Tâm Hướng Phật
Kiến Thức

Chúng ta khởi tâm động niệm tạo tác tội nghiệp có hai loại

Đại đức xưa dạy cho chúng ta, chúng ta khởi tâm động niệm tạo tác tội nghiệp có hai loại, một loại gọi là “giá tội”, một loại gọi là “tánh tội”.

Đại đức xưa dạy cho chúng ta, chúng ta khởi tâm động niệm tạo tác tội nghiệp có hai loại, một loại gọi là “giá tội”, một loại gọi là “tánh tội”.

Cái gì gọi là giá tội? Giá là phòng chỉ, phòng phạm, bản thân không có tội, nó là phòng ngừa bạn tạo tội nghiệp. Loại giới điều này, loại giáo hối này, nếu bạn phạm rồi thì đều gọi là giá giới, vậy thì nhẹ.

Tánh tội là cho dù Phật có chế định giới luật hay không, bạn tạo tác thì nhất định phạm tội. Lấy ngũ giới để nói, sát sanh là tánh tội. Bạn chưa thọ năm giới, bạn sát sanh vẫn là có tội. Không thể nói bạn không thọ giới thì bạn sát sanh không có tội, không hề có đạo lý như vậy. Không thể nói quốc gia chế định giết chết người thì nhất định phải xử tử hình, tôi không hiểu pháp luật nên không có tội. Không hiểu pháp luật mà bạn giết người thì bạn không bị xử tội chết hay sao? Không hề có đạo lý này, bản thân liền có tội. Dâm dục là tánh tội, trộm cắp là tánh tội, vọng ngữ lừa gạt chúng sanh cũng là tánh tội, cho dù bạn giữ giới hay không giữ giới, bản thân chính là tội. Trong năm giới, uống rượu là giá tội. Uống rượu không có tội, vì sao Phật lại liệt nó vào trọng giới? Sợ bạn uống rượu say rồi thì phạm các giới trước, tạo tác những ác nghiệp khác, cho nên giới không uống rượu là phòng phạm. Nếu bạn phạm vào giới rượu là giá tội, đó không phải là tánh tội. Đạo lý này chúng ta phải hiểu, phải thông suốt.

Năm xưa khi tôi cầu học ở Đài Trung, Lý lão sư giảng “Lễ Ký” cho chúng tôi nghe. “Lễ Ký” là do tôi lễ thỉnh, lão sư thật không muốn giảng, vì sao vậy? Hiện tại ai chịu học? Đã không có người học thì giảng nó để làm gì? Tôi rất thành khẩn cầu thỉnh rất nhiều lần, thầy mới giảng cho tôi nghe mấy thiên. Giảng “Lễ Ký” đương nhiên nhất định nhắc đến người chú giải “Lễ Ký” là Trịnh Khang Thành, Trịnh Huyền chú. Chúng ta chọn lấy Thập Tam Kinh, quyển Kinh đóng bìa. “Trịnh Huyền chú giải” chính là nói đến câu chuyện của Trịnh Huyền. Khi nói đến câu chuyện của Trịnh Huyền, người Trung Quốc thường nói “uống rượu ba trăm ly”. Ba trăm ly là có một điển tích, điển tích này chính là câu chuyện của Trịnh Khang Thành. Trịnh Khang Thành là đại Nho triều nhà Hán, ông thông minh tuyệt đỉnh.

Thầy của ông cũng làm quan rất to, thế nhưng có rất nhiều thị hiếu, thầy ông không đoạn được tập khí này. Khi lên lớp dạy học trò, thầy ông còn phải thưởng thức âm nhạc. Vào lúc đó không có loại máy hát. Trong nhà thầy ông có nuôi một đội nhạc, ca kỹ đều là con gái. Khi thầy ông lên lớp, những cô gái này ở phía sau xướng ca khảy đàn. Thầy ông một mặt thưởng thức, một mặt thì dạy học. Phía sau thầy ông dùng một miếng vải để che lại. Đó là tình hình thầy ông lên lớp. Có một người học trò nào mà không muốn ra phía sau xem thử? Không thể tránh khỏi được việc này. Chỉ có Trịnh Khang Thành ở nơi đó ba năm nhưng chưa từng ra phía sau xem lần nào. Thầy giáo của ông để ý thấy, biết được những gì ông đã dạy ba năm, một mình Trịnh Khang Thành hoàn toàn học được hết. Thế nhưng thầy giáo là phàm phu, không phải thánh nhân, nên vẫn không tránh khỏi tâm đố kỵ. Thầy giáo biết được đứa học trò này tương lai nhất định sẽ vượt qua mình, thầy giáo không phục, tìm biện pháp hãm hại ông, để trị ông. Khi Trịnh Khang Thành bái biệt thầy giáo trở về nhà, thầy giáo dẫn theo học trò đi đến đình Thập Lý Trường để đưa tiễn. Khi tiễn biệt, mỗi một học trò kính Trịnh Khang Thành ba ly rượu (đại khái có khoảng mấy chục người), Trịnh Khang Thành đã uống hết ba trăm ly. Thầy giáo thì muốn tắm ông cho say sau đó mới trị ông, làm gì biết được Trịnh Khang Thành sau khi uống xong ba trăm ly, một lễ tiết nhỏ cũng không thất lễ. Ông có tửu lượng lớn đến như vậy, cho nên năm xưa khi Lý lão sư giảng đến đoạn này, thầy nói: “Nếu mỗi người chúng ta đều có tửu lượng này, thì Thích Ca Mâu Ni Phật sẽ không cần đưa ra giới điều này”. Ông uống ba trăm ly nhưng không say, thế là ông rời khỏi. Vị thầy giáo này còn mướn một sát thủ, muốn giết ông ngay trên đường. Ông thông minh, ông đi không bao xa thì liền rẽ vào đường nhỏ mà đi. Trên lịch sử có một đoạn câu chuyện như vậy. Thầy giáo cũng đố kỵ học trò, bạn mới biết được thật gian nan, thật không dễ dàng gì. Đây là một câu chuyện có thật trong lịch sử.

Cho nên, giá tội cùng tánh tội chúng ta nhất định phải hiểu cho rõ ràng. Giá tội thì làm pháp sám hối, y theo phương pháp sám hối Phật dạy, bạch chúng, tuyên bố với mọi người là ta đã làm ra những việc sai lầm gì, những điều răn dạy của Phật ta chưa thể tuân thủ, ta đã phạm. Nếu như đã phạm tánh tội, thì trong sám hối có sự sám, có lý sám, tương đối phiền phức. Cần phải chân thật phát tâm sám hối từ chính nội tâm mình, sau không làm nữa; cầu Phật Bồ Tát gia hộ, cầu điềm lạ, cầu cảm ứng. Những phương pháp sám hối này ở trong kinh luận nói rất nhiều.

Vào thời trước, năm cuối triều nhà Minh, Đại Sư Ngẫu Ích đã y theo “Triêm Sát Sám Pháp”, đó là y theo pháp môn Địa Tạng tu Triêm Sát Sám Pháp này. Phương pháp này đích thực rất có hiệu quả. Trong Địa Tạng ba Kinh có một bộ pháp sám hối là “Triêm Sát Thiện Ác Nghiệp Báo Kinh”, ở trong đó có dạy cho bạn phương pháp sám hối. Cả đời Đại Sư Ngẫu Ích Ngài dùng phương pháp này để tu môn sám hối. Việc này cũng đáng được chúng ta học tập. Thế nhưng ở trong giá tội có rất nhiều khai mở, chúng ta cần phải hiểu. Giới luật là linh động hoạt bát, không phải là khô cứng.

Khi tôi ở Hoa Kỳ, có đồng tu học Phật rồi, nhưng chồng và người nhà của cô không học Phật, thế nhưng họ đối với việc học Phật của cô tuyệt đối không bài trừ. Sau khi học Phật rồi, cô muốn ăn chay, ăn chay thì người nhà liền khó khăn. Có một lần tôi ở Miami, người chồng của một đồng tu đến hỏi tôi: “Đồ chay nếu như không dùng những gia vị như hành tỏi thì không có mùi vị, sẽ rất khó ăn. Việc này có nghiêm cấm không?”. Tôi nói: “Không nghiêm cấm, có thể dùng”. Bạn phải nên biết, họ dùng một chút hành tỏi còn tốt hơn nhiều so với ăn thịt; có thể bảo họ không ăn thịt, ăn một ít hành tỏi thì có đáng gì chứ? Đây là khai duyên. Nếu như ngay đến những phối liệu này cũng không cho phép họ dùng thì họ sẽ không ăn chay, mỗi ngày vẫn ăn thịt chúng sanh. Chúng ta ở ngay chỗ này mà so sánh khinh trọng, có thể làm cho họ không tạo trọng tội thì cái tội nhẹ kia có thể thông qua, “thông quyền đạt biến”. Thông quyền đạt biến thì làm gì tính toán đến những việc như vậy, huống hồ chỉ làm gia vị. Việc này ở trong nhà Phật nhất định không cho phép, vì sao vậy? Sợ người ta hiềm khích, người ta đàm tiếu, “bạn xem, vị Hòa thượng đó không giữ giới, vẫn còn ăn hành tỏi”. Cư sĩ các vị ở nhà thì không có gì để hiềm nghi, người bên ngoài sẽ không nói lời đàm tiếu. Việc này có thể làm được không? Có thể. Có lỗi lầm gì không? Không có lỗi lầm. Tại vì sao Phật ngăn cấm ăn ngũ tân? Ăn nhiều ngũ tân thì sẽ có lỗi lầm, cũng giống như rượu vậy, nó thuộc về giá tội; rượu uống say rồi thì mới có lỗi lầm. Có rất nhiều người khi uống rượu say rồi thì ngủ một giấc thật dài, họ không có phạm lỗi lầm, vậy thì không có việc gì. Thế nhưng có người uống say rồi thì khởi tửu phong, vậy thì rất phiền phức, đó mới có lỗi lầm. Chúng ta xem thấy rất nhiều tửu tánh không tệ, khi uống say rồi thì họ liền đi tìm một nơi để ngủ, những người này thì sẽ không có lỗi lầm. Nhất định phải thấu hiểu chân tướng sự thật.

Nhà Phật không có định pháp, không phải là nhất định. Trong gia vị có những thứ này cũng giống như là những thứ hương liệu vậy, vậy thì không khởi tác dụng gì. Vị rượu, có người xào rau phối một ít rượu, rượu ở trong đó không thể làm say, bạn ăn những thứ đó có thể say sao? Không thể nào. Việc đó không gọi là phá giới. Ngày trước tôi ở Thư viện Từ Quang – Đài Trung, nhân viên làm việc chúng tôi có ba người, trong đó có vị cư sĩ Lưu, hiện tại ông vẫn còn, nghe nói đã xuất gia rồi. Ông là người Sơn Đông, thích ăn củ hành, mỗi bữa cơm nếu không có củ hành thì không nuốt được cơm, luôn phải ăn vài củ hành. Trong nhà bếp nấu cơm là một bà cụ, cũng là một lão cư sĩ rất chân thành, ngày ngày mắng ông phá giới, thế nhưng khi nấu cơm, mỗi ngày nấu mì cho lão sư Lý (Lý lão sư là người Sơn Đông thích ăn mì), trong mì bà để thêm một chút rượu. Cư sĩ Lưu này ngày ngày mắng ông: “Ông phá giới!”, thế nhưng bà nấu mì lại để rượu trong đó. Chúng tôi ở bên cạnh thường hay xem thấy chuyện cười này. Kỳ thực hai bên đều không có lỗi lầm, ông ăn vài củ hành như vậy không khởi tác dụng gì, trong mì để một ít rượu cũng không khởi tác dụng gì, đều xem là gia vị để dùng. Ở trong tự viện thì sợ có người hiềm nghi, còn ở đạo tràng cư sĩ, ở trong nhà cư sĩ thì không việc gì. Chúng ta phải hiểu được đạo lý này, không thể nói phạm một chút này thì là phạm đại tội, vậy thì không được rồi, nói ra nghiêm trọng đến như vậy. Tội nghiêm trọng chân thật thì họ đều quên mất. Tội nghiêm trọng chân thật là gì? Bạn xem Sa Di Luật Nghi, trong giới Sa Di nói, trên mình mang tiền là phạm đại giới, mỗi ngày trên người chúng ta đều mang cổ phiếu, cái đại giới này bạn không nói, cái lỗi nhỏ đó mà bạn tô vẽ ra, chẳng phải là điên đảo sao? Vì sao Phật bảo người xuất gia trên người không nên mang theo tiền? Cũng là giá giới, phòng ngừa tâm tham. Tiền càng nhiều thì tâm tham càng nặng, càng nhiều thì càng khó xả được, cho nên Phật cấm người xuất gia cầm tiền trong tay, trên người không được mang theo tiền, trên tay không được cầm vàng bạc, tiền của, vật báo, đây đều là thuộc về giá giới. Chúng ta nhất định phải nên hiểu, đó là ngừa quấy dứt ác, một loại quyền nghi thiết lập. Các vị biết được Thế Tôn khổ tâm dạy học, nơi nơi đều vì chúng ta làm ra rất nhiều công việc phòng phạm.

Đó là hai loại tội.

Có hai phương pháp sám hối.

Nếu ở sự sám, thí dụ chúng ta tu pháp sám hối, như vừa rồi đã nói, bạn tu Đại Bi Sám, tu Lương Hoàng Sám, tu Thủy Sám, chiếu theo nghi qui đó mà làm thì đó thuộc về sự sám. Chúng ta y theo trong sám nghi dạy, chân thật mà làm, vậy mới có tác dụng. Không phải chỉ đọc qua một lần, đọc qua một lần không ích gì, mà phải chân thật làm.

Nếu như có thể y theo định mà khai huệ, đó là tu tâm thanh tịnh. Trong tâm thanh tịnh sẽ sanh trí tuệ, sau đó thấu hiểu chân tướng của những tội nghiệp. Trên Kinh Phật nói: “Vạn pháp đều không. Vạn pháp do duyên sanh. Phàm hễ là pháp duyên sanh, ngay thể đều là không, không thể có được”. Chúng ta tạo tác chủng chủng tội nghiệp là duyên sanh. Đã là pháp duyên sanh, đương nhiên cũng là ngay thể đều là không, không thể có được, đó là đạo lý nhất định. Bạn hiểu được đạo lý này, khế nhập không tánh, cái tội này liền diệt. Thế nhưng, nếu bạn không thể khế nhập (chỗ khế nhập này chúng ta thường gọi là chứng đắc), bạn chưa chứng được cảnh giới này, bạn chưa vào được cảnh giới này thì bạn vạn lần không nên nghĩ tội nghiệp là không. Bạn ăn cơm có không hay không? Ăn cơm thì có, một cái có thì tất cả đều có, một không thì tất cả đều không. Nếu bạn quả nhiên có thể vào được cảnh giới tất cả không này thì tội nghiệp của bạn liền tiêu trừ, giống như vào cảnh giới như trong Kinh Kim Cang nói: “Nhất thiết hữu vi pháp, như mộng huyễn bào ảnh, như lộ diệc như điện, ưng tác như thị quán”. “Quán” là huệ, vào được cảnh giới này, như kinh phía trước đã nói “Tam tâm bất khả đắc, duyên khởi tánh không”. Việc này là then chốt. Bạn chân thật được giải thoát, không những siêu việt sáu cõi, mà mười pháp giới cũng siêu việt luôn. Đó là lý sám, từ trên lý mà tu pháp sám hối.

Từ trên sự mà sám hối là phục phiền não, phục tội nghiệp, làm cho tội nghiệp không khởi hiện hành. Cách sám hối trên lý là nhổ sạch hết gốc tội nghiệp, nhổ sạch tận gốc, chân thật là chuyển phiền não thành Bồ Đề, chuyển sanh tử thành Niết Bàn, đó mới là pháp sám hối cứu cánh.

Trích trong:
PHẬT THUYẾT ĐẠI THỪA VÔ LƯỢNG THỌ
TRANG NGHIÊM THANH TỊNH BÌNH ĐẲNG GIÁC KINH
Người giảng: Lão Pháp Sư Tịnh Không
Tập 15-16

Bài viết cùng chuyên mục

Kinh Bát Đại Nhân Giác điều giác ngộ thứ tám giảng giải

Định Tuệ

Trợ niệm là gì? Vì sao người lâm chung cần người khác trợ niệm?

Định Tuệ

Triết học trong Kinh Phật ở kinh điển, không ở trong chùa chiền

Định Tuệ

Tụng kinh ở nhà có công đức như ở chùa hay không?

Định Tuệ

Nhiều đời tu phước, tu huệ mới có cơ hội nghe pháp môn này

Định Tuệ

Linh Văn Của Trời Đất Cứu Thế Giới – Hòa Thượng Tuyên Hóa

Định Tuệ

Trì danh niệm Phật, không có người nào là chẳng vãng sanh

Định Tuệ

Cúng dường Tam Bảo cần phải có chân thâm và thành tâm

Định Tuệ

Bố thí Tài thì được tiền tài

Định Tuệ

Viết Bình Luận