Tâm Hướng Phật
Luận Tạng

Tư Tưởng Kinh Địa Tạng – HT Thích Chơn Thiện – Sách PDF

Kinh Địa Tạng trình bày hạnh nguyện độ sinh của Địa Tạng Đại sĩ, được gọi là Địa Tạng Bổn nguyện, Địa Tạng Bổn hạnh, hay Địa Tạng Bổn thệ.

Lời Tựa

Kinh Địa Tạng là một trong các kinh Đại thừa được phổ biến rộng rãi trong quần chúng Việt Nam từ hơn nửa thế kỷ nay song song với các kinh Kim Cương, Di Đà, Phổ Môn.

Quần chúng thường niệm rằng: Kinh Kim Chương, Di Đà để cầu siêu; Kinh Phổ Môn để cầu an; Kinh Địa Tạng dùng để đọc tụng cầu siêu cho những người sắp chết và đã chết. Với quần chúng bình dân các kinh chỉ để cầu nguyện, cầu xin an ổn cho kẻ sống và người chết.

Thật là đáng tiếc: Quần chúng đã vô tình đưa kinh điển Đại thừa đến chỗ đánh mất hết sức lực giải thoát, khoác vào kinh một màu áo tiêu cực và ảm đạm…

Chúng tôi, hàng Tỷ Kheo hậu học, với hiểu biết giới hạn nhưng khát khao muốn thấy giáo lý đầy trí tuệ và từ bi của Phật giáo bừng sáng giữa cuộc đời và trong thời đại khoa học kỹ thuật, mạo muội xin trình bày một số thiển ý về kinh hầu đóng góp thêm một ít tư liệu tư duy cho các Phật tử Việt Nam…

Xuất xứ Kinh Địa Tạng

Kinh Địa Tạng được trích dịch từ kinh Đại Thừa Đại Tập Địa Tạng Thập Luận, cuốn một tập 13 của Hán tạng, từ trang 721 đến 726 (Bản dịch của T.T. Trí Quang, Sài Gòn, 1976).

Kinh này thuộc thời đại phát triển Đại thừa, khoảng từ đầu kỷ nguyên Tây lịch trở về sau. Đức Thế Tôn đã nói Kinh này cho Thánh Mẫu Ma-gia ở cung trời Đao Lợi trước lúc Thế Tôn và Niết-bàn.

Chúng đương cơ ở đây là chúng sanh của lục đạo. Giáo lý nhấn mạnh điểm phát triển thiện tâm, từ bi tâm hầu đoạn diệt

Các nguyên nhân đưa chúng sanh vào ác đạo ngã quỷ, súc sanh và địa ngục. Bên cạnh đó, có phần giáo hạnh mở rộng đi vào đại bi và đại tuệ. Có thể hiểu Kinh Địa Tạng là một hiếu kinh mở rộng cho năm thừa giáo mà Thế Tôn muốn giới thiệu đến Thánh mẫu.

Kinh trình bày hạnh nguyện độ sinh của Địa Tạng Đại sĩ, được gọi là Địa Tạng Bổn nguyện, Địa Tạng Bổn hạnh, hay Địa Tạng Bổn thệ. Kinh ví tâm thể như đất, và gọi là đất tâm (tâm địa). Có thể quán tưởng tính chất của tâm qua tính chất của đất để giác tỉnh và an trú, nghĩa tên kinh là ý nghĩa của danh hiệu Bồ – tát Địa Tạng: U Minh Giáo Chủ Bổn Tôn Địa Tạng Vương Bồ Tát Ma Ha Tát.

Mời quý bạn đọc sách Tư Tưởng Kinh Địa Tạng – Hòa Thượng Thích Chơn Thiện tại file PDF dưới đây.

Bài viết cùng chuyên mục

Đánh Thức Vị Phật Đang Ngủ – Nguyên Toàn dịch – Sách PDF

Định Tuệ

Niệm Phật Vô Tướng – Hạnh Cơ dịch – Sách PDF

Định Tuệ

Kinh Phật cho người mới bắt đầu – Thích Nhật Từ soạn dịch PDF

Định Tuệ

Tịnh Tông Nhập Môn – Pháp Sư Tịnh Không giảng PDF

Định Tuệ

Phật Thuyết Thanh Tịnh Tâm Kinh Giảng Ký – HT Tịnh Không

Định Tuệ

Phật Học Phổ Thông quyển 5 – HT Thích Thiện Hoa – Sách PDF

Định Tuệ

Cốt tủy các kinh căn bản Phật Giáo – Phổ Nguyệt – Sách PDF

Định Tuệ

Ý nghĩa chân thật của bổn nguyện niệm Phật – Sách PDF

Định Tuệ

Phát khởi Bồ Tát Thù Thắng Chí Nhạo Kinh giảng ký PDF

Định Tuệ

Viết Bình Luận