Tâm Hướng Phật
Kiến Thức

Trì trai không ăn thịt có hơn phóng sinh chăng?

Đức Phật sở dĩ dạy mọi người trì trai vì muốn ai nấy đều mở rộng lòng từ bi. Cho niềm vui gọi là từ, giải trừ đau khổ gọi là bi.

Hỏi: Cá, tôm, lươn, tép, mạng sống của chúng rất nhỏ bé. Trong một ngày những con vật ấy bị giết số nhiều không thể tính kể, nếu giết chúng mà có tội, thì mọi người đều rơi vào ba đường ác cả sao?

Đáp: Có những người giết chúng mà chưa rơi vào ba đường ác, bởi vì phước lành của họ còn mạnh mẽ nên tạm thời được khỏi. Nếu quả báo lành đã hết, nhất định sẽ rơi vào trầm luân. Hơn nữa, các loài vật tuy nhỏ nhưng đều có tánh Phật, giết một sinh vật nhỏ bé cũng là giết một Phật tử.

Mọi người phần nhiều xem thường sinh mạng nhỏ bé, nên giết hại nhiều chúng sinh. Giết cả mấy ngàn sinh mạng cũng chưa đủ cung cấp cho nhu cầu của một bữa ăn, khiến chúng đau đớn đến chết để làm thơm ngon hương vị trong một bữa cơm, oán hận trong muôn kiếp, như thế làm sao ăn cho được!

Hỏi: Trì trai không ăn thịt có hơn phóng sinh chăng?

Đáp: Đức Phật sở dĩ dạy mọi người trì trai vì muốn ai nấy đều mở rộng lòng từ bi. Cho niềm vui gọi là từ, giải trừ đau khổ gọi là bi. Nay trì trai mà không phóng sinh, sao gọi là cho niềm vui, sao gọi là giải trừ đau khổ? Thế nên, tuy không ăn thịt cũng gọi là đại phá trai. Vả lại, đức Phật có ba Tụ tịnh giới:

  • 1. Nhiếp luật nghi giới.
  • 2. Nhiếp thiện pháp giới.
  • 3. Nhiêu ích hữu tình giới.
  1. – Không ăn thịt là Nhiếp luật nghi giới.
  2. – Phóng sinh là Nhiếp thiện pháp giới.
  3. – Dạy người răn chừa việc sát hại, nên phóng sinh là Nhiêu ích hữu tình giới.

Ngày nay đã chẳng phóng sinh, mà còn dạy bảo người không cần phóng sinh, thì cũng gọi là đại phá giới.

Than ôi! Đức Phật của chúng ta còn cắt thịt trên mình cho chim Ưng ăn để cứu mạng Bồ câu. Còn chúng ta là đệ tử Phật mà không thể xả bỏ tiền của huyễn hóa để chuộc mạng sống cho sinh vật, thì bao giờ mới thành Phật?

Hỏi: Ngoại đạo nói: “Hồn của súc sinh khác với hồn người. Hồn người sau khi chết không diệt, hồn súc sinh sau khi chết thì tiêu diệt”. Do đó, mặc tình giết hại và cho rằng không có tội báo. Như thế là sao?

Đáp: Máu cùng đỏ thì vốn đồng bản tánh, bản tánh vốn không hai, lẽ nào loài vật lại khác với con người? Cho nên, chúng cũng có đầy đủ sự ham muốn về ăn uống, giới tính, lòng tham sống sợ chết, rõ ràng là đồng với con người, chỉ bởi do nghiệp lực chiêu cảm nên thân hình mới khác nhau thôi, đâu có thể do thân hình chúng khác với con người mà bảo rằng linh hồn có khác.

Có người nói: “Con người có thể hiểu đạo lý, còn cầm thú thì không thể. Vì vậy, linh hồn của chúng khác với con người”. Nhưng, Giác Đoan nói được, Nguyên Quy hiện điềm, Thần Long bảo hộ chánh pháp, bầy Hạc nghe kinh, chúng đều là súc sinh nhưng lại có sự thông minh và thần lực còn hơn con người, thế thì dựa vào đâu bảo rằng “linh hồn không bằng người, sau khi chết hồn liền tiêu diệt?”.

Sở dĩ chúng không thể hoàn toàn giống như con người là do nghiệp ác ngăn trở. Vả lại, đức Phật ngăn cấm sự giết hại không phải ở chỗ chuyên bàn luận về việc hồn chúng có tiêu diệt hay không, mà chỉ xét về nỗi khổ đau đớn của chúng, nên chẳng nhẫn tâm giết hại.

Ngay cả cỏ cây đang mọc xanh tốt, người quân tử còn không nỡ chặt bẻ, huống gì có cùng một dòng máu đỏ! Vì vậy, những lời nói trên chính là tà thuyết của ngoại đạo ngụy biện để mặc tình thỏa mãn việc ăn uống mà thôi.

Hỏi: Đất đai ở phương này nhiều rau cỏ có thể không sát sinh. Nếu sinh ở vùng ven biển, biên giới mỗi ngày đều lấy trâu, dê, cá, tôm… làm thức ăn thì làm sao ngăn cấm?

Đáp: Người hiện nay sinh ở vùng biên giới thấp hèn là bị quả báo do đời trước làm ác không tin Tam Bảo, tạo nhiều nghiệp sát, nhất định đi vào trong ba đường ác. Nếu có thể biết sai lầm của mình, sửa đổi tu hành, niệm Phật sám hối, mới mong tránh khỏi tai ương về sau.

Nếu tình thế cực kỳ khó thay đổi, chỉ cần lúc sáng sớm lễ Phật niệm Phật, hoặc trì kinh chú nguyện, những sinh mạng bị người kia giết hại nhờ vào sức mạnh của Phật nên mau chóng được siêu sinh.

Người ấy nếu chí thành tha thiết, cố gắng thực hành không biết mệt mỏi, thì nghiệp báo có thể tiêu tan, đời sau sinh về chỗ tốt lành.

Trích: Tịnh Từ Yếu Ngữ – Giải nghi giới sát!

Bài viết cùng chuyên mục

Người niệm Phật mà còn ăn mặn có được vãng sanh không?

Định Tuệ

Phát tâm Bồ đề, nhất hướng chuyên niệm

Định Tuệ

Hủy báng Tam Bảo, báng bổ Phật Pháp sẽ nhận quả báo gì?

Định Tuệ

Thế nào là buông xuống?

Định Tuệ

Thiên ma Ba Tuần tu phước nghiệp gì mà được sinh về cõi trời?

Định Tuệ

Tịnh độ, môn giải thoát đặc biệt – Niệm Phật, phương pháp dễ tu

Định Tuệ

Công đức phóng sinh – Quy y và niệm Phật cho loài súc sinh

Định Tuệ

Tập khí là gì? Tu hành quá nhiều tập khí làm sao dứt trừ?

Định Tuệ

Những việc mà gia quyến của người sắp lâm chung cần chú ý

Định Tuệ

Viết Bình Luận