Tâm Hướng Phật
Kiến Thức

Nhiều việc không bằng ít việc, ít việc không bằng không việc gì

Cổ đức thường nói với chúng ta “nhiều việc không bằng ít việc, ít việc không bằng không việc gì”, lại nói với chúng ta, “biết nhiều việc thì phiền não nhiều, quen nhiều người thì thị phi nhiều”.

Cổ đức thường nói với chúng ta “nhiều việc không bằng ít việc, ít việc không bằng không việc gì”, lại nói với chúng ta, “biết nhiều việc thì phiền não nhiều, quen nhiều người thì thị phi nhiều”. Khi bạn tiếp xúc với rất nhiều người thì việc thị phi sẽ chất thành đống.

Trong thời đại này, nếu bạn chân thật muốn giữ gìn sự “thanh tịnh bình đẳng giác” của mình như tựa đề của kinh này thì bạn nhất định phải biết lìa xa thị phi nhân ngã. Vì vậy tôi thường nói với các đồng tu, tôi đại khái đã 40 năm không xem báo chí. Vì sao vậy?

Vì đó là ô nhiễm, đó là thị phi. Không xem tạp chí, không xem truyền hình, tôi mỗi ngày khi có thời gian thì tôi đọc kinh Phật, xem những tác phẩm của Tổ sư, cuộc sống của tôi rất tốt, rất tự tại. Vậy bạn mới chân thật có thể giữ gìn được sự thanh tịnh bình đẳng của mình mà không bị ô nhiễm.

Hiện tại xã hội này đã bị ô nhiễm nghiêm trọng, nhưng bản thân có thể không tiếp nhận, chúng ta vẫn có cái quyền này, chúng ta có thể không tiếp nhận, phải nên biết đạo lý này. Những việc này ngày trước lão sư Lý đã dạy qua.

Việc học kinh giáo cũng phải một môn thâm nhập thì tâm của bạn sẽ định, định rồi có thể khai trí huệ. Nếu bạn học quá nhiều thứ, học rất tạp thì bạn phân tâm, bạn tăng trưởng phân biệt, tăng trưởng chấp trước, tăng trưởng vọng tưởng, nói một cách khác, bạn không những không khai trí huệ, mà tâm cũng không thanh tịnh, tổn thất này quá lớn. Cho nên bạn nhất định phải hiểu được cách học như thế nào.

Người thế gian bất luận dân tộc, tôn giáo nào, bạn đi hỏi xem có ai mà không tham tiền tài, có ai mà không tham danh văn lợi dưỡng, có ai mà không tham hưởng thụ. Đây là gì vậy? Đây là căn tánh hạ liệt, không phải là bổn tánh. Phiền não tập khí này đã được huân tập từ vô lượng kiếp đến nay, không dễ gì đoạn được.

Cho nên nếu bạn gặp được thiện tri thức tốt, thật sự chỉ dạy cho bạn, thiện tri thức nhất định là lấy thân làm gương. Chúng ta sanh khởi lòng tin đối với họ, lấy họ làm gương, học tập ở họ, nếu có thể học ở họ 20 – 30 năm thì sẽ được thọ dụng, đối với lão sư sẽ sanh tâm cảm ơn. Nếu đều làm được những giáo huấn của cổ Thánh tiên Hiền, của Phật Bồ-tát ngay trong cuộc sống thường ngày, vậy thì bạn được thọ dụng rồi. Nếu làm không được, không thể vận dụng thực tiễn, vậy thì sai rồi, chúng ta tuy rằng tu học rất cần cù, nhưng không được thọ dụng.

Cũng như đi học vậy, rất cố gắng mà thi cũng chỉ được điểm không, bạn không phải là kiểu như vậy hay sao? Chân thật được thọ dụng thì khi thi sẽ được tròn điểm chứ không phải điểm không. Vì vậy không thể không học giáo huấn của Phật.

Đặc biệt là Thích-ca Mâu-ni Phật đã làm tấm gương cho chúng ta, đạo tràng là do những cư sĩ hộ pháp đi làm. Người học Phật bất luận là tại gia hay xuất gia nếu muốn chân thật có thành tựu trong việc hoằng pháp thì nhất định phải học được “ba điều không quản”: không quản người, không quản việc, không quản tiền.

Nếu có thể buông bỏ tất cả thì bạn mới có thể một lòng một dạ mà hạ công phu trên kinh giáo, tâm địa thanh tịnh, bạn mới xem hiểu được kinh văn, bạn mới thấy ra được mỗi câu mỗi chữ có vô lượng nghĩa. Tự mình thể nghiệm thì được thọ dụng, nói cho người khác nghe, người ta có thể cảm động, tâm tâm tương thông, việc gì cũng phải thật làm.

Cho nên tôi một đời không có đạo tràng, những năm qua chúng tôi rời khỏi Cư Sĩ Lâm đến Úc Châu, những người năm xưa ở tại Thư Viện là xuất gia với Hàn Quán Trưởng, không phải xuất gia với tôi. Tôi học Ấn Quang Đại sư cả đời tuyệt đối không nhận chúng đệ tử xuất gia, họ là xuất gia với Hàn Quán Trưởng. Sau khi Hàn Quán Trưởng vãng sanh thì những người này cùng đường bí lối, không có nơi để về, tôi không thể nào không chăm lo, đây là nghĩa vụ, cho nên tôi đã xây dựng một đạo tràng ở Úc Châu.

Vì sao lại đến Úc Châu? Ở Singapore chúng tôi không có đủ điều kiện để làm, bởi vì nhất định phải là công dân của Singapore thì mới được sở hữu đất đai ở Singapore để xây đạo tràng, không phải công dân Singapore thì không thể sở hữu đất đai ở đó, bạn chỉ có thể mua nhà cao tầng. Ở Singapore giá tiền mua nhà cao tầng quá đắt đỏ, chúng tôi làm gì có nhiều tiền đến như vậy, cho nên không còn cách nào đành phải đến Úc Châu.

Ở Úc Châu thì đất rộng người thưa, bất động sản rất rẻ, rất nhiều đồng học cũng đã đi qua Úc rồi, bạn xem quy mô như vậy mà chúng tôi đã tốn hết bao nhiêu tiền? Khoảng ba triệu đồng tiền Singapore, nếu là ở Singapore với quy mô lớn như của chúng tôi thì dù có tăng thêm 10 lần cũng chưa chắc làm được.

Cho nên cho qua bên đó để xây đạo tràng cho họ, hiện tại đạo tràng này tôi cũng giao lại cho họ, không còn quản nữa. Tôi nói tôi đã 80 tuổi rồi còn giao cho tôi quản nữa thì các vị thật không có lương tâm, cho nên hết thảy đều đã giao lại cho họ cả rồi, tôi không quản nữa.

Ở Úc Châu quan hệ của tôi với chính phủ, với giới học thuật đều rất tốt, vì thế khi làm việc thì có thể dùng danh nghĩa của tôi, sẽ không có chướng ngại, còn làm được rất nhanh. Việc này thì tôi có thể dùng danh nghĩa để giúp các vị, trên thực tế thì tôi nhất định không quản việc, chúng ta đều phải có cách học như vậy.

Trích trong:
PHẬT THUYẾT ĐẠI THỪA VÔ LƯỢNG THỌ
TRANG NGHIÊM THANH TỊNH BÌNH ĐẲNG GIÁC KINH
Người giảng: Lão Pháp Sư Tịnh Không
Tập 342
Tâm Hướng Phật/St!

Bài viết cùng chuyên mục

Ngũ tướng suy hao của các vị trời

Định Tuệ

Sự thiết yếu của việc niệm Phật cùng Tham thiền

Định Tuệ

Phương pháp trợ niệm giúp người lâm chung vãng sanh Cực Lạc

Định Tuệ

Tịnh Nghiệp Tam Phước là nguyên tắc chỉ đạo tối cao của toàn thể Phật pháp

Định Tuệ

Mở máy niệm Phật trong lúc nằm ngủ có tội lỗi hay không?

Định Tuệ

Nếu không có công phu chân thật, bị chết khi gặp tai nạn đều không thể vãng sanh

Định Tuệ

Tích đức lũy công, tùy duyên giúp người

Định Tuệ

Sự linh ứng của Kinh Địa Tạng và niệm thánh hiệu Bồ Tát Địa Tạng

Định Tuệ

Niệm Phật hay Bồ Tát Quán Thế Âm là liều thuốc trị vọng tưởng

Định Tuệ

Viết Bình Luận