Tâm Hướng Phật
Kiến Thức

Thiền định Ba la mật là gì? Sự chú tâm siêu nhiên

Thể dạng cao nhất của chú tâm là sự quán thấy siêu việt của các Đấng Như lai, sự quán thấy ấy vượt lên trên mọi đối nghịch, mọi khái niệm nhị nguyên và quy ước. Đó mới đích thực là sự chú tâm siêu nhiên, gọi là Thiền định Ba-la-mật.

Tỉnh Thức là một trạng thái mở rộng sự cảm nhận của ta đối với thế giới bên ngoài và những biểu hiện của nội tâm. Thiếu Tỉnh thức có nghĩa là ta chỉ thật sự sống một phần nhỏ của sự hiện hữu này mà thôi.

Thí dụ ta có phương tiện, ta ăn uống, vui chơi, du lịch và tận hưởng tối đa ; như thế không có nghĩa là « đang sống », đó là những biểu hiện của « bản năng sinh tồn », là một cách « vỗ béo » cho cái ngã và làm thoả mãn những đòi hỏi bản năng thấp nhất của thân xác và tâm thức.

Sống thật sự là ý thức được từng phút giây của hiện tại, ý thức được những cảm nhận của giác quan trên thân xác và sự vận hành của tâm thức trong từng khoảnh khắc. Trong câu 21 của Kinh Pháp cú, Đức Phật có nói như sau : « Xao lãng cũng giống như là đã chết ». Lo âu, sợ hãi, bồn chồn, chờ đợi, mưu tính, ước mơ, hy vọng…là những thể dạng của xao lãng.

Tỉnh thức có thể xem như tương đương với Chánh niệm trong Bát chánh đạo. Sau khi thực hiện được sự Tỉnh thức hay Chánh niệm, mới có thể đi xa hơn tức là tập trung suy tư đề quán xét một đối tượng, tập trung là dạng thể tương đương với Chánh định, tức sự chú tâm đích thực.

Thể dạng cao nhất của chú tâm là sự quán thấy siêu việt của các Đấng Như lai (tathagata), sự quán thấy ấy vượt lên trên mọi đối nghịch, mọi khái niệm nhị nguyên và quy ước. Đó mới đích thực là sự chú tâm siêu nhiên, gọi là Thiền định Ba-la-mật. Ba thể dạng vừa kể tương ứng với ba cấp bậc thăng tiến của khả năng trút bỏ được xao lãng và những bấn loạn trong tâm thức.

Ba cấp bậc Chú tâm ấy được định nghĩa như sau :

a) SỰ CHÚ TÂM CỦA NHỮNG NGƯỜI MỚI TẬP:

Tức là sự chú tâm còn vướng mắc trong mục đích tìm kiếm phúc hạnh và trong sáng bằng cách chặn đứng những diễn đạt bấn loạn của tâm thức. Cảm nhận nhưng không diễn đạt một cách hỗn loạn giống như trút bỏ được gánh nặng.

Đó là những kinh nghiệm thoải mái và dễ chịu, dễ thu hút người tu tập và làm cho họ bám vào đấy để tìm cách liên tục tái tạo trở lại sự thoải mái, tình thế ấy cũng là một nguy cơ chặn đứng sự thăng tiến. Vậy chỉ nên xem trạng thái ấy là một thể dạng thư giãn của tâm thức và cần phải tiếp tục đi xa hơn, tức là quán thấy trực tiếp tánh Không.

b) SỰ CHÚ TÂM QUÁN THẤY Ý NGHĨA MINH BẠCH CỦA MỌI HIỆN TƯỢNG:

Kinh sách xác định thể dạng tâm thức của những người mới tập như vừa kể trên đây là một thể dạng ấu trĩ, giống như một liều thuốc an thần của những người bị bịnh thần kinh ; người bịnh trở thành lệ thuộc và cần đến phương thuốc chữa trị ấy để tìm thấy trạng thái dễ chịu và thoải mái.

Vì thế, chặn đứng sự diễn đạt của tâm thức chưa đủ, phải tìm hiểu một cách thật lành mạnh và chính xác tánh Không của bất cứ những cảm nhận nào từ giác cảm và tâm thức tạo ra, phải đi xa hơn thể dạng an bình để tìm thấy sự Giác ngộ.

c) SỰ CHÚ TÂM SIÊU VIỆT CỦA CÁC BẬC NHƯ LAI:

Là sự chú tâm vượt lên trên cả tánh Không, trút bỏ khái niệm về tánh Không, thoát khỏi sự « hiểu biết » về tánh Không.

Đó là thể dạng tỉnh thức đến vô cực, một trạng thái thật sâu xa của tâm thức. Trong thể dạng đó mọi tạo dựng của tâm thức, mọi khái niệm và quán thấy nhị nguyên đều tan biến hết.

Nguồn: Lục độ Ba-la-mật: 6 phương tiện đưa người từ bờ mê qua bờ giác!

Bài viết cùng chuyên mục

Tam độc là gì? Hình tướng tam độc và phương pháp diệt tam độc

Định Tuệ

Niệm Phật là nhân, thành Phật là quả – Hãy mau mau niệm Phật

Định Tuệ

A Di Đà Phật là đệ nhất đại thí chủ, là vua trong các vị Phật

Định Tuệ

Thấy thân giả dối có phải quan niệm chán đời không?

Định Tuệ

Ăn chay để không vướng vào nhân quả nghiệp giết hại

Định Tuệ

Chư Phật, Bồ Tát Không xa lìa chúng ta

Định Tuệ

Ngàn kinh muôn luận chỗ nào cũng chỉ về kinh Vô Lượng Thọ

Định Tuệ

Vãng sanh là gì? Điều kiện để người niệm Phật cầu vãng sinh tịnh độ

Định Tuệ

Nghe Chú Đại Bi có tác dụng gì? Ý nghĩa của Chú Đại Bi là gì?

Định Tuệ

Viết Bình Luận