Tâm Hướng Phật
Kiến Thức

Ý nghĩa của danh hiệu A Di Đà Phật

Một câu A Di Đà Phật, tương ứng cùng Tam Học (Giới Định Huệ), Tam Huệ (Văn Tư Tu), Tam Tư Lương (Tín Nguyện Hành), gọi là nhất tâm xưng niệm.

1. ​Danh hiệu A Di Đà Phật bao hàm tất cả tánh tướng; lý sự; nhân quả tận hư không biến pháp giới, cho nên gọi là vạn đức hồng danh.

2. ​A DI ĐÀ PHẬT là tiếng Phạn, ý nghĩa là vô lượng trí; vô lượng giác.

3. ​A DI ĐÀ PHẬT cũng xưng là Vô Lượng Thọ Phật; Vô Lượng Quang Phật, thật ra Quang và Thọ chỉ là một phần trong vô lượng, không thể diễn đạt hoàn toàn ý nghĩa của câu Phật hiệu này.

4. ​Nghĩa lý của danh hiệu này vô cùng sâu rộng, nếu không hiểu được nghĩa lý bao hàm trong danh hiệu, thì không đạt được hiệu quả mong muốn.

5. ​Niệm A DI ĐÀ PHẬT là niệm chân tâm của chính mình, và niệm bổn danh đức tánh của chính mình.

6. ​Dùng danh hiệu A DI ĐÀ PHẬT để đánh thức tự tánh của chúng ta.

7. ​Dùng danh hiệu A DI ĐÀ PHẬT để phá mê khai ngộ, tìm lại bản tánh chân như.

8. ​Niệm niệm giác mà không mê, chánh mà không tà, tịnh mà không nhiễm, tức là tự tánh Di Đà.

9. ​Niệm “A DI ĐÀ PHẬT”, trong một đời sẽ thành tựu viên mãn Phật quả, cho nên nói rằng công đức danh hiệu không thể nghĩ bàn.

10. ​Công việc hàng ngày vẫn làm, nhưng trong tâm luôn giữ câu A DI ĐÀ PHẬT.

11. ​Không hiểu về thường thức Phật học cũng không sao, niệm câu A DI ĐÀ PHẬT vẫn được vãng sanh.

12. ​Đối với thân tình và oan gia trái chủ đều phải xem đạm bạc, nhất tâm chuyên niệm A DI ĐÀ PHẬT mới được vãng sanh.

13. ​Trong tâm chỉ có A DI ĐÀ PHẬT, không có ý niệm gì khác sẽ được tự tại vãng sanh.

14. ​Lúc lâm chung chỉ khi thấy A DI ĐÀ PHẬT thì mới đi theo Ngài.

15. ​Tâm nguyện ngôn hành cùng A DI ĐÀ PHẬT tương ứng, nhất định sẽ thành Phật.

16. ​Tất cả pháp từ tâm tưởng sanh, có bệnh không nghĩ về bệnh, mà nghĩ đến A DI ĐÀ PHẬT thì bệnh sẽ hết ngay.

17. ​Người nghiệp chướng sâu dày, chỉ có câu Phật hiệu “A DI ĐÀ PHẬT” này mới có thể cứu được.

18. ​Cảnh duyên hiện tiền, niệm câu A DI ĐÀ PHẬT thì việc gì cũng đều được giải quyết.

19. ​Dùng tịnh nghiệp của chúng ta để cảm ứng nguyện lực từ bi của A DI ĐÀ PHẬT.

20. ​Người niệm Phật phải đồng tâm đồng nguyện; đồng đức đồng hạnh với A DI ĐÀ PHẬT.

21. ​A DI ĐÀ PHẬT là danh hiệu của tất cả chư Phật, trì câu Phật hiệu này giống như trì danh hiệu của tất cả chư Phật, sẽ được tất cả chư Phật hộ niệm.

22. ​Niệm câu A DI ĐÀ PHẬT này, sẽ cảm động đến tận hư không biến pháp giới tất cả chư Phật Như Lai, và được toàn thể thần hộ pháp gia hộ.

23. ​Trong Kinh A Di Đà có nói đến chư Phật, tức là A DI ĐÀ PHẬT.

24. ​Chánh niệm là A DI ĐÀ PHẬT.

25. ​Niệm A DI ĐÀ PHẬT là thiện trong thiện; phước trong phước.

26. ​Chúng ta niệm “A DI ĐÀ PHẬT” là nhắc nhở chính mình, từ sáng đến tối, đối người đối sự đối vật, nhất định phải giác ngộ, không mê hoặc điên đảo, không tự tư tự lợi.

27. ​Niệm A DI ĐÀ PHẬT được tăng trưởng phước huệ; gặp hung hóa kiết; gặp dữ hóa lành; sự việc như ý.

28. ​Tin tưởng mình là A DI ĐÀ PHẬT, nhất định sẽ thành Phật.

29. ​Tin tưởng mình nhất định sẽ đến thế giới Cực Lạc, thì chắc chắn sẽ đến được.

30. ​Dùng một niệm A DI ĐÀ PHẬT để ngưng tất cả vọng niệm.

31. ​Khi ý niệm vừa khởi, thì dùng câu “A DI ĐÀ PHẬT” tiêu trừ ý niệm đó, đây gọi là biết dụng công phu.

32. ​Khi ý niệm vừa khởi, thì dùng câu “A DI ĐÀ PHẬT” san bằng trong tâm những hỷ nộ ái lạc, đây gọi là thật dụng công phu, đây gọi là biết niệm Phật.

33. ​Từ sáng đến tối, trong tâm luôn có A DI ĐÀ PHẬT, không có ý niệm nào khác, gọi là công phu thành phiến.

34. ​Từ sáng đến tối, dùng ý niệm “A DI ĐÀ PHẬT” này, giữ gìn tâm mình thanh tịnh, gọi là giác ngộ.

35. ​Dùng câu “A DI ĐÀ PHẬT” này san bằng tập khí phiền não của mình, gọi là “Đới nghiệp vãng sanh”.

36. ​Một câu A DI ĐÀ PHẬT , tương ứng cùng Tam Học (Giới Định Huệ), Tam Huệ (Văn Tư Tu), Tam Tư Lương (Tín Nguyện Hành), gọi là nhất tâm xưng niệm.

37. ​Trong lúc nguy nan, có thể đặc biệt cầu khẩn A DI ĐÀ PHẬT đến tiếp dẫn.

38. ​Có hai hạng người thật sự muốn buông bỏ Kinh giáo mà lão thật niệm Phật: một là hạng người triệt để giác ngộ, hai là hạng người thiện căn rất sâu dày.

39. ​Trong tâm mỗi niệm chỉ có A DI ĐÀ PHẬT, người này là người ở cõi thế giới Cực Lạc.

40. ​A DI ĐÀ PHẬT là vô thượng trân bảo, thế gian và xuất thế gian tất cả chư pháp đều không sánh bằng.

41. ​Triển khai câu “A DI ĐÀ PHẬT”, là Tam Tạng mười hai phần giáo, đây là tâm điểm giáo pháp của Đức Thế Tôn.

42. ​Tất cả Kinh do Phật Thích Ca Mâu Ni giảng trong bốn mươi chín năm, đều ở trong câu Phật hiệu này.

43. ​Đức Thế Tôn một đời giảng dạy, chủ yếu chính là câu “A DI ĐÀ PHẬT”.

44. ​Đức Thế Tôn và thập phương tam thế chư Phật (chư Phật ba đời quá khứ, hiện tại, vị lai {tương lai}), đều xưng tán A DI ĐÀ PHẬT là “quang trung cực tôn, Phật trung chi vương” (“quang trung cực tôn, Phật trung chi vương”: quang minh tôn quý nhất, là vua trong các vị Phật).

45. ​Người thật sự tin tưởng pháp môn Tịnh độ, một câu Phật hiệu là đầy đủ rồi.

46. ​Bổn nguyện của Phật Thích Ca Mâu Ni là muốn chúng ta niệm A DI ĐÀ PHẬT , cầu sanh Tịnh độ.

47. ​“NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT” là tiếng Phạn, nghĩa là quy y vô lượng giác.

48. ​Tự tánh của mỗi người đều là vô lượng giác, nếu bạn hồi phục được vô lượng giác, thì bạn chính là A DI ĐÀ PHẬT.

Tu công đức gì cũng không bằng niệm A DI ĐÀ PHẬT.

Thật sự hôm nay bạn có in một ức (một trăm triệu – theo như cách dùng của người nói tiếng Hoa hiện nay) bộ Kinh Đại Tạng để bố thí cúng dường cũng không bằng niệm câu A DI ĐÀ PHẬT này. Bạn hoàn toàn không biết rằng, một câu A Di Đà Phật bao gồm hết tất cả giáo pháp tuyên dương của thập phương tam thế (mười phương ba đời) nhất thiết chư Phật biến pháp giới hư không giới, bạn tìm đâu được pháp môn này? Không niệm A Di Đà Phật bạn niệm gì đây?

Bạn có lòng tốt thành tựu cho một số người nhưng chính mình đọa lạc. Người thật sự niệm Phật vãng sanh rồi, bạn đã trồng thiện căn, nhưng chính bạn không được thành tựu. Bạn cần phải hiểu cái đạo lý này, phải suy tính rõ ràng. Đừng để sau này chính mình đọa vào địa ngục lại oán trời trách người, cho rằng tôi làm nhiều việc tốt trong Phật môn như vậy, vì sao lại phải đọa địa ngục? Tạo nghiệp địa ngục thì phải đọa địa ngục.

Có nhiều người bề ngoài thì buông xả, nhưng trong tâm thì không; khi khởi tâm động niệm không nghĩ đến Phật, Bồ Tát; mà nghĩ đến những người, sự, vật do trong tâm họ ưa thích, ý nghĩ đầu tiên thì nghĩ điều này, không nghĩ đến A Di Đà Phật, vì vậy rõ ràng là không nương tựa được. Niệm cuối cùng đó sẽ quyết định bạn về đâu, cho nên giả thì phải buông bỏ, thật thì phải nắm lấy. Câu A Di Đà Phật là thật, bạn phải nắm lấy, giả thì buông xả hết, không thể làm cái giả nữa.

Sám trừ nghiệp chướng là cần thiết, là phàm phu ai lại không tạo nghiệp? Tạo nghiệp thì mỗi ngày phải sám hối. Người niệm Phật dùng cách nào để sám hối? Niệm A Di Đà Phật chính là sám hối, cái ý nghĩa này rất thâm sâu. Một câu A Di Đà Phật tức là sám hối nghiệp chướng. Trong tâm ta chỉ có A Di Đà Phật, chính trong một câu A Di Đà Phật này, nghiệp chướng; phiền não và tập khí của chúng ta đều hóa giải hết.

Nếu câu A Di Đà Phật này của chúng ta vẫn còn tạp nhiễm, vậy là dù có sám hối thì nghiệp chướng vẫn còn không thể hết được.

Ngày đêm chỉ có A Di Đà Phật, ngoài ra đều không có gì, ngay cả nghiệp chướng và phiền não cũng không còn.

Đại Lão Hoà Thượng Thượng Tịnh Hạ Không khai thị!

Bài viết cùng chuyên mục

Niệm Phật hàng ngày có tốt không? Lợi ích niệm Phật mỗi ngày

Định Tuệ

Cõi người chúng ta hiện nay không phải cõi người thật, đó là gì?

Định Tuệ

Mở băng giảng Kinh là cúng dường chúng sanh trong cõi U Minh

Định Tuệ

Niệm Phật: Pháp môn thoát sanh tử trong một đời

Định Tuệ

10 Đại Nguyện Vương của Phổ Hiền Bồ Tát – Nguyện thứ ba: Quảng tu cúng dường

Định Tuệ

Niệm Phật tiêu trừ nghiệp chướng không thể nghĩ bàn

Định Tuệ

Phàm phu thành Phật chỉ trong khoảng một niệm

Định Tuệ

Chết là cái thân thể nó chết chứ chính mình không chết

Định Tuệ

Tịnh Độ Đại Kinh Giải Diễn Nghĩa tập 1 – Pháp Sư Tịnh Không

Định Tuệ

Viết Bình Luận