Tâm Hướng Phật
Kiến Thức

Bất Tương Ưng Hành Pháp là gì?

Nhân nào thì quả ấy, trước sau không mảy may lộn lạo, nên gọi là Định Vị… Nhân quả luôn luôn tương-ưng với nhau, nên gọi là Tương Ưng…

“Vì bị suy động bởi sức Nghiệp-vọng, nên kẻ phàm phu thường trôi lăn từ vọng tưởng này đến vọng tưởng khác… Khó có thể hiểu rằng Pháp Giới chỉ là Huyễn-hiện, do nghiệp lực chiêu cảm, và tất cả sự vật đều vô tự tánh, đều chỉ là mộng ảo. Trong cái màng Huyễn-hiện của Pháp Giới, dệt nên bởi vi-trần-số những lưới Quang Minh Tâm Thức lồng vào nhau, thì có những nét đậm tối tăm (Sắc-tướng) cùng những nét nhạt và mờ ảo hơn (Hư không).

Kẻ phàm phu vốn ưa thích những gì thô kệch tương ưng với giác quan cùng tâm thức mình, nên thường phân biệt cắt xén cái màn Huyễn-Hiện đó, để lấy ra những nét đậm, hoặc những hình thù đậm có màu sắc, cho đó là VẬT có thật, rồi cùng với những kẻ đồng loại đặt cho nó một cái TÊN. Nên gọi là DANH THÂN, tức pháp thứ 8… Danh thân cũng như danh ngôn hay danh-tướng, dùng để chỉ Vật.

Đã chấp là có Vật thật có rồi, thì cố gắng tìm hiểu về vật đó, để mong sử dụng và nắm bắt vật… Tìm hiểu được đến đâu, thì lại dùng lời nói để trao đổi sự hiểu biết với những kẻ đồng loại. Lời nói tức là CÚ THÂN và VĂN THÂN tức là câu và chữ. (pháp 9 và 10).

Vật đã vọng tưởng là có thật rồi, thì dĩ nhiên là vật ấy và thân căn phải xoay vần không ngừng nghỉ, tạo thành những pháp là SANH, TRỤ, LÃO, TỬ hay VÔ THƯỜNG… (pháp 11 đến 14).

Trong vần xoay này, thì Nhân-Quả nói với nhau không dứt, nên gọi là LƯU CHUYỂN… Nhân nào thì quả ấy, trước sau không mảy may lộn lạo, nên gọi là ĐỊNH VỊ… Nhân quả luôn luôn tương-ưng với nhau, nên gọi là TƯƠNG ƯNG (pháp 15-17).

Vì xoay vần mau lẹ và không ngừng nghỉ, nên làm phát hiện ra nhiều thứ THẾ TỐC tức lay động tương-đối… Vì có nhiều thứ thể-tốc sai biệt, nên tạo dựng nên nhiều thứ vọng-tưởng là THỨ ĐỆ (thứ lớp), THỜI (thời gian), PHƯƠNG (không gian) và SỐ (tức là vô lượng hay muôn hình vạn trạng) v…v. tức là những pháp 18, 19, 20, 21, 22…

Đại để thì những pháp Bất Tương Ưng Hành là như vậy.”

Trích Lăng Nghiêm Ảnh Hiện – Tịnh Liên Nghiêm Xuân Hồng!
Nam Mô A Di Đà Phật!
Tâm Hướng Phật!

Bài viết cùng chuyên mục

Kinh Bát Đại Nhân Giác điều giác ngộ thứ năm giảng giải

Định Tuệ

Muốn tu tịnh độ cầu vãng sanh không thể thiếu Tín Nguyện Hạnh

Định Tuệ

Từng tiếng niệm Phật đều là đoạn ác, là tu thiện, là tích đức

Định Tuệ

Tụng kinh niệm Phật nghiệp chướng sẽ được chuyển dần

Định Tuệ

Người học Phật ăn mặc gọn gàng, trang điểm đẹp có là tham sắc?

Định Tuệ

Sự linh ứng nhiệm mầu của Chú Lăng Nghiêm

Định Tuệ

Phật tử tại gia nên tụng kinh gì để có được hiệu quả tốt nhất?

Định Tuệ

Thực thời ngũ quán: 5 điều quán tưởng trước khi ăn cơm

Định Tuệ

Thần chú Lăng Nghiêm là gì? Thần chú uy lực nhất trong Phật giáo

Định Tuệ

Viết Bình Luận