Tâm Hướng Phật
Kiến Thức

Nghiệp chướng là gì? Tiêu giải nghiệp chướng theo lời Phật dạy

Nghiệp chướng được tạo ra từ suy nghĩ, lời nói, hành động của chính chúng ta. Hãy nghe lời Phật dạy về cách tiêu giải nghiệp chướng, thoát khỏi ai oán.

1. Nghiệp chướng là gì?

Nghiệp chướng là từ xuất hiện trong đạo Phật được xuất hiện trong bài giảng kinh của Phật giáo. Trong đó nghiệp chướng là từ được ghép từ nghiệp và từ chướng. Ở đây nghiệp có nghĩa là khởi đầu, sự tạo nghiệp còn tùy vào hành động và từng trường hợp để phân định.

Nghiệp chướng chính là ý niệm: ý niệm thiện chính là nghiệp thiện; ý niệm ác chính là nghiệp ác. Ý niệm vì chúng sinh là niệm thiện, niệm này là nghiệp thiện; Ý niệm chỉ vì bản thân mình là niệm ác, niệm này là nghiệp ác.

Tâm niệm chúng ta khởi tạo ra những tư tưởng, suy nghĩ gọi là ý nghiệp, miệng chúng ta phát ra âm thanh ngôn từ gọi là khẩu nghiệp, thân thể chúng ta hành động tạo ra các sự việc, hành động gọi là thân nghiệp.

Vì thế nhìn chung, nghiệp được tạo ra từ chính suy nghĩ, tư tưởng, lời nói, hành động của chính chúng ta. Đó là tạo nghiệp. Sau khi tạo nghiệp gây ra kết quả, hậu quả đó cũng được gọi là nghiệp.

Nghiệp đã phát sinh có kết quả sẽ sinh ra chướng ngại về sau. Chướng là từ chướng trong chướng ngại. Chướng ngại ở đây là những vật cản, ngoại cảnh tác động khiến chúng ta tạo tác tạo nghiệp. Từ chướng đứng sau nhưng theo nghĩa thì chướng phải có trước, có chướng tứ có sự tác động từ bên ngoài thì con người ta mới tạo nghiệp.

Theo Phật giáo, cuộc sống luôn có luật nhân quả, khi tạo nghiệp thiện, cuộc sống sau này sẽ tự sinh ra những điều may mắn, tốt lành. Nhưng một khi đã là nghiệp xấu, để không gây ra những hệ lụy về sau thì cần phải giải nghiệp.

Muốn hóa giải nghiệp xấu thì con người phải luôn có trí tuệ sáng suốt và tinh thần kiên định. Như vậy bạn mới có thể đưa ra quyết định một cách sáng suốt, quyết đoán. Con người chúng ta cần cẩn trọng trong cả suy nghĩ, lời nói, hành động hàng ngày để tránh gây ra nghiệp xấu và hậu quả sau này.

2. Nghiệp chướng do đâu mà có?

Nghiệp thiện ác chúng ta đã gây ra trong vô thỉ kiếp đến nay là vô lượng vô biên. Sự vô lượng vô biên này được Kinh Hoa Nghiêm mô tả là: “Nếu chúng có hình tướng thì nghiệp lực của mỗi chúng sanh ngay cả hư không cũng không chứa đựng nổi.” Nay ta nhờ phước duyên được làm người, nhưng bị chướng nghiệp ngăn che nên suốt đời khổ hải mà chẳng tự biết. Nghiệp cũ chưa trả được chút nào, đã tạo ra vô biên nghiệp mới.

Nghiệp mới này tạo ra ở đâu? Xin thưa, từ nơi thân khẩu, ý của chúng ta mà ra. Bởi vậy Kinh Địa Tạng bảo: “Tất cả những cử chỉ động niệm của chúng sinh trong cõi Nam Diêm Phù Ðề không có điều gì chẳng phải là tội lỗi, huống nữa là những kẻ buông lung giết hại, trộm cắp, tà dâm, vọng ngữ trăm điều tội lỗi.” Ngài lại dạy: “Nghiệp lực rất lớn, có thể sánh với núi Tu di, có thể sâu dường biển cả, có thể ngăn đạo thánh”.

Bởi nghiệp chướng của chúng sanh nặng nề nên gần như cả cuộc đời chìm trong biển khổ, cực hiếm người hưởng được chút an vui. Người chẳng biết đến Phật pháp để chuyển hóa nghiệp lực thì chẳng nói làm chi: Suốt cuộc đời bị nó âm thầm chi phối mà nổi chìm trong biển khổ!

Phật tử sơ cơ nhiều người cũng chẳng tường tận sự hung hiểm của nghiệp chướng. Cho nên khi tu trì phát sinh nhiều chướng ngại, kế đó dần dần thối mất đạo tâm, để muôn kiếp trôi lăn trong sanh tử luân hồi. Thật vô cùng đau xót!

3. Tiêu giải nghiệp chướng theo lời Phật dạy

Để hóa giải nghiệp chướng, bạn hãy lưu ý những điều Phật dạy sau đây:

Phải biết sám hối với những tội lỗi đã từng tạo

Sám hối ở đây là chúng ta phải nhận lỗi về mình, phải ăn năn, hối hận, sau đó quyết không để phạm lại, không gây thêm tội lỗi mới. Mỗi ngày chúng ta có thể dành thời gian để xưng tán danh hiệu Chư Phật Bồ Tát kết hợp với lễ Phật để sám hối.

Oan gia nên giải không nên kết

Đối với người oán hận ta, hãy quan tâm cùng trợ giúp, oan kết tự nhiên hóa giải. Ta giúp người khác vô điều kiện, không cầu danh cũng chẳng cầu lợi thì tự khắc tích phúc cho bản thân.

Học Phật có thể nhẫn nhục, có thể bao dung thì nghiệp chướng tan biến như mây khói. Người oán hận ta thì là người tự tạo nghiệp chướng. Còn ta đối với oán hận của người mà bình tĩnh và mở lòng thì tránh được oán nghiệp.

Bù đắp bằng những việc phúc thiện

Sự sám hối của bạn sẽ thực tế hơn rất nhiều, nghiệp chướng của sẽ tan biến nhanh hơn rất nhiều nếu được đền chuộc bằng những việc làm từ thiện. Càng làm nhiều, bạn sẽ càng thấy hiệu quả rõ rệt.

Hiến máu nhân đạo

Cứu người thoát nạn luôn là công đức hàng đầu , được người người ca ngợi, được Thánh thần tán thán bất kể là nền Văn hóa nào hay Tôn giáo nào. Và không có cách cứu người nào dễ dàng hơn là hiến máu nhân đạo.

Tất nhiên, nếu bạn có những cơ hội khác, những cách khác thì đều không nên bỏ qua. Rất, rất nhiều người đã hoàn toàn thay đổi số mạng sau khi cứu giúp người khác qua cơn hoạn nạn.

Phóng sinh

Dù không bằng so với việc cứu người, nhưng cứu sống những con vật tội nghiệp khỏi lưỡi dao đồ tể, khỏi cái chết đau đớn cũng sẽ đem lại cho bạn phước báo lớn lao. Có hàng ngàn câu chuyện kỳ diệu về công đức phóng sinh, và đây là một trong số đó, một câu chuyện thuyết phục

Nếu bạn có một khoản tiền dư không dùng đến, hãy mạnh dạn mở lòng từ bi trích ra 1 ít. Hãy mua những con vật sắp bị giết thịt, rồi thả chúng vào một chốn an toàn. Cuộc sống của bạn sẽ thay đổi vì điều đó.

Bao dung

Nghiệp chướng căn bản là phiền não, mà nguyên nhân không gì khác ngoài tư lợi, ham danh ham lợi nên tham, sân, si, vướng phải dục trần, tự gây rắc rối, chính là tạo ác nghiệp. Vượt qua phiền não của bản thân chính là cách giải thoát ác nghiệp. Tâm càng thanh tịnh thì nghiệp ác càng tiêu tan, tâm càng phiền não thì nghiệp ác càng tích tụ.

Vì thế, bao dung với người khác cũng là bao dung với chính mình, tha thứ cho người khác cũng chính là tha thứ cho bản thân, là phương pháp tạo nghiệp lành tốt nhất, đơn giản nhất.

Tâm Hướng Phật!

Bài viết cùng chuyên mục

Bạn sẽ tự làm hao tổn hết phước đức nếu phạm phải hành vi này

Định Tuệ

Chữ Tức trong đạo Phật

Định Tuệ

Đả Phật Thất: 7 ngày 7 đêm một câu Phật hiệu không gián đoạn

Định Tuệ

Miệng thường niệm câu Phật hiệu, sẽ có hai tác dụng

Định Tuệ

Chúng ta nên làm gì cho người thân sau khi họ mất?

Định Tuệ

Tích đức lũy công, tùy duyên giúp người

Định Tuệ

Tâm là nguyên nhân tạo tội, là gốc thành Phật

Định Tuệ

Khi lâm chung đừng nên để tâm muốn thấy hình tướng Phật, Bồ-tát

Định Tuệ

Sự sống chết lớn lao – Ý nghĩa kiết thất – Cách đả thất

Định Tuệ

Viết Bình Luận