Tâm Hướng Phật
Kiến Thức

Hãy nắm bắt cơ hội của kiếp sống này mà niệm chú Lăng Nghiêm

Những lời dạy về Thần Chú Lăng Nghiêm gần như đã đầy đủ – từ Cố Thượng Nhân Tuyên Hóa và Hòa Thượng Phổ Quang, điều quan trọng hiện tại là bước vào sự hành trì.

1. Chú Lăng Nghiêm là gì?

Chú Lăng Nghiêm – Thủ Lăng Nghiêm (tiếng Phạn: Shurangama Mantra) được hiểu là Phật Tánh, bản chất nguyên thủy của chúng sinh. Đây là điều mà tất cả các trường phái Phật giáo đều nhắc tới.

Bản chất nguyên thủy chúng sinh từ trước tới nay luôn thanh tịnh, gọi là “Định”. Không hề bị biến dịch nên gọi là “Kiên Cố”. Chính vì vậy, Chú Lăng Nghiêm được dịch là “Đại Định Kiên Cố”.

Đây là thần chú dài nhất và lâu đời nhất của Phật giáo Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc được dùng để bảo vệ hoặc thanh lọc cho thiền sư.

Giống như thần chú nổi tiếng Lục Đại Tự Minh “Om Mani Padme Hum”, chú này đồng nghĩa với các thực hành của Bồ tát Quan Thế Âm – vị Bồ tát quan trọng của Phật giáo Đông Nam Á và Phật giáo Tây Tạng. Trong chú nhắc đến các vị Phật giáo như Bồ tát Văn Thù Sư Lợi, Bồ tát Kim Cương Thủ, chư Phật Dyani và Phật Dược Sư Lưu Ly.

Chú Lăng Nghiêm chia làm năm bộ: Kim Cang bộ, Bảo Sinh bộ, Liên Hoa bộ, Phật bộ và Nghiệp bộ. Năm bộ Kinh này thuộc về năm phương :

  1. Kim Cang bộ : Thuộc về phương Đông, Đức Phật A Súc là chủ.
  2. Bảo Sinh bộ : Thuộc về phương Nam, Phật Bảo Sinh là chủ.
  3. Phật bộ : Thuộc về chính giữa, Phật Thích Ca Mâu Ni là chủ.
  4. Liên Hoa bộ : Thuộc về phương Tây, Phật A Di Đà là chủ.
  5. Nghiệp bộ : Thuộc về phương Bắc, Phật Thành Tựu là chủ.

Được học, trì tụng Chú Lăng Nghiêm là nhân duyên rất lớn của người con Phật, xuất gia cũng như tại gia, và hiểu được nghĩa lý của Chú Lăng Nghiêm thì nhân duyên thật là không thể nghĩ bàn, có thể nói là trăm ngàn vạn kiếp mới gặp được. Cho nên chúng ta có nhân duyên thù thắng mới được trì tụng và hiểu nghĩa lý của Chú Lăng Nghiêm.

Chú Lăng Nghiêm là cốt tuỷ trong Phật Giáo, nhờ Chú Lăng Nghiêm mà chánh Pháp mới tồn tại lâu dài. Trong năm đệ Chú Lăng Nghiêm thì hai đệ đầu đa số là danh hiệu của chư Phật, Bồ Tát, A La Hán, chư Thiên, Hộ Pháp thiện thần, còn ba đệ cuối đa số là danh hiệu của các vị Quỷ Thần Vương. Bản Hán văn chỉ có đệ Nhất và đệ Nhị, còn ba đệ cuối thì không có. Chú Lăng Nghiêm có tầm quan trọng lớn, chỉ cần chúng ta người xuất gia, hoặc tại gia, trì tụng mỗi ngày, thì công đức thật không thể nghĩ bàn, giúp cho hành giả tăng trưởng trí huệ, vượt qua mọi sự chướng ngại thử thách trên đường tu tập, đồng thời giúp bảo vệ chánh pháp trụ thế lâu dài, lợi lạc chúng sinh.

Điều quan trọng là hành trì đều đặn mỗi ngày, bất cứ lúc nào, ở đâu, tụng ra tiếng, hoặc tụng thầm, công đức đều được tăng trưởng. Vì Chú Lăng Nghiêm là đại định, cũng là vua trong các định. Định lực của Chú Lăng Nghiêm hàng phục được tất cả tà ma ngoại đạo. Chỉ cần tụng lên thì chư Thiên, hộ pháp, thiện thần đều cung kính bảo hộ hành giả.

Chư Phật quá khứ, hiện tại, vị lai cũng đều nhờ đại định Chú Lăng Nghiêm mà thành tựu. Người tu hành không thể nào thiếu đại định Lăng Nghiêm.

Ngài A Nan là đa văn bậc nhất, thuộc lòng Đại Tạng Kinh không sót một chữ, mà lúc gặp nạn, nếu không nhờ đức Phật sai Bồ Tát Văn Thù dùng thần Chú Lăng Nghiêm đến cứu, thì Ngài A Nan đã mất giới thể, mà mất giới thể thì không thể thành tựu đạo Nghiệp!

Trên đường tu gặp rất nhiều chướng ngại, thử thách. Nếu không nhờ sự gia trì của chư Phật, Bồ Tát, hộ pháp thiện thần, thì rất khó thành tựu đạo nghiệp. Những bậc cao Tăng, Tổ sư, thời nào cũng thế, đều nhờ tu hành giới đức trang nghiêm, phước huệ song tu, tích luỹ nhiều đời nhiều kiếp, được sự gia trì của chư Phật, Bồ Tát, hộ pháp thiện thần, mới vượt qua chướng ngại thử thách, cuối cùng giác ngộ chứng quả.

Chú Lăng Nghiêm là hành trang, tư lương, không thể thiếu của người tu Phật. Chỉ cần chúng ta cố gắng trì tụng mỗi ngày, thì công đức không nhỏ, đồng thời cũng là góp phần vào bảo vệ chánh pháp trụ thế lâu dài, lợi lạc tất cả chúng sinh.

Hãy nắm bắt cơ hội của kiếp sống này mà niệm chú Lăng Nghiêm

2. Hãy nắm bắt cơ hội của kiếp sống này mà niệm chú Lăng Nghiêm

Chú Lăng Nghiêm được Phật Thích Ca giảng về lợi ích là vô lượng vô biên trong Kinh Lăng Nghiêm, đến sau này Cố Thượng Nhân Tuyên Hóa cũng dùng các bài kệ bốn câu mà giải thích Chú Lăng Nghiêm, rồi đến Hòa Thượng Phổ Quang mỗi ngày trì một trăm lẻ tám biến (108) Chú Lăng Nghiêm đã phơi bày những mầu nhiệm của Chú Lăng Nghiêm cho chúng ta được thấy.

Tu chính là bắt đầu từ văn (nghe) rồi đến tư (suy nghĩ) sau đó là tu (sửa – thực hành). Đã nghe, đã suy nghĩ rồi thì bây giờ hãy bắt đầu hành trì.

Thượng Nhân Tuyên Hóa nói nếu bạn tu trì Chú Lăng Nghiêm thì không cần phải tu theo Hoàng Giáo, Hồng Giáo, Bạch Giáo gì cả (ý nói về các dòng chánh trong Phật Giáo Tây Tạng). Bạn tu trì Chú Lăng Nghiêm thì đời này nhứt định có thành tựu lớn. Nói như vậy có nghĩa nếu bạn không có duyên gặp được các Bậc Thầy ban quán đảnh, truyền Pháp để tu theo Phật Giáo Kim Cương Thừa Tây Tạng thì bạn vẫn cứ trì Chú Lăng Nghiêm, như vậy vẫn đạt được vô lượng lợi ích trong đời này.

Hòa Thượng Phổ Quang cũng nói, bạn chỉ cần niệm Chú Lăng Nghiêm, ngày đêm đều hành trì, niệm đến được một trăm linh tám biến một ngày và giữ đều đặn như vậy lâu dài thì người có mùi thơm như chiên đàn (bằng chứng là Hòa Thượng).

Cố Thượng Nhân Tuyên Hóa là người có trí nhớ rất tốt, ứng khẩu linh hoạt, giảng nói với biện tài vô cùng tận. Hòa Thượng Phổ Quang thì không biết chữ, ngây thơ đồng tử, hào sảng phóng khoáng. Hai Bậc Thầy hai cá tánh, hai cuộc đời, hai cách khác nhau đến với thế gian này nhưng đều chỉ có chung một mục đích là muốn chúng ta niệm Chú Lăng Nghiêm.

Hai vị cho chúng ta thấy dù là có biện tài vô ngại, hay không biết chữ gì cũng có thể niệm Chú Lăng Nghiêm. Niệm cho đến thuần thục thì đồng đẳng như nhau, vốn chẳng khác biệt. Thật là sự thị hiện hiếm có trên thế gian này.

Nếu bạn chưa ăn chay được thì cũng hãy cứ niệm Chú Lăng Nghiêm, nhờ ân đức gia trì chắc chắn sẽ có ngày bạn tự nhiên có thể ăn chay được.

Lam kể bạn nghe, ngày trước Lam đi dạy học, các học viên học với Lam khoảng 24 giờ (12 buổi học), học xong là về nhà tự nhiên có người muốn ăn thịt cá cũng ăn không được, rồi cũng từ đó có nhiều người chuyển sang trường chay.

Sao lại như vậy? Vì từ trường của cơ thể thay đổi, tần số rung động cũng thay đổi, nên tự nhiên cơ thể không thể dung nạp các tần số khác thấp hơn.

Lam chỉ là phàm phu tục tử, chỉ có chút hiểu biết, thế mà còn có thể có ảnh hưởng đến người khác. Huống chi, Lăng Nghiêm Chú oai lực vô cùng tận, làm sao bạn lại không thể không thay đổi khi niệm Chú?

Nhiều người trong chúng ta vọng tưởng phân biệt chấp trước quá nhiều, cái gì cũng muốn biết nhưng không bao giờ chịu hành trì. Bạn muốn tìm hiểu kỹ Chú Lăng Nghiêm, muốn học thật nhiều lý thuyết về Chú Lăng Nghiêm, nhưng không chịu niệm Chú Lăng Nghiêm thì không có tác dụng.

Lam biết có rất nhiều bạn vọng tưởng như vậy, nên thường nếu Lam đọc các câu hỏi Lam, mà thấy là trong đó chỉ là câu hỏi về kiến giải thì Lam không trả lời. Ai hỏi Lam, Lam nói “Niệm Phật đi, trì Chú đi, rồi sau này quay lại hỏi.”

Đó chẳng phải là không muốn trả lời, mà là bây giờ bạn đang quá nhiều vọng tưởng, cung cấp thêm cho bạn kiến giải nữa thì càng làm cho bạn thêm vọng tưởng.

Vọng tưởng là do nghiệp sâu dày, nghiệp này làm bạn phải suy nghĩ cái này suy nghĩ cái kia cho thiệt nhiều, gặp được Pháp cũng cuồng si vọng tưởng tiếp, gặp được Bậc Thiện Tri Thức cũng lại tiếp tục như thế mà không chịu hành.

Biết mình như vậy thì vọng tưởng kệ vọng tưởng, hãy cố gắng hành trì. Vọng tưởng một thì mình niệm Phật, trì Chú mười. Nó lại tiếp tục vọng tưởng thì mình lại tu bội hơn nữa. Tu như vậy rất thú vị, mỗi ngày bạn quan sát được bản thân mình và chiến thắng bản thân mình.

Chúng ta thật may mắn vì được nghe Chú Lăng Nghiêm, được giảng về lợi ích Chú Lăng Nghiêm, được có cơ hội niệm Chú Lăng Nghiêm, vậy thì hãy hành trì.

Lam sơn trang,
01/04/2021

Tâm Hướng Phật/ST!

Bài viết cùng chuyên mục

Tham dục là gì? Nguyên nhân và tác hại của tham dục

Định Tuệ

Phổ Hiền Bồ Tát là ai? Phổ Hiền Bồ Tát tượng trưng cho điều gì?

Định Tuệ

Tâm thanh tịnh là chân tánh, tâm thanh tịnh là Phật tánh

Định Tuệ

Tu hành là gì? Tu hành cuối cùng đạt được điều gì?

Định Tuệ

Hãy dạy con niệm Phật khi còn bé để bảo vệ trẻ tránh xa tai ương

Định Tuệ

10 bài Kinh người tại gia nên biết

Định Tuệ

Chú Chuẩn Đề: Phật Mẫu Chuẩn Đề thần chú tiếng Phạn và Việt

Định Tuệ

Chân chính trì giới niệm Phật sẽ thấy Phật

Định Tuệ

Tu tịnh khẩu là tu như thế nào? Tu sao để không mắc khẩu nghiệp?

Định Tuệ

Viết Bình Luận