Tâm Hướng Phật
Kiến Thức

Tinh tấn Ba la mật là gì? Nghị lực siêu nhiên

Nghị lực đích thực là nghị lực của lòng từ bi và sự trong sáng, nghị lực ấy lúc nào cũng khiêm nhường và không bao giờ khô cạn. Nghị lực siêu nhiên còn gọi là Tinh tấn Ba la mật, tinh là trong sáng, tiến (tấn) là vượt lên.

Muốn thật sự bước vào con đường tu tập, nghị lực của chính ta không đủ, vì một lúc nào đó nghị lực đơn độc ấy sẽ suy yếu, hoặc ngược lại có thể gia tăng một cách lệch lạc để chuyển thành sự tự kiêu và ngạo mạn.

Nghị lực đích thực là nghị lực của lòng từ bi và sự trong sáng, nghị lực ấy lúc nào cũng khiêm nhường và không bao giờ khô cạn. Nghị lực siêu nhiên còn gọi là Tinh tấn Ba-la-mật, tinh là trong sáng, tiến (tấn) là vượt lên.

Trên mặt thực tế, nghị lực hiển hiện qua sự kiên trì, can đảm, không thối chí, luôn luôn giúp ta nhìn thấy con đường đang đi còn thật xa và ta chưa tiến lên được bao nhiêu.

Nghị lực trên đường tu tập không phải là nghị lực chống lại sự mệt mỏi do nổ lực bằng bắp thịt, nhưng là nghị lực của sự hân hoan dựa vào niềm vui sướng khi thực hiện được những điều phải và tích cực. Vì thế, nghị lực cũng như lòng từ bi là một sự cố gắng liên tục, không ngưng nghỉ, không bao giờ tự nhận đã đạt đến tột đỉnh.

Đạo nguyên có nói như sau : « Này những người đang tu tập để đạt đến giác ngộ, ví như có giác ngộ đi nữa, cũng đừng bao giờ ngưng tu tập để đạt được giác ngộ, dù là viện dẫn lý do đã đạt được giác ngộ tuyệt đỉnh. Giác ngộ là vô biên. Hãy tu tập để giác ngộ nhiều hơn nữa ». Vậy nghị lực không bờ bến là căn bản của mọi thành công trên đường tu tập, thiếu nghị lực sẽ không thực hiện được gì cả.

Nghị lực siêu nhiên gồm có ba thể dạng như sau :

a) NGHỊ LỰC NHƯ MỘT THỨ ÁO GIÁP

Nghị lực che chở ta trước sự lười biếng và trì trệ, giúp ta duy trì quyết tâm tu học, một sự quyết tâm sâu xa và chân thật. Khoác lên người chiếc áo giáp của nghị lực không phải là cách biểu dương anh hùng tính hay phô trương sự khổ nhục vì Đạo Pháp. Kinh sách ví chiếc áo giáp nghị lực ấy là một sự che chở trước sự lười biếng và ù lì.

b) NGHI LỰC TRONG HÀNH ĐỘNG

Không bao giờ hẹn sang ngày mai những gì ta có thể thực hiện trong ngày hôm nay, luôn luôn ý thức về vô thường và tính cách mong manh của sự hiện hữu, đó là những phương cách đem đến nghi lực trong sự sinh hoạt của ta.

Gân máu dài hàng cây số trong não bộ, chỉ cần một gân máu nhỏ bằng sợi tóc bị đứt cũng làm cho ta ngã xuống, trong số hàng tỷ tế bào trong thân xác, chỉ cần một tế bào chia cắt và nhân lên một cách bấn loạn cũng làm cho ta bị ung thư. Nhưng tùy theo tuổi tác, ta cứ nghĩ rằng ta đang khoẻ mạnh và sẽ còn sống 10, 20, 30, 40…năm nữa, và ta tiếp tục hẹn lại và gác lại sự tu tập. Thiếu nghị lực trong hành động là như thế.

Trong tập Chính Pháp nhãn tạng, Đạo Nguyên có đưa ra hình ảnh của bốn con ngựa : một con phóng chạy khi thấy bóng của cây roi, một con chờ roi chạm vào da mới chạy, một con chờ roi cắt vào thịt mới chạy, một con chờ roi nghiến vào xương mới chạy. Chiếc roi tượng trưng cho vô thường.

Nghị lực trong hành động cũng là cách chống lại sự cám dỗ của những sinh hoạt vô bổ, những giải trí làm tê liệt trí óc, ngăn cản mọi suy luận và sinh hoạt của lý trí : chẳng hạn như nghe nhạc kích động liên miên, chơi những trò chơi điện tử hay xem truyền hình suốt ngày. Có thể xem đó là những loại ma túy tệ hại của xã hội tân tiến ngày nay.

c) NGHỊ LỰC VÔ BIÊN

Nghị lực Ba-la-mật không có giới hạn, không thể đo lường được, không bao giờ gọi là đủ hay đã đạt đến tối đa. Luôn luôn nên nghĩ rằng những gì đạo hạnh và xứng đáng ta đã thực hiên được đều vô nghĩa, nhỏ nhoi và thiếu sót, cần phải cố gắng nhiều hơn và nhiều hơn nữa. Phải thực thi và duy trì nghị lực cho đến khi nào đạt được Giác ngộ.

Nguồn: Lục độ Ba-la-mật: 6 phương tiện đưa người từ bờ mê qua bờ giác

Bài viết cùng chuyên mục

10 Đại Nguyện Vương của Phổ Hiền Bồ Tát – Nguyện thứ ba: Quảng tu cúng dường

Định Tuệ

Thời Mạt Pháp này thường đọc tụng Kinh Địa Tạng là tốt nhất

Định Tuệ

Tam quy Ngũ giới là Diệu Pháp an lạc cứu khổ

Định Tuệ

Vì sao chúng ta phải niệm danh hiệu Phật A Di Đà?

Định Tuệ

Sự sai biệt giữ Bồ Tát và chúng sanh

Định Tuệ

Nhật ký sau khi chết

Định Tuệ

Niệm A Di Đà Phật là pháp sám hối, cầu tiêu tai diệt tội hiệu quả nhất

Định Tuệ

Nội ma và ngoại ma chướng ngại người tu

Định Tuệ

Ngày đêm thường niệm thiện pháp

Định Tuệ

Viết Bình Luận