Tâm Hướng Phật
Kiến Thức

Ân đức của Phật Di Đà rộng lớn sâu xa, ngôn ngữ nói không hết

Ân đức của Phật Di Đà rộng lớn sâu xa, ngôn ngữ nói không hết được, không cùng tận được.

Sở dĩ thế giới Cực Lạc có thể trở thành độc tôn thù thắng nhất như vậy, đều do Phật ở đây khi còn ở nhân địa phát đại nguyện, và công đức tích lũy từ vô lượng kiếp đã tạo nên như thế. Mấy câu này ở trước chúng ta đã học, nhưng cần phải bổ sung.

Đức Thế Tôn giới thiệu thế giới Cực Lạc cho chúng ta, Phật A Di Đà khi còn ở nhân địa, là một vị quốc vương, nhưng đã bỏ ngôi vị quốc vương để xuất gia tu hành, điều này người thường không làm được. Chúng ta có lý do tin tưởng sâu sắc rằng, Thế Nhiêu Vương- danh hiệu của quốc vương này, chắc chắn là Bồ Tát tái sinh, tuyệt đối không phải phàm phu, mà là Bồ Tát tái sinh. Nhất định là Bồ Tát đã khai ngộ của đại thừa thị hiện như thế, nếu không thì không thể.

Từ trên kinh này xem, càng tin rằng ngài là Bồ Tát tái sinh, vì sao vậy? Vì trong kinh này nói: Vô lượng kiếp tích lũy công đức. Vô lượng kiếp tức không phải năm kiếp. Cho thấy không phải Như Lai tái sinh, cũng là pháp thân Bồ Tát vì nguyện lực mà tái sinh, nên mới thành tựu được như thế, ngài mới có được quả báo thù thắng trang nghiêm như vậy.

Đồng thời, sau khi thế giới Cực Lạc thành tựu, chúng sanh trong mười phương, đến thế giới Cực Lạc tu hành, nhất định có nhân duyên rất thù thắng với Phật. Trong giáo lý đại thừa thường nói: Phật không độ người không có duyên. Có thể tin, có thể phát nguyện vãng sanh thế giới Cực Lạc, đều có nhân duyên rất thâm sâu với Phật A Di Đà, với thế giới Cực Lạc, họ nghe danh hiệu này mới có thể sanh tâm hoan hỷ.

Vậy nên thế gian không có chuyện ngẫu nhiên, nói chuyện ngẫu phát là điều không thể, bất cứ việc gì đều có tiền nhân hậu quả. Đồng thời chúng ta nghĩ đến nhiều người vãng sanh như vậy, đến thế giới Cực Lạc đều có thể tinh tấn tu hành, công đức này ngày càng lớn. Năm kiếp tu hành của Phật A Di Đà, sau khi thế giới Cực Lạc thành tựu đến nay, trong kinh Phật nói là mười kiếp. Tức là trong khoảng thời gian này là mười lăm kiếp, thế giới Cực Lạc kiến lập đến nay đã mười lăm kiếp.

Trong mười kiếp này, bao nhiêu chúng sanh thành Phật ở thế giới Cực Lạc, công đức này không vi diệu sao? Tích lũy nhiều công đức như vậy, Phật Di Đà mới có “tối vi độc thắng”, mới đạt được danh hiệu tốt đẹp này, mới thật sự có sức mạnh nhiếp thọ tất cả chúng sanh khổ nạn, cũng có thể hóa giải tất cả thiên tai. Ngày nay chúng ta không có gì cả, chỉ phát hư nguyện mà có thể thành tựu, làm gì có đạo lý này? Điều này chắc chắn không thể nói được.

Thế nên, Phật A Di Đà phát một lời nguyện, nói một câu nói. Từ trong kinh này chúng ta thấy, có 15 kiếp tu hành tích lũy công đức, trong việc tự hành hóa tha, ngài đã làm được điều này. Chúng ta hiểu được đạo lý này, ngày nay bất luận chúng ta làm việc nhỏ hay việc lớn, nếu không tích lũy công đức làm sao thành tựu được? Hôm nay tôi phát tâm muốn làm một việc gì đó, liền có thể thành tựu, không có đạo lý này. Nhất định cần phải giống như Phật vậy, Phật là làm đại sự, việc lớn nhất trong thế xuất thế gian, nên đã tích lũy công đức vô lượng kiếp.

Từ phát nguyện đến thành tựu thế giới Cực Lạc, cho đến ngày nay là công đức 15 kiếp. 15 kiếp này là chuyên môn tu Tịnh độ, chuyên môn thành tựu thế giới Cực Lạc. Trong mười kiếp, tiếp dẫn không biết bao nhiêu người, thành tựu không biết bao nhiêu chúng sanh, công đức này vĩ đại biết bao! Chúng ta hiểu rõ ràng minh bạch vấn đề này, lòng tin sẽ dõng mãnh không bị thoái chuyển, thông thường chúng ta không nhận thức được điều này.

Tuy đọc đến những đoạn kinh văn này, nhưng không hiểu được ý nghĩa trong đó, chỉ hiểu được chút ý nghĩa bên ngoài, còn không lãnh hội được thâm ý trong đó. Thế nên không đoạn được nghi hoặc, tín tâm không kiên cố. Học được năm ba năm thì liền thoái tâm, dao động. Thậm chí có người học mười hai, mười ba năm cũng thoái chuyển, năm sáu mươi năm cũng thoái tâm. Có, không phải không có, không phải chuyện lạ. Chúng ta hiểu, trong kinh nói rất rõ, nhưng họ không lãnh hội được. Câu vô lượng kiếp tích lũy công đức, không phải đã nói rất rõ ràng minh bạch rồi sao?

Phật A Di Đà tu hành trải qua vô lượng kiếp, vô lượng chính là vô cùng lớn. Lần này ngài làm quốc vương, từ bỏ ngôi vị, theo Thế Gian Tự Tại Vương Phật xuất gia, hiệu là tỳ kheo Pháp Tạng. Ngài đã tích lũy công đức từ vô lượng kiếp. Vô lượng kiếp này, cho dù thêm nhiều hơn nữa cũng là vô lượng kiếp, giảm xuống thật nhiều vẫn là vô lượng kiếp. Đây chính là điều vì sao ngài có thể thành tựu, người khác vì sao không thể thành tựu, đạo lý chính là ở đây. Minh tâm kiến tánh sẽ đạt được hai chữ vô lượng này, minh tâm kiến tánh chính là buông bỏ khởi tâm động niệm, phân biệt chấp trước, khế nhập vào cảnh giới này.

Thử nghĩ xem, chúng ta không tu học thời gian dài như vậy, tu học được bao nhiêu thời gian, chính mình không biết, nhưng khi kiến tánh sẽ biết, vì sao vậy? Vì kiến tánh, túc mạng thông hiện tiền, tam minh lục thông, biết hết tất cả những đời kiếp trong quá khứ. Đến lúc đó mới biết, tôi cũng tu từ vô lượng kiếp, còn bây giờ không biết. Hiện nay thoái tâm là vì sao? Vì không đủ nhân duyên.

Thiện Đạo đại sư nói rất hay: Tất cả đều do gặp duyên không giống nhau. Gặp nhân duyên tốt, có thiện tri thức nói thông suốt điều này nên hiểu rõ không còn hoài nghi. Không thấu triệt, sẽ nghi hoặc mãi, có nghi là có thoái chuyển. Đến lúc thâm tín không nghi, mới thật sự không còn thoái chuyển. Bất luận cảnh giới nào hiện tiền, đều như như bất động.

Phật A Di Đà lấy ân đức vô thượng này, phổ thí khắp mười phương, không cùng tận. Phật cũng cảm ân, khi ngài chưa thành Phật, cũng có thầy, có cha mẹ, có thiện tri thức, có hộ pháp, ngài mới thành tựu được. Ngài cảm ân tất cả, chúng ta có thể không cảm ân sao? Nếu thật sự hiểu, thì tất cả chúng sanh trong thế gian đều có ân đức với mình, đều giúp đỡ, nhưng chúng ta không biết.

Chúng ta ăn bữa cơm này, gạo từ đâu mà có? Bột mì từ đâu mà có? Rau tươi từ đâu mà có? Quý vị thử nghĩ xem, bao nhiêu người thành tựu. Thành tựu này nếu tính về trước, thì những người này thành tựu là nhờ cha mẹ họ nuôi lớn họ, cha mẹ họ còn có cha mẹ. Như vậy quý vị mới biết ân đức này rộng lớn chừng nào, nói không cùng tận.

Suy rộng ra, vô lượng vô biên chúng sanh trong ba đời mười phương, thành tựu bữa cơm này cho chúng ta. Ngày nay con người ăn cơm rồi, lại vong ân phụ nghĩa. Không biết ân đức, không có tâm cảm ân. Nhà Phật trước khi ăn cơm, còn chắp tay tụng chú cúng dường, vẫn còn có chút hình thức, còn những nơi khác trong xã hội, đến hình thức cũng không còn. Nếu không thấu triệt đạo lý này, thì chắp tay cúng dường chỉ là hình thức bên ngoài, sức mạnh đó rất bạc nhược, thà không có còn tốt hơn. Nhưng sức mạnh quá bạc nhược, sức mạnh sanh ra như thế nào? Từ nơi ý niệm chân thành. Tâm chân thành cảm ân, sức mạnh đó rất sâu dày.

Phật Di Đà đem ân đức vô thượng của ngài, phổ thí khắp mười phương, đây là báo ân! Ân này báo như thế nào? Người ban ân không cần chúng ta báo đáp. Người ban ân hy vọng sau khi chúng ta lớn lên, khi có năng lực nên triển chuyển giáo hóa. Khiến chánh pháp cửu trú ở thế gian, mãi không gián đoạn, rộng độ chúng sanh, nguyện của ngài là như vậy. Chúng ta cũng phát nguyện này, cũng hành nguyện này, đó mới thật sự là người báo ân, điều này không phải giả. Học Phật nên bắt đầu từ chỗ này.

Ân đức của Phật Di Đà rộng lớn sâu xa, ngôn ngữ nói không hết được, không cùng tận được. Bên dưới đưa ra ví dụ rằng: cho dù thân có 100 cái miệng, miệng có 100 lưỡi, cùng kiếp nói như vậy, cũng không nói hết, nên gọi là “bất khả thắng ngôn”, nói không hết. Chư Phật Bồ Tát, mỗi niệm là giác ngộ tất cả chúng sanh. Chỉ có người giác ngộ, mới thật sự tùy thuận tánh đức, chắc chắn không trái ngược, tánh đức là chân thiện. Tánh người vốn thiện, đây là các bậc cổ nhân ngày xưa nói. Nên chắc chắn không có ác niệm, không có ác khẩu, không có ác hành.

Trích trong:
Tịnh Độ Đại Kinh Giải Diễn nghĩa Tập 454
Chủ giảng: Tịnh Không Pháp Sư
Chuyển ngữ: Hạnh Chơn
Biên tập: Bình Minh
Thời gian: 14.06.2011
Địa điểm: Cang Sơn Tịnh Tông Học Hội_Nhật Bản
Tâm Hướng Phật/St!

Bài viết cùng chuyên mục

Học Phật chớ nên có tâm ngạo mạn

Định Tuệ

Tam Bảo là gì? Vì sao Phật Pháp Tăng lại quý báu?

Định Tuệ

Thế gian này đều là giả cả, phải gấp rút niệm Phật

Định Tuệ

Cõi Dục giới là gì? Tìm hiểu về cõi Dục giới trong Phật giáo

Định Tuệ

Khi lâm chung, Tham Sân Si trỗi dậy thì đi vào đường ác

Định Tuệ

Vì sao đức Phật đưa giới uống rượu nặng như tánh tội?

Định Tuệ

Quán bất tịnh là gì? Quán thân bất tịnh để trừ tâm ái dục

Định Tuệ

Như thế nào gọi là duyên thành thục?

Định Tuệ

Chơi game bạo lực có phạm tội sát sanh hay không?

Định Tuệ

Viết Bình Luận