổ Hiền Hạnh Nguyện, kinh Nhân Quả Ba Đời, kinh A Di Đà, kinh Dược Sư, kinh Vô Lượng Thọ… Khi đã nắm được phần cơ bản rồi thì tìm hiểu qua những kinh điển khác, thấy kinh nào hợp với mình thì có thể chọn để thường xuyên tụng đọc.

Đối với người muốn bắt đầu tụng đọc thần chú, có thể chọn Chú Đại Bi của Quán Thế Âm Bồ Tát , thần chú Diệt Định Nghiệp của Địa Tạng Vương Bồ Tát, Chú Dược Sư, Chú Vãng Sanh.v.v… rồi dần dần tìm hiểu đến các thần chú khác.

Cách tụng Kinh cho người mới bắt đầu cần biết

Khi tụng kinh, nếu có thể giữ tâm thanh tịnh, quỳ tụng lớn tiếng trước bàn thờ Phật là tốt nhất. Xong hoàn cảnh mỗi người một khác, không thể chọn được cách tốt nhất thì chọn cách tốt nhì, tốt ba… dù sao có vẫn còn hơn không.

Nếu hoàn cảnh không cho phép, thì không có bàn thờ Phật, thậm chí ở nơi công sở, ở ngoài đường, hay bất kì nơi nào cũng có thể tụng đọc kinh chú.

Không thể đọc thành tiếng, thì có thể đọc lầm rầm hoặc đọc thầm bằng mắt, cũng không cần ngân nga như các thầy trong chùa, đọc rõ ràng câu từ là được rồi.

Không quỳ được thì mình ngồi, đứng, đi … miễn đừng nằm, trừ khi mình bị bệnh tật, hay người già đuối sức thì nằm cũng được.

Không có chuông, mõ, nhang, đèn, áo tràng… thì ta vẫn cứ tụng bình thường, miễn là trang phục chỉnh tề, không mặc quần đùi, áo sát nách, áo ba lỗ hay cởi trần với nam giới là được.

Không có quyển kinh, thì ta dùng điện thoại, lên Google, tìm kiếm bằng tên của kinh rồi nhìn điện thoại đọc tụng. Một số kinh chú ngắn, dễ thuộc, ta nên học thuộc sẽ dễ dàng tụng đọc trong mọi hoàn cảnh.

3. Cách tụng Kinh cho người mới bắt đầu

Về cách thức tiến hành thì tùy vào hoàn cảnh và điều kiện mà các Phật tử tại gia có thể linh hoạt sao cho phù hợp, nhưng cơ bản gồm các bước sau đây:

Trước hết phải chuẩn bị tư thế trang nghiêm: vệ sinh sạch sẽ, trang phục chỉnh tề.

Sau đó bước đến thắp hương lên bàn thờ Phật và vái 3 lạy, để nguyên tư thế chắp tay và tụng luôn một bài Kinh mình chọn. Các Phật tử có thể tụng đầy đủ Phẩm, nếu không có thời gian hoặc sức khỏe thì sẽ đặt ra mục tiêu hôm nay ta tụng mấy Phẩm. Khi dừng lại ở Phẩm nào cần có một tờ giấy để đánh dấu và hôm sau ta sẽ tụng Phẩm tiếp theo.

Trong khi tụng, các Phật tử có thể tụng thành tiếng khi ở một mình trong phòng riêng hoặc tụng thầm nếu không muốn người khác nghe thấy. Và mặc dù tụng Kinh với hình thức như thế nào: tự xướng hay có Khánh, Chuông, Mõ thì điều quan trọng nhất chính là sự thành tâm.

Trong khi hành trì các Phật tử cần phải có chánh niệm tuyệt đối, loại bỏ được ý niệm đời thường thì công đức và phúc báu tạo ra mới được viên mãn.

Nếu muốn hành trì tụng Kinh một cách bài bản và đầy đủ hơn thì các Phật tử có thể thêm lời dẫn nhập. Sau phần dẫn nhập ta sẽ đọc bài Kinh tùy ý và sau đó kết thúc. Lời dẫn nhập tiếp nối sau khi chúng ta đã thắp nhang và vái lạy. Thông thường chúng ta hay đọc bài Nguyện Hương, Tán Thán Phật, sau đó đọc Chí Tâm Đảnh Lễ, tiếp theo là Tán Lư Hương, Chú Đại Bi, Văn Phát Nguyện, Kệ Khai Kinh, rồi tới một bài Kinh và kết thúc bằng bài Bát Nhã Tâm Kinh, Chú Vãng Sanh, bài Kệ Niệm Phật, Hồi Hướng, Sám hối và Quy y.

Chúng ta hoàn toàn có thể sử dụng lời dẫn nhập và phần cuối Kinh cho bất kỳ bài Kinh nào, không nhất thiết phải câu nệ nội dung hay hình thức. Bởi căn bản, tất cả bài Kinh của Đức Phật đều có giá trị ngang nhau và đều có mục đích răn dạy Phật tử ở mọi mặt của cuộc đời. Căn cốt nhất là mỗi Phật tử có lòng thành, quyết tâm hành trì, có thể dành ra mỗi ngày một khoảng thời gian thì chắc chắn sẽ tạo ra được nhiều công đức để hóa giải những muộn phiền trong cuộc sống.

Quý Phật tử có thể tham khảo qua Nghi thức tụng Kinh Địa Tạng trong đường dẫn này: Nghi thức tụng Kinh Địa Tạng Bồ Tát Bổn Nguyện

Tâm Hướng Phật!

Bài viết cùng chuyên mục

Công đức chép Kinh Địa Tạng không thể nghĩ bàn

Định Tuệ

Ý nghĩa từng câu trong bài kệ hồi hướng rất hay

Định Tuệ

Người ngoài hành tinh thuộc cõi nào?

Định Tuệ

Rộng khuyên tất cả mọi người rất nên niệm Phật

Định Tuệ

Quý vị thảy đều buông xuống, còn có gì đau khổ nữa?

Định Tuệ

Bồ đề tâm với môn Tịnh độ

Định Tuệ

Trồng phước tu thiện rất nhiều nhưng tại sao không được phước?

Định Tuệ

Tại sao chúng ta phải tụng Kinh? Ý nghĩa của việc tụng Kinh

Định Tuệ

Không ăn chay trì chú, tụng kinh, niệm Phật được không?

Định Tuệ

Viết Bình Luận