Tâm Hướng Phật
Kiến Thức

Thiện nam tín nữ đến chùa cần cẩn trọng khi sử dụng đồ của chùa

Trong giới trộm cắp, ở trong tất cả Kinh luận Phật đều cảnh báo chúng ta, lấy của Tam Bảo bị tội nặng nhất. Chủ của vật Tam Bảo là “Phật, Pháp, Tăng” trong tận hư không khắp pháp giới, tội trộm cắp này bạn vĩnh viễn trả không dứt.

Những đồ ăn, thức uống, bánh, trái cây khi đã phát tâm đem lên chùa dâng cúng cho Phật thì thuộc quyền sở hữu của Tam Bảo, không được tự ý lấy về, nếu muốn lấy về thì phải xin phép người ở trong chùa.

Đừng nghĩ rằng đồ ăn do mình tự mua đem lên chùa cúng thì mình có quyền được lấy về. Nghĩ như vậy là ta đã vô tình phạm tội trộm cắp đồ Tam Bảo. (Việc này rất nhiều người không biết, mong mọi người được bài này xong thì nên lưu ý điều này).

Bật điện, gọi cuộc điện thoại, dùng vòi nước, một tờ giấy, cây kim, cọng chỉ… đều có thể phạm tội trộm cắp Tam Bảo. Nhìn thấy người khác làm vậy không có sao, ta cũng làm như vậy. Đến khi quả báo trổ ra thì hối hận không kịp.

Trong giới trộm cắp, ở trong tất cả Kinh luận Phật đều cảnh báo chúng ta, lấy của Tam Bảo bị tội nặng nhất. Chủ của vật Tam Bảo là “Phật, Pháp, Tăng” trong tận hư không khắp pháp giới, tội trộm cắp này bạn vĩnh viễn trả không dứt.

Trong Kinh Đại thừa thường nói, bạn tạo ngũ nghịch thập ác, chư Phật Bồ Tát đều có cách để cứu bạn; còn trộm của Tam Bảo, trộm của thường trụ thì mười phương ba đời tất cả chư Phật đều không có cách gì cứu bạn.

Cho nên ngạn ngữ nói: “Trước cửa địa ngục tăng đạo nhiều”, lời nói này vô cùng có đạo lý, lời nói này là sự thật, không phải giả dối.

Của thường trụ ở cửa Phật dễ dàng trộm cắp, vậy có nguy không? Khi bạn dùng thì rất thuận tiện, nhưng tương lai bạn trả không nổi. Đạo lý này nhất định phải hiểu.

Thường trụ một cây kim, một cọng chỉ, một tờ giấy đều không được phép dùng tâm trộm để lấy. Nhưng ngày nay mọi người lơ là rồi, nhìn thấy người khác làm như vậy không có sao, ta cũng làm như vậy. Hiện tại không có sao, nhưng khi quả báo hiện trước mắt rồi thì hối hận không kịp.

Ở nơi này thường trụ rất từ bi, đem đoạn Kinh văn này trong Kinh Địa Tạng photo, dán lên khắp nơi nói với mọi người, đây là đại từ đại bi, không phải sợ của thường trụ bị lấy đi mất.

Ở đây thường trụ rất rộng rãi, bạn muốn lấy cứ việc lấy, tương lai quả báo đến bạn phải làm sao? Cho nên, bạn nhất định phải hiểu đạo lý này.

Tôi thường hay nói, thời đại hiện nay không giống như trước đây, khoa học kỹ thuật phát triển, chúng ta bật đèn điện có phải trả tiền điện hay không? Tiền điện là do thường trụ trả. Chúng ta điện thoại cũng phải trả tiền điện thoại. Không cần thiết mà lãng phí những nguồn năng lượng này của thường trụ, để thường trụ phải nộp phí cũng là thuộc về trộm cắp.

Có một số cư sĩ rõ lý, tôi nhìn thấy rất bái phục, họ dùng điện thoại của thường trụ, sau khi dùng xong rồi nhất định phải để tiền lại, vậy là đúng. Sự việc từng li từng tí rất nhỏ, chính là ở đây nói: “Hào phân bất thiện”, đây không phải bất thiện lớn, một chút bất thiện rất nhỏ xen tạp ở trong đây là hủy sạch thiện pháp của bạn rồi, chúng ta không thể không biết.

Trộm cắp nói đến chỗ gần gũi nhất, chính là chúng ta ngày nay nói giành phần lợi của người khác, phạm vi này bao gồm rất lớn. Phần lợi của người không dễ gì chiếm đoạt. Người ta tổn thất không lớn, mà sự tổn thất của chính chúng ta thì thật quá to lớn.

Tại sao vậy?

Chướng ngại đạo nghiệp của mình, phá hoại mất tâm thanh tịnh của mình, bỏ lỡ mất đi cơ hội vãng sanh làm Phật của đời này rồi. Bạn nghĩ thử, tổn thất này lớn bao nhiêu? Không cách gì bù đắp tổn thất, chúng ta phải biết, hà tất phải làm việc này chứ? Người ta giành phần lợi của mình thì được, không sao cả, ta cũng không cần phải tính toán, đây là bố thí không nên để ở trong tâm.

Nếu như muốn tính toán, vậy là chúng ta lại sai rồi, chúng ta lại biến thành bất thiện. Chúng ta dứt khoát không được có ý niệm chiếm phần lợi của người khác.

Chiếm phần lợi của một người còn không được phép, bạn sao có thể chiếm phần lợi của tập thể được? Như của chính phủ địa phương, của nhà nước, của Tam Bảo, tự nhiên sẽ hết thôi. Nhất định phải nhớ kỹ vĩnh ly, chúng ta một đời này chắc chắn thành tựu.

Phật Thuyết Thập Thiện Nghiệp Đạo Kinh – Tập 1
Chủ Giáng: Ân Sư Tịnh Không!
Nam Mô A Di Đà Phật!

Bài viết cùng chuyên mục

Pháp trì danh niệm Phật là đạo dễ hành, ai cũng có thể tu được

Định Tuệ

Bồ đề tâm với môn Tịnh độ

Định Tuệ

A Di Đà Phật chỉ có bốn chữ, nhưng bao quát tất cả Phật pháp

Định Tuệ

Ba loại ác nghiệp của thân, cải đổi ác chính là thiện

Định Tuệ

Mục đích xuất gia là liễu sinh thoát tử, không phải vì hưởng thụ

Định Tuệ

Một niệm tương ứng một niệm Phật, niệm niệm tương ứng niệm niệm Phật

Định Tuệ

Người tu pháp môn niệm Phật, khi lâm chung có được vãng sanh?

Định Tuệ

5 giới cấm căn bản của người Phật tử tại gia cần biết

Định Tuệ

Trên đời không có việc gì khó, chỉ sợ tâm không chuyên

Định Tuệ

Viết Bình Luận