Tâm Hướng Phật
Kiến Thức

Tại sao có người nghe chú Đại Bi, niệm Phật, tụng Kinh lại khóc?

Tại sao có những người khi nghe Chú Đại Bi, niệm Phật, đọc tụng một câu Kinh hay nhìn tượng Phật, Bồ tát bỗng dưng lại chảy nước mắt?

1. Tại sao nghe chú Đại Bi, niệm Phật, tụng Kinh lại khóc?

Vì sao có những người khi nghe Chú Đại Bi, niệm Phật, đọc tụng một câu Kinh hay đi chùa nhìn tượng Phật, Bồ tát bỗng dưng lại chảy nước mắt? Điều cảm xúc tự nhiên này là biểu hiện một căn lành rất tốt.

Khi mình nghe Chú Đại Bi, niệm Phật, tụng đọc một câu kinh hay nhìn tượng Phật, Bồ tát, bỗng dưng lúc đó trong lòng mình trào dâng lên một niềm xúc động sâu xa rơi lệ mà mình không thể ngăn được.

Theo kinh nghiệm của chư Tổ cho biết, thì đó là một hiện tượng rất tốt bởi do thiện căn nhiều đời bộc phát. Điều này đủ chứng minh rằng, trong nhiều đời Phật tử cũng đã từng gieo trồng căn lành sâu xa với Phật pháp, nên hôm nay mới có được phúc duyên hiện điềm lành đó.

Đọc sách thiền thỉnh thoảng chúng ta thấy, có nhiều vị Thiền Sư, bất chợt khi tỏ ngộ đạo lý, có vị thì khóc cả buổi; có người thì cười cả ngày. Sự cười hay khóc đó là do sự vui mừng đột khởi quá mạnh. Đó là một sự bộc phát tự nhiên trào lên tự đáy lòng sâu kín của các ngài khi tỏ ngộ đạo lý. Tuy nhiên, có điều, Phật tử cũng không nên ôm ấp mãi trong lòng điều đó. Vì như thế, sẽ dễ cho con ma bi nó đột nhập khuấy phá dẫn dắt Phật tử rơi lệ hoài.

Có nhiều Phật tử khi vận dụng công phu tu hành hay có lòng mong cầu nầy nọ, nhứt là muốn thấy những hiện tướng lạ, đó là cửa ngõ mở ra để ma dễ bề dẫn dắt. Cho nên, khi tham thiền hay niệm Phật, dù có bất cứ hiện tượng lạ nào xảy đến, Phật tử cũng đừng bao giờ để tâm chấp trước mà mang họa vào thân. Bởi tất cả đều là cảnh giả huyễn không thật. Nếu là những hiện tượng tốt, thì mình chỉ ngầm biết mà thôi. Và tuyệt đối không nên có tâm mong cầu cho cảnh đó xuất hiện.

Nên noi gương Phật Tổ mà lặng lẽ âm thầm tu hành. Nếu như trong lúc dụng công tu, có gặp điều gì chướng ngại, hay có những hiện tướng gì mới lạ, thì tốt hơn hết là Phật tử nên tìm đến những bậc chân tu (tùy theo pháp môn mà Phật tử đang thật hành) có nhiều kinh nghiệm tu hành mà thưa hỏi. Phật tử không nên ôm ấp để trong lòng mà có hại cho sự chướng ngại tu hành của mình.

Tại sao có người nghe chú Đại Bi, niệm Phật, tụng Kinh lại khóc?

2. Đọc Kinh hay nghe Pháp có ý nghĩa và lợi ích gì?

Tại sao ta phải đọc tụng kinh điển? Có nhiều người thường xuyên đi chùa, tụng kinh đều đặn, họ cho rằng tụng kinh để được thông minh. Như vậy có đúng không?

Tụng kinh là đọc lại và chiêm nghiệm những lời Phật dạy để hiểu đúng chính xác điều tốt, điều xấu, hướng về những việc lợi ích cho con người mà thực hành. Ta nên áp dụng những điều Phật dạy vào trong đời sống hằng ngày, nhằm đem lại an vui, lợi lạc cho mình và cho tất cả mọi người trong xã hội.

Tụng kinh là cơ hội tốt nhất để ta học hỏi, tư duy, quán chiếu, soi xét lại chính mình. Nhờ tư duy, quán chiếu mà thấy được rõ ràng chỗ si mê chấp ngã. Do ta thấy bản ngã là trên hết, không thấy được lẽ thật, nên hành động, nói năng không đúng chánh pháp, gây đau khổ cho người.

Nếu ta thường xuyên áp dụng lời Phật dạy thì dần dần trở nên sáng suốt, thấy rõ ràng các việc đúng, sai trong cuộc đời, thấu rõ mọi hiện tượng, sự vật đều do nhân duyên hòa hợp mà thành. Cái này có thì cái kia có, cái kia không thì cái này không.

Khi hiểu được như vậy, ta sẽ bớt si mê, tham lam quá đáng, không còn bi quan yếm thế, chán đời, luôn sống với tinh thần đùm bọc, yêu thương, giúp đỡ lẫn nhau bằng trái tim hiểu biết, biết cảm thông và tha thứ với tinh thần vô ngã, vị tha.

Tóm lại, mục đích của việc đọc tụng kinh Phật không phải để trả bài, tính điểm với Phật, mà mục đích là để nâng cao trình độ nhận thức, thấy biết rõ ràng, chính xác cái nào là thật, cái nào là giả, cái nào là tốt, cái nào là xấu, để rồi ta sẽ biết tìm cách ứng dụng vào trong đời sống hàng ngày mà sống an lạc, hạnh phúc ngay trong giờ phút hiện tại.

Tụng kinh là để thường xuyên trau dồi ba nghiệp thân-miệng-ý hằng thanh tịnh, sáng suốt để được an lạc, hạnh phúc ngay tại đây và bây giờ. Tụng kinh để được thấm nhuần lời Phật dạy, là phương pháp hành trì có lợi ích thiết thực, giúp cho người đọc tụng thấu hiểu rõ ràng thực tướng của vạn vật, để mỗi ngày chúng ta gội rửa thân tâm thêm trong sạch từ thân-miệng-ý.

Tụng kinh không phải để cầu khẩn, van xin đức Phật giúp cho mình được tai qua nạn khỏi, gia đình mạnh khỏe, làm ăn được nhiều tiền của. Tụng kinh không phải là sự mua bán, trao đổi để được dồi dào, hạnh phúc.

Tụng kinh là cơ hội để ta trau dồi ba nghiệp thân-miệng-ý hằng thanh tịnh, sáng suốt, nhằm chuyển hóa nỗi khổ, niềm đau thành an lạc, hạnh phúc.

Tâm Hướng Phật!

Bài viết cùng chuyên mục

Quán bất tịnh là gì? Quán thân bất tịnh để trừ tâm ái dục

Định Tuệ

Nhà có vong thì phải làm gì để không có vong?

Định Tuệ

Vì sao người niệm Phật tín nguyện kiên cố lâm chung mắc bệnh nặng?

Định Tuệ

Thế nào gọi là tu hành? Tu hành thế nào gọi là công phu?

Định Tuệ

Bồ tát giới là gì, có bao nhiêu giới? Thọ giới Bồ tát như thế nào?

Định Tuệ

Phê bình người xuất gia là bạn đã tạo nghiệp phỉ báng

Định Tuệ

Không tu thập thiện nghiệp tất cả phước tu được không chân thật

Định Tuệ

Tích đức lũy công, hộ trì chánh pháp

Định Tuệ

Vì sao Thế Giới của chúng ta có tai nạn xảy ra?

Định Tuệ

Viết Bình Luận