Tâm Hướng Phật
Kiến Thức

Quen nhiều người thì thị phi nhiều, biết nhiều việc phiền não nhiều

Đại Đức thời xưa nói với chúng ta: “Biết nhiều việc thì nhiều phiền não, quen nhiều người thì thị phi nhiều”. Hai câu này là lời nói chí lý, vì vậy người tu hành thật sự biết càng ít việc càng tốt.

Nếu đem lỗi của người khác để vào trong tâm của mình thì sai lầm hoàn toàn rồi, điều này chính là đem lỗi của người khác làm thành lỗi của chính mình rồi. Bạn nói xem người này có ngu si không chứ?

Còn có một dạng người khác là vẫn sợ tội nghiệp của bản thân tạo ra vẫn còn ít, lỗi lầm chưa đủ nhiều nên đi khắp nơi dò hỏi lỗi lầm của người khác.

Đại Đức thời xưa nói với chúng ta: “Biết nhiều việc thì nhiều phiền não, quen nhiều người thì thị phi nhiều”. Hai câu này là lời nói chí lý, vì vậy người tu hành thật sự biết càng ít việc càng tốt.

Nếu việc này đối với bản thân không có quan hệ gì thì không cần biết, nếu biết sẽ tăng trưởng phiền não chấp trước của chính bạn, tăng trưởng tập khí nghiệp chướng của chính bạn, vậy nên đâu cần phải làm những việc thế này.

Tôi học Phật bốn mươi tám năm, sở trường của tôi chính là biết rất ít sự việc, tôi không những không dò hỏi việc của người khác, các bạn thường xuyên tiếp xúc với tôi hơi để ý một chút liền biết rằng có rất nhiều người khi gặp tôi, tôi từ trước đến nay chưa từng hỏi người đó ‘Họ của bạn là gì? Tên của bạn là gì?’, lại càng không hỏi ‘Bạn ở chỗ nào? Số điện thoại của bạn là bao nhiêu?’, tôi tuyệt đối không hỏi, chỉ có người khác tìm tôi, tôi từ trước đến nay không tìm qua người khác.

Tôi cho rằng việc này đối với tôi không có quan hệ gì, tôi không cần thiết phải biết, tuyệt đối không dò hỏi việc của người khác. Có người đến nói với tôi chuyện đúng sai của người khác thì tôi lập tức ngăn lại, tại vì sao vậy? Vì tôi không muốn nghe.

Vì vậy có người nói ‘Pháp sư à, có người nói xấu ngài’ thì tôi lập tức nói: được rồi, hãy dừng lại ở đây, tôi biết rồi, không cần nói nữa. Tại vì sao? Là vì những người nói tôi đều là những người tôi quen biết. Tôi hy vọng gìn giữ ấn tượng tốt nhất như lúc ban đầu gặp mặt giữa chúng tôi, không được phá vỡ hình ảnh đó.

Trong lòng tôi mọi người đều là người thiện, cái gọi là chuyện đúng sai không vui đó là vì họ nhất thời hiểu lầm. Tôi sẽ không để việc đó ở trong lòng mình, vì vậy cuộc sống của tôi rất tự tại, rất hạnh phúc, rất mỹ mãn.

Hạnh phúc là do chính mình tìm tạo lấy chứ không phải do người khác ban cho bạn. Tâm của bạn thiện vậy tiêu chuẩn của thiện là gì vậy? Là chân thành, thanh tịnh, bình đẳng, chánh giác, từ bi. Đó chính là tâm thiện.

Tôi ngày ngày hạ công phu trên điều này, ngày ngày nỗ lực tinh tấn trên điều này. Những việc của chúng sanh, chúng ta tận tâm tận lực giúp họ, tôi đã làm được rất viên mãn, không thổ thẹn với lòng mình. Còn anh ấy nghe lời hay không là việc của anh ấy, anh ấy có hiểu hay không là việc của anh ấy, anh ấy có thể làm được hay không cũng là việc của anh ấy, không can hệ gì với tôi, tôi không can dự vào, chư Phật Bồ Tát đều không can dự thì tôi đâu cần nhiều chuyện.

Ý niệm thiện, chính là niệm lời giáo huấn của Thánh Hiền Nhân, hàng ngày đọc Kinh niệm lời giáo huấn của Thánh Hiền Nhân, đem những thiện tâm thiện hạnh của bạn thực hiện vào trong cuộc sống, thực hiện vào trong việc xử sự đối người tiếp vật. Đó chính là hành thiện.

Trích từ Thái Thượng Cảm Ứng Thiên giảng giải (tập 86).

Hòa Thượng Tịnh Không!

Bài viết cùng chuyên mục

Người mới bắt đầu tụng kinh nên đọc tụng những kinh gì?

Định Tuệ

Thân ngũ uẩn giả hợp này do duyên hợp tạm có rồi không

Định Tuệ

Ý nghĩa chân thực của ngày vía Thần Tài là gì?

Định Tuệ

Sám hối nghiệp chướng cần phải từ trong tâm địa của chính mình

Định Tuệ

Con cái có thể Sám Hối thay cho cha mẹ với lòng chí thành

Định Tuệ

Tâm phải chế ngự được tham, sân, si, mạn, nghi

Định Tuệ

Ăn ngũ vị tân chiêu cảm loài ngạ quỷ

Định Tuệ

Tại sao mình lại cần phải mau thoát vòng luân hồi sanh tử?

Định Tuệ

Nữ giới từ nhỏ tập tánh nhu hòa thì suốt đời hưởng nhiều phước

Định Tuệ

Viết Bình Luận