Tâm Hướng Phật
Lời Phật Dạy

Đức Phật dạy bí quyết để gia đình phát triển hưng thịnh

Trước tiên, là phải có tài khéo, hiệu quả làm việc, hăng hái và mạnh mẽ trong nghề nghiệp của mình, và phải hiểu biết rõ nghề nghiệp của mình.

Đức Phật dạy có 6 việc xấu mà con người không nên làm, nếu tránh được thì nhà nhà sẽ giàu có, an khang. Đó là:

  1. Thứ nhất: Ngủ cho đến lúc mặt trời lên.
  2. Thứ hai: Thường xuyên để bản thân trong tình trạng lười biếng, không lao động.
  3. Thứ ba: Hành động độc ác, nhẫn tâm.
  4. Thứ tư: Sa đà, nghiện ngập rượu chè, cờ bạc, khiến cho bản thân say sưa tối ngày, trở thành kẻ sống bê tha, suy đồi, tạm bợ, vô trách nhiệm với người khác.
  5. Thứ năm: Đi lang thang ngoài đường phố vào ban đêm.
  6. Thứ sáu: Tà dâm.

– Đức Phật dạy có bốn điều giúp cho con người có được hạnh phúc trong đời này:

a) Trước tiên, là phải có tài khéo, hiệu quả làm việc, hăng hái và mạnh mẽ trong nghề nghiệp của mình, và phải hiểu biết rõ nghề nghiệp của mình.

b) Thứ hai, phải biết gìn giữ, bảo vệ tiền bạc của cải làm ra một cách chân chính. (Điều này có nghĩa là bảo vệ tài sản của mình khỏi bị trộm cắp, tương ứng với bối cảnh lịch sử vào thời xa xưa đó).

c) Thứ ba, phải có bạn bè tốt, bạn hiền, bạn trí để giúp đỡ, khuyên bảo mình đi theo đường thiện, tránh xa việc ác.

d) Thứ tư, phải tiêu xài tiền bạc một cách hợp lý, đúng đắn, không nên tiêu xài quá nhiều mà cũng không nên quá ít, keo kiệt. Có nghĩa là không nên hà tiện để tích trữ tài sản như của núi, nhưng cũng không nên tiêu xài hoang phí. Nói cách khác là nên tiêu xài hợp lý trong giới hạn những điều kiện mình có được.

Đức Phật dạy nguyên nhân của việc phung phí tiền bạc có thể nằm ở sự đam mê tửu sắc, cờ bạc, giao du với bạn xấu và thói lười biếng. Trong đó, lười biếng có liên quan trực tiếp đến việc gây dựng tài sản. Khi tài sản mới chưa gây dựng được, tất nhiên tài sản cũ sẽ bị tiêu hao.

Khi vấn đề tài chính không được đảm bảo, tiền nong trở thành gánh nặng, sẽ rất khó để phát triển gia đình một cách hưng thịnh như mong muốn.

Đức Phật dạy rằng, mỗi cá nhân nên chia số tiền mình kiếm được thành bốn phần. Cụ thể như sau:

– Phần thứ nhất dành để chi tiêu cho cuộc sống hàng ngày: Bao gồm nhu cầu ăn uống, nhà cửa, tiêu dùng, các mối quan hệ xã hội…

– Hai phần tiếp theo sẽ dành để đầu tư sinh lời, nguồn tiền phải luôn luân chuyển, giúp cho tiền đẻ ra tiền, chứ không phải là “tiền chết”, bảo đảm một tương lai lâu dài cho chính những thành viên trong gia đình đó.

– Phần cuối cùng, là số tiền để tiết kiệm đề phòng bất trắc hoặc tình huống khẩn cấp như ốm đau bệnh tật, lo liệu việc bất ngờ… nếu không có chuyện cần kíp, nhất định không được mang ra tiêu.

Theo Đức Phật, chỉ cần 1/4 số tiền kiếm được, con người đã có một cuộc sống tạm ổn, đáp ứng được những nhu cầu cơ bản của cuộc sống như ăn, ở, mặc, đi lại, chữa bệnh, giáo dục…

Khi đã có nền kinh tế ổn định, chỉ cần 1/4 tổng thu nhập hàng tháng là có thể thỏa mãn được những nhu cầu thiết yếu trên.

Tất nhiên, để phù hợp với cuộc sống hiện đại ngày nay, chúng ta có thể áp dụng linh hoạt lời dạy của Đức Phật. Bốn phần nói trên có thể bằng nhau (tức là mỗi phần chiếm 25% thu nhập), hoặc hơn kém nhau một chút tùy theo hoàn cảnh của từng gia đình cũng như loại đầu tư mà chúng ta định tham gia.

– Của cải dành dụm được rất có thể bị tiêu tan bởi những thói hư tật xấu, tà tâm như nghiện ngập, quan hệ bất chính; kết thân với những người không có đạo đức…

Cho nên của cải kiếm được bằng mồ hôi nước mắt chúng ta phải bảo vệ và tiết kiệm. Giống như một con sông mùa lũ phải có đê chắn để gia đình được hưng thịnh.

Tâm Hướng Phật/St!

Bài viết cùng chuyên mục

Lời Phật dạy: Sáu phần bố thí được phước vô lượng

Định Tuệ

Kinh Hoa Nghiêm tập 10: Phẩm Bồ Tát Vấn Minh thứ mười

Định Tuệ

Sáng được nghe đạo, chiều chết cũng cam lòng

Định Tuệ

Kinh Pháp Hoa: Phẩm Đề Bà Đạt Đa thứ mười hai

Định Tuệ

Lời Phật dạy: Gieo nhân lành sẽ gặp quả lành

Định Tuệ

Bửu Sơn Kỳ Hương Huyền Nghĩa

Định Tuệ

Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát sơ phát Bồ đề tâm

Định Tuệ

Kinh Địa Tạng phẩm thứ tư: Nghiệp cảm của chúng sanh

Định Tuệ

Định luật nghiệp quả: Bốn loại nghiệp

Định Tuệ

Viết Bình Luận