Tâm Hướng Phật
Kiến Thức

Nhất tâm bất loạn là gì? Cách niệm Phật nhất tâm bất loạn

Câu Nhất tâm bất loạn có ở trong kinh A-di-đà. Trong kinh Di giáo cũng có nói tới “Chế ngự tâm tại một nơi thì không có việc gì là không làm được”.

1. Nhất tâm bất loạn là gì?

Câu “Nhất tâm bất loạn” có ở trong kinh A-di-đà. Trong kinh “Di giáo” cũng có nói tới “Chế ngự tâm tại một nơi thì không có việc gì là không làm được”.

“Nhất tâm bất loạn” là thuộc về một pháp môn của tu định, lại gọi là “Niệm Phật tam muội” hoặc gọi là bát châu tam muội hoặc là nhất hạnh tam muội.

Trong kinh “Hoa Nghiêm” quyển 6, phẩm “Nhập pháp giới” có nói đến 21 loại niệm Phật tam muội. Kinh A-di-đà thì nói nếu một ngày hoặc trong bảy ngày liên tục mà chuyên trì niệm danh hiệu Phật A-di-đà đến mức “Nhất tâm bất loạn” thì lúc lâm chung có thể vãng sinh đến nước Cực-lạc Tây phương.

“Nhất tâm” là đối với tâm tán loạn mà nói. Nếu một mặt miệng thì niệm danh hiệu Phật, mặt khác trong lòng có nhiều vọng tưởng thì đó là niệm Phật tâm tán loạn. Nếu niệm Phật mà niệm đến mức tâm với miệng khớp với nhau không có rối loạn, danh hiệu của Phật được niệm liên tục kế tiếp nhau, đến mức không niệm mà tự niệm! Đó là như kinh Lăng Nghiêm đã nói “Tịnh niệm tương kế” (ý niệm liên tục không gián đoạn).

Căn cứ vào đại sư Liên Trì cuối đời nhà Minh thì “Nhất tâm” có thể chia thành: “Sự nhất tâm” và “Lý nhất tâm”.

Sự nhất tâm là tâm không có tạp niệm, tâm và miệng tương ứng với nhau, chỉ có niệm danh hiệu Phật. Tự mình biết rằng mình đang niệm Phật, biết rằng có danh hiệu Phật đang niệm, đó là nhất tâm niệm Phật, hoặc là toàn thân niệm Phật. Do chuyên tâm niệm Phật nên có thể đạt tới điều mà Thiền tông gọi là “công phu thành phiến”.

Cái gọi là “lý nhất tâm” tức là tâm tương ứng với lý, tự thấy được pháp thân của A-di-đà tức là tự tánh, Tây phương không tách rời mình một tấc. Đó là cảnh giới hiện ra trước mặt “tự tánh Di-đà duy tâm Tịnh độ”.

“Sự nhất tâm” thuộc về mức độ thiền quán thiền định. “Lý nhất tâm” thuộc về trình độ thiền ngộ. Đó là kết quả của việc tu hành song đôi cả tịnh độ và thiền định. Lấy việc niệm Phật của tịnh độ để nhập môn đạt đến mục đích tam muội rồi giác ngộ, giải thoát.

“Nhất tâm bất loạn” là muốn chỉ chuyên tâm nhất ý. Khi niệm Phật, phải trói buộc cái tâm mình vào danh hiệu Phật, miệng niệm danh hiệu Phật, tai nghe tiếng niệm Phật, “tâm chẳng dùng hai”, đó gọi là nhất tâm. Và như vậy thì khi lâm chung có thể vãng sinh lên cõi Tịnh độ. (Hòa Thượng Thích Thánh Nghiêm)!

2. Cách niệm Phật nhất tâm bất loạn

Nếu Niệm Phật tâm khó “Quy Nhất” thì nên “Nhiếp Tâm” niệm khẩn thiết, tâm sẽ tự có thể Quy Nhất. Tâm chẳng “Chí Thành”, muốn Nhiếp Tâm cũng chẳng được.

Nếu đã Chí Thành, nhưng vẫn chưa “Thuần Nhất” thì hãy nên lắng “Tai” nghe kỹ, chẳng luận là niệm ra tiếng hay niệm thầm, mỗi niệm đều phải từ tâm khởi, tiếng từ miệng thoát ra, âm thanh lọt vào tai, khi niệm thầm miệng chẳng động, nhưng trong ấy vẫn có thanh tướng.

“Tâm và Miệng” niệm rõ ràng, tách bạch, “Tai Nghe” rõ ràng phân minh, nhiếp tâm như thế Vọng Niệm sẽ tự dứt.

Nếu sóng Vọng Tưởng vẫn còn trào dâng thì dùng ngay pháp “Thập Niệm Ký Số”. Dốc toàn bộ sức lực của tự tâm đặt vào mỗi câu Niệm Phật thì Vọng Tưởng muốn khởi cũng chẳng đủ sức.

Điều Pháp Nhiếp Tâm Niệm Phật rốt ráo này, các vị hoằng dương Tịnh Độ trước kia chưa nhắc đến vì căn tánh người thời ấy không còn Danh Lợi ,chẳng cần phải làm vậy vẫn có thể Quy Nhất, Ấn Quang tôi vì tâm khó chế phục, mới biết cách này mầu nhiệm. Càng thực hành càng thấy hiệu nghiệm, chứ chẳng phải tự tiện nói mò.

Xin chia sẽ cùng những người “Độn Căn” trong khắp thiên hạ đời sau, ngõ hầu vạn người tu vạn người về.

Pháp Thập Niệm Ký Số vừa nhắc đến đó như sau:

Trong khi Niệm Phật, từ “Một” câu, đến “mười” câu, phải niệm cho phân minh, nhớ số cho phân minh. Niệm hết “Mười” câu, lại niệm từ “một” câu, đến “mười” câu, chẳng được niệm “hai mươi, ba mươi” câu. Niệm câu nào nhớ câu nấy, chẳng được lần chuỗi, chỉ dựa vào tâm để nhớ, nếu thấy khó nhớ cả mười câu thì chia ra làm hai hơi.

1 – Từ câu thứ nhất đến câu thứ năm. 1 đến 5.
2 – Từ câu thứ sáu đến câu thứ mười. 6 đến 10.

– Nếu vẫn chưa được, hãy niệm thành ba hơi:

1 – Từ câu thứ nhất đến câu thứ ba. 1 đến 3.
2 – Từ câu thứ tư đến câu thứ. 4 đến 6.
3 – Từ câu thứ bảy đến câu thứ mười. 7 đến 10.

Niệm cho rõ ràng, nhớ cho phân minh, nghe cho rành rẽ thì Vọng Niệm không chỗ chen chân, lâu ngày sẽ tự được “Nhất Tâm Bất Loạn”.

Đức Đại Thế Chí nói: Nhiếp trọn sáu căn, tịnh niệm tiếp nối, đắc Tam Ma Địa, ấy là bậc nhất.

Kẻ lợi căn chẳng cần bàn đến, còn như bọn “Độn Căn” bỏ đi cách “Thập Niệm Ký Số” này lại mong “nhiếp trọn sáu căn, tịnh niệm tiếp nối” thật khó khăn lắm thay! (Ấn Quang Đại Sư!)

Tâm Hướng Phật/TH!

Bài viết cùng chuyên mục

Tâm niệm Phật là tâm thanh tịnh, tâm tịnh ắt cõi Phật sẽ tịnh

Định Tuệ

Thần Chú Bảo Khiếp Ấn Đà Ra Ni tiếng Phạn và tiếng Việt

Định Tuệ

Đọc Kinh sách mà thấy buồn ngủ, díu mắt thì phải làm sao?

Định Tuệ

Pháp môn Tịnh độ: Pháp tu một đời thành Phật

Định Tuệ

Không tin chính mình thì học Phật cũng như không

Định Tuệ

Ngũ ấm ma là gì?

Định Tuệ

Chúng sinh tự mình giác ngộ, tự mình độ mình

Định Tuệ

Mỗi câu Niệm A Di Đà Phật đều sám trừ tội chướng từ vô thủy kiếp

Định Tuệ

Lúc bình thường tại sao bạn cần phải niệm Phật?

Định Tuệ

Viết Bình Luận