Tâm Hướng Phật
Kiến Thức

Không nên tạo hình tượng Phật chỉ có nửa người hoặc một cái đầu

Hiện nay có nhiều nơi cúng dường, tạo hình tượng Phật bán thân hoặc chỉ có nửa người, hoặc chỉ có một cái đầu. Cúng dường như vậy là tạo tội nghiệp cực nặng, quả báo nhất định ở tại địa ngục.

Hiện nay có nhiều nơi cúng dường, tạo hình tượng Phật bán thân hoặc chỉ có nửa người, hoặc chỉ có một cái đầu. Cúng dường như vậy là tạo tội nghiệp cực nặng, quả báo nhất định ở tại địa ngục. Quý vị xem hình tượng Phật, Bồ Tát làm vật trang trí vậy thì không còn gì để nói.

Cúng tượng Phật nửa người thì tội nghiệp đã chẳng nhẹ, đọa lạc sanh tử chẳng có công đức. Thế nên vẽ hình tượng Phật, Bồ Tát phải vẽ cho hoàn chỉnh, phải vẽ tượng toàn thân (cả người), không thể vẽ tượng nửa người, bất luận là tượng ngồi, hoặc đứng đều phải vẽ toàn thân, phải chú ý điểm này!

Chúng ta tạo tượng người phàm chúng ta có thể tạo tượng nửa người, không thành vấn đề, còn tượng Phật, Bồ Tát thì tuyệt đối không thể.

Tượng người có thể tạo nửa người, bạn nói có ai tạo tượng chỉ tạo cái đầu còn ngoài ra không có gì khác. Trong phong tục tập quán của chúng ta, đây là điều không cát tường, đầu bị người ta chém đứt rồi, sao lại làm như vậy? Không thể như vậy được. Ở đây ngài có viết một câu như vậy, đặc biệt nhắc nhở chư vị đồng tu.

Trong chú giải ngài dùng một đoạn trong Kinh Tạo Tượng Công Đức, trang 33 hàng thứ hai, câu cuối cùng: “Kinh Tạo Tượng Công Đức nói:

“Nếu ai lúc lâm chung, thốt lên lời nói [bảo người khác] tạo tượng, thậm chí [tượng được tạo] chỉ nhỏ như hạt lúa mạch, đây là đại mạch, tức là nói tạo tượng, tượng rất nhỏ, nhỏ như hạt lúa đại mạch, rất nhỏ, “có thể trừ tội trong mười ức kiếp sanh tử suốt ba đời, có mười một công đức”.

Tạo tượng nhỏ như hạt lúa cũng có công đức to lớn như vậy, huống chi là tạo tượng Phật, Bồ Tát lớn? Chúng ta phải hiểu đạo lý này.

Có lẽ ngày nay có một số người đọc thấy lời này nên tranh nhau tạo tượng Phật lớn, tạo tượng Bồ Tát lớn, họ tạo tượng như vậy có thể có công đức lớn như vậy không?

Như đoạn trước có nói, nếu là bất tịnh tài thì sẽ chẳng có công đức này. Thế nên tạo tượng nhất định phải cân nhắc khả năng của mình, miễn cưỡng tích tụ rất nhiều tiền tài bất tịnh thì tượng này tạo không đúng như pháp.

HT Tịnh Không!
Nam Mô A Di Đà Phật!

Bài viết cùng chuyên mục

Chú Vãng Sanh tiếng Việt và Phạn, lợi ích khi trì tụng thần chú

Định Tuệ

Thần chú Đại Bảo Quảng Bác Lâu Các Thiện Trụ Bí Mật Đà La Ni

Định Tuệ

Lâm chung một niệm sau cùng là A Di Đà Phật chắc chắn được vãng sanh

Định Tuệ

Người niệm Phật nhiều nhưng rất ít người được vãng sanh

Định Tuệ

Nhân quả là gì? Hiểu quy luật nhân quả để đời không uổng phí

Định Tuệ

A Di Đà Phật là đệ nhất đại thí chủ, là vua trong các vị Phật

Định Tuệ

Cúng vái lạy cầu vong linh về ăn uống có chứng hưởng không?

Định Tuệ

Phát Bồ Đề Tâm quan trọng hơn bất cứ điều gì

Định Tuệ

Phước báo niệm Phật có thể hồi hướng cho bất kỳ ai

Định Tuệ

Viết Bình Luận