Tâm Hướng Phật
Kiến Thức

Tại sao truyền bá Phật Pháp thì được công đức vô lượng?

Công đức đem Phật Pháp, nhân quả cho người khác hiểu biết, thì với phước đó mình có thể làm Thánh và đắc đạo được, phước đó hưởng không bao giờ hết.

Khi chúng ta giúp ai có hiệu quả lớn thì phước sẽ lớn, còn hiệu quả nhỏ thì phước nhỏ, ví dụ thế này: Có hai người cần mình giúp, một người thiếu ăn thì mình cho họ một triệu để họ mua thức ăn, còn một người đi học nghề và họ không có tiền đóng tiền học nghề và mình cho họ tiền đi học nghề. Cả hai mình đều bố thí giúp đỡ một triệu, nhưng mà hai cái phước khác nhau, hai quả báo trở lại khác nhau. Bởi vì khi mình cho họ một triệu, họ sống được trung bình là hai tháng, sau này quả báo trở lại thì mình sẽ sống đầy đủ được trong 20 năm, nhân quả là như vậy. Nhưng mà lại không bằng người mình giúp một triệu học nghề, khi mà có nghề rồi họ sống được hết một đời.

Cũng một triệu nhưng đem lại lợi ích là 2 tháng, nhưng cũng một triệu thì lợi ích là một đời. Thì nhân quả là nhiều kiếp mình sinh ra và ở kiếp nào mình cũng được no ấm, có nghề nghiệp đàng hoàng, có công ăn việc làm và luôn luôn được người ta kính trọng trong khoảng 20-30 chục kiếp như vậy. Chúng ta thấy cùng một số tiền, cùng một công sức bỏ ra để giúp người nhưng giúp cách nào để hiệu quả lớn thì phước rất lớn.

Nhưng trong việc giúp người thì có một cách giúp hiệu quả không chỉ một đời mà là vô lượng đời, đó là giúp cho con người tin được được Phật Pháp nhân quả vô lượng kiếp về sau.

Khi người ta tin được nhân quả, nghiệp báo rồi thì người ta không dám làm điều tội và chỉ siêng làm việc phước thì phước đó người ta hưởng được vô lượng kiếp, khi người ta hưởng được vô lượng kiếp thì phước đó mình cũng không tính kể được.

Cho nên, công đức đem Phật Pháp, nhân quả cho người khác hiểu biết, thì với phước đó mình có thể làm Thánh và đắc đạo được, phước đó hưởng không bao giờ hết.

Có một lần có một người hỏi Đức Phật:

Bạch Thế Tôn, nếu có một người nào ở ngoài đạo Phật nhưng vẫn được sinh lên cõi trời để hưởng phúc hay không?

Đức Phật trả lời:

Này Bà La Môn, trong suốt 91 đại kiếp qua, ta chưa thấy một người nào ngoài đạo Phật mà được sinh lên cõi trời, trừ một người, đó là người hay giảng về nhân quả, nghiệp báo.

Đức Phật cũng đã xác định phước lớn nhất chính là phước giúp cho người khác hiểu được nhân quả, nghiệp báo. Bây giờ chúng ta cũng vậy, chúng ta về lại gia đình mình, trong mỗi bữa ăn chúng ta đều nói nhân quả.

Ví dụ như chúng ta nói với con mình: “Các con gieo nhân gì thì các con sẽ gặt quả đó. Các con phải biết kính trọng người lớn, thì lớn lên các con sẽ được người ta kính trọng, nghĩa là các con sẽ thành công lúc lớn lên. Còn lúc nhỏ nếu các con xấc xược, hỗn láo với người lớn thì lớn lên các con làm đâu sẽ thất bại đó để người ta khinh thường trở lại. Các con gặp người khổ mà các con làm lơ thì sau này các con sẽ khốn khó không ai ngó tới. Các con phải biết giúp người thương người.”

Nghĩa là trong bữa ăn mình dạy cho con mình nhân quả, đạo đức thì mình đã cứu nó cả vô lượng kiếp tới. Mà chẳng những gia đình mình, mà mình còn sang nhà hàng xóm rủ họ cùng đi chùa. Khi chúng ta dẫn họ đi chùa nghe Pháp thì chúng ta đang giúp cho họ có niềm tin kính Tam Bảo mà sợ làm điều ác, họ chỉ thích làm điều lành. Mình cứu họ nhiều kiếp sau. Và như vậy phước đó hưởng đời đời không bao giờ hết.

Như vậy, mình đem cho họ lợi ích nhỏ thì phước mình nhỏ. Còn mình đem cho họ lợi ích lớn thì phước mình lớn. Mà trong những cái lợi lớn thì không có cái lợi nào bằng việc giúp người ta biết được Phật Pháp và tin được nhân quả.

Lúc nào chúng ta cũng phải siêng năng, đến với người hàng xóm, những người chưa biết Phật Pháp, nhân quả. Chúng ta phải nói chuyện đạo lý cho họ nghe. Một hai câu đơn giản, gieo cho họ niềm tin nhân quả. Cũng là cứu được cuộc đời của họ. Hoặc là chúng ta có những bài giảng và những cuốn sách đạo lý hay thì chúng ta phải mời họ đọc. Họ đọc được một lần, đã gieo được niềm tin nhân quả trong cuộc đời của họ rồi thì họ sẽ được cứu rỗi vô lượng kiếp. Và phước của mình không thể tưởng tượng được. Ngay trong hiện đời mình luôn luôn được Phật gia hộ. Gặp những chuyện bế tắc mình gặp Phật thì Phật cứu liền.

Còn người mà cả đời chỉ biết sống cho mình và không biết giúp ai, không hề đem Phật Pháp đến cho mọi người, không hề rủ ai đi chùa thì khi người đó gặp chuyện đau khổ, cầu Phật chưa chắc linh, bởi vì mình không xứng đáng.

Còn người lúc nào cũng sống thương yêu người khác, lúc nào cũng đem Phật Pháp đến cho mọi người, giúp người khác tin được nhân quả thì khi mình gặp chuyện bế tắc đau khổ, mình chỉ cần đứng giữa trời, chưa cần tới Chùa, thì mình niệm Phật, Phật sẽ cứu mình ngay lập tức. Hãy tin điều đó vì đó là người con ngoan của Phật và Phật sẽ cứu giúp!

Trích bài giảng về “Nhân Quả” -Thượng Tọa Thích Chân Quang!

Bài viết cùng chuyên mục

Làm như thế nào để phát Bồ Đề tâm?

Định Tuệ

Pháp môn Niệm Phật phải như thế nào mới là đắc lực?

Định Tuệ

Tâm đại bi có thể sanh trí huệ, sanh phương tiện khéo léo

Định Tuệ

Lời trọng yếu về việc xem Tạng Kinh

Định Tuệ

Ma cảnh là gì? Làm sao để phân biệt cảnh ma hay cảnh thật?

Định Tuệ

Tất cả ác duyên phải hóa giải hết, oan gia nên giải không nên kết

Định Tuệ

Tin sâu nguyện thiết, trì danh niệm Phật được lợi ích trong ba đời

Định Tuệ

Mỗi ngày mười niệm hay một niệm đều có thể vãng sanh là người như thế nào?

Định Tuệ

Ngũ vị tân là gì? Ăn ngũ vị tân có tội hay không?

Định Tuệ

Viết Bình Luận