Tâm Hướng Phật
Kiến Thức

Vì sao ngày nay trí huệ của bạn không còn nữa?

Thực tướng Bát-nhã thì mỗi một chúng sanh chúng ta trong tự tánh vốn có đầy đủ. Vì sao ngày nay trí huệ của bạn không còn nữa?

Việc phát Bồ-đề tâm, trong lúc giảng kinh chúng tôi thường nói, Bồ-đề là tiếng Phạn, dịch ra nghĩa là “giác”. “Giác” là từ dụng mà nói, thể của nó là trí, tự tánh vốn có trí huệ Bát-nhã, không phải là học được từ bên ngoài. Chính là “tín tâm thanh tịnh ắt sanh thực tướng” mà Kinh Kim Cang đã nói.

Thực tướng Bát-nhã thì mỗi một chúng sanh chúng ta trong tự tánh vốn có đầy đủ. Vì sao ngày nay trí huệ của bạn không còn nữa? Trí huệ đã biến thành phiền não rồi. Cho nên trong kinh chúng ta thường xem thấy “phiền não tức Bồ-đề”, ý nghĩa của câu nói này rất sâu, đích thực là như vậy.

Nếu bạn ngộ rồi thì chính là Bồ-đề, bạn mê rồi thì là phiền não, cho nên phiền não và Bồ-đề là hai mặt của một thể. Khi giác ngộ rồi thì gọi là Bồ-đề, khi mê thì gọi là phiền não, nó là một không phải hai. Từ đây mà biết có thể đoạn phiền não hay không? Đoạn phiền não rồi thì Bồ-đề cũng không có, cũng đoạn Bồ-đề luôn, cho nên phiền não không thể đoạn, mà phiền não chuyển biến thành Bồ-đề.

Phiền não không còn nữa, hết thảy đã biến thành Bồ-đề, chúng ta gọi là đoạn, cái đoạn đó không phải là thật đoạn mà là chuyển biến. Tánh đức là không sanh không diệt, không đến không đi, nó trọn khắp hư không pháp giới thì làm sao đoạn nó được? Phải nên biết đạo lý này. Vì vậy chỉ cần chúng ta học được sự chuyển biến, chuyển mê thành ngộ, chuyển phiền não thành Bồ-đề, chuyển sanh tử thành Niết-bàn.

Chỗ cao siêu của Phật Bồ-tát là các Ngài biết chuyển, chúng ta thì thật gay go, chúng ta không biết chuyển. Chúng ta càng chuyển thì càng tệ hại, từ người chuyển xuống súc sanh, chuyển đến ngạ quỷ, chuyển xuống địa ngục, càng chuyển càng tệ, đây chính là phiền não đang ở đó làm chủ cho sự chuyển đổi, nên bạn càng chuyển thì càng tệ hơn. Chư Phật Bồ-tát thì các Ngài là trí huệ đang làm chủ cho sự chuyển đổi, các Ngài càng chuyển thì càng thù thắng, chúng ta phải hiểu đạo lý này.

Nói tóm lại một câu, đây là điều chúng ta nên học từ Phật Bồ-tát, trong cuộc sống thường ngày, nhất định phải dùng tâm chân thành, “chân” thì không phải giả, “thành” thì không hư vọng. Chúng ta thường nói hư tình giả ý, việc này rất gay go, hư tình giả ý thì càng chuyển càng đi xuống. Nếu bạn dùng tâm chân thành, vậy thì càng chuyển càng lên cao, việc này rất quan trọng, nhất định không nên sợ bị thiệt thòi.

Thế gian này người ta đều dùng hư tình giả ý đối với tôi, tôi làm sao có thể dùng chân tâm đối với họ được chứ? Vậy thì bạn không phục, người ta dùng hư tình giả ý, ta cũng dùng hư tình giả ý, người ta chuyển xuống dưới vậy thì bạn cũng chuyển xuống theo, vậy thì sai rồi. Đây là lời chân thật, Phật không nói lời giả, bạn dùng tâm chân thành thì bạn sẽ không thiệt thòi, sẽ không bị gạt.

Dùng tâm hư vọng thì mới thật sự là bị thiệt thòi, bị mắc lừa. Trước mắt dường như là họ chiếm được một chút tiện nghi, đó là do họ đã nhìn hoa cả mắt, họ không nhìn được rõ ràng, cái họa hoạn của họ sẽ nhanh chóng hiện tiền, rất là đáng sợ. Duy chỉ có dùng tâm chân thành, người lão thật thì họ có thể đứng vững được, họ sẽ không bị đọa lạc, chỉ có tiến lên cao, đây chính là người tốt, nhất định được quả báo tốt.

Đây là đạo lý hiển nhiên, là chân lý. Cho nên chúng ta đối với những đạo lý, chân tướng sự thật này phải hiểu rõ, phải rõ ràng. Chúng ta dùng tâm chân thành, chúng ta dùng tâm thanh tịnh, tâm chân thành là thể của tâm Bồ-đề. Thanh tịnh bình đẳng giác cùng với đại từ đại bi đều là đức dụng của tâm chân thành, nó biểu hiện ra ở trên sự tướng, trên tác dụng.

Đối với chính mình thì tu thanh tịnh, tu bình đẳng. Thanh tịnh bình đẳng từ bi là tu từ chỗ nào vậy? Là tu trên phương diện nhân sự, người và việc, đặc biệt là con người. Người xưa thường nói, “làm việc khó, làm người càng khó hơn”, vì vậy bất luận là thuận cảnh hay nghịch cảnh đều là hoàn cảnh tốt để tu hành. Vì sao vậy? Vì đã đào thải, hóa giải những phiền não tập khí nghiệp chướng của chúng ta ngay trong cuộc sống thường ngày, việc này quan trọng.

Cho nên phát Bồ-đề tâm rồi thì tự nhiên tín tâm của bạn sẽ sâu, nguyện tâm của bạn sẽ định, tuyệt đối sẽ không dao động nữa. Bạn không biết bản thân đã phát tâm sâu hay cạn, bạn có thể từ phương diện này mà thử nghiệm, mà kiểm tra chính mình, tâm của ta rốt cuộc sâu đến mức độ nào rồi? Hoàn toàn là khảo nghiệm từ trên sự tướng, bạn chịu đựng nổi hay không chịu đựng nổi sự khảo nghiệm.

Từ chỗ này có thể trắc nghiệm biết được tín nguyện của chính mình, chân thật biết được cái tín nguyện này có thành tựu hay không. Bất luận ở trong tình trạng như thế nào bạn đều có thể giữ gìn được mà không dao động thì vào lúc đó bạn sẽ sanh tâm hoan hỷ. Kinh là do Phật thuyết, [chúng ta] “y pháp bất y nhân”, trong kinh đã nói nhất định được vãng sanh, vậy thì còn sai được hay sao?

“Nhất hướng chuyên niệm”, Ngẫu Ích Đại sư nói rất hay, phẩm vị cao hay thấp được quyết định bởi công phu niệm Phật sâu hay cạn, không nói phải niệm bao nhiêu, phải biết việc này. Không phải là niệm Phật nhiều thì công phu sâu, niệm Phật ít thì công phu cạn, không phải vậy, mà khi niệm, câu Phật hiệu này của bạn có đắc lực hay không.

Bạn một ngày niệm 10 vạn câu Phật hiệu nhưng không đắc lực. Thế nào gọi là không đắc lực? Vọng tưởng tập khí đã che phủ hết, bạn một mặt niệm một mặt vẫn khởi vọng tưởng, đây chính là công phu không đắc lực, như vậy thì không được. Họ niệm một câu, mười câu, họ đắc lực, họ đích thực là có thể chế phục được phiền não không khởi tác dụng, đây gọi là công phu.

Cho nên không phải nói niệm Phật số lượng nhiều hay ít, không phải nói việc này, mà công phu niệm Phật sâu hay cạn quyết định phẩm vị vãng sanh của bạn. Từ đó cho thấy, sự vãng sanh này nói khó thì không khó, nói dễ thì cũng không dễ, đây là việc mà chúng ta không thể không hiểu. Nhưng quan trọng nhất là chúng ta phải chân thật vì sanh tử mà phát nguyện vãng sanh Tịnh Độ. Nói cách khác, trước tiên bạn phải thật sự hiểu được cái khổ của luân hồi, khổ nói không thành lời.

Trích trong:
PHẬT THUYẾT ĐẠI THỪA VÔ LƯỢNG THỌ
TRANG NGHIÊM THANH TỊNH BÌNH ĐẲNG GIÁC KINH
Người giảng: Lão Pháp Sư Tịnh Không
Tập 334
Tâm Hướng Phật/St!

Bài viết cùng chuyên mục

Phẩm vị cõi Tịnh độ của đức Phật A Di Đà

Định Tuệ

Cầu nguyện trong Phật giáo có ý nghĩa gì? Chánh tín hay mê tín?

Định Tuệ

Sự khẩn yếu lúc lâm chung: Thỉnh bậc tri thức khai thị

Định Tuệ

Pháp môn Tịnh độ vô cùng thù thắng diệu kỳ

Định Tuệ

Kinh Bát Đại Nhân Giác điều giác ngộ thứ tám giảng giải

Định Tuệ

Ý nghĩa của Bát Nhã Tâm Kinh mà không phải ai cũng hiểu

Định Tuệ

Phàm phu đời Mạt muốn chứng thánh quả cần nương theo Tịnh độ

Định Tuệ

Tứ Hoằng Thệ Nguyện

Định Tuệ

Sự tất yếu của luân hồi tùy thuộc nhân quả

Định Tuệ

Viết Bình Luận