Tâm Hướng Phật
Kiến Thức

Ma chướng là gì? Ma chướng khi niệm Phật

Trong Phật giáo, ma chướng là những trở ngại tai hại trong việc tu tập cho hành giả tu Phật. Ma chướng luân phiên rình rập và hãm hại người tu.

Ma chướng là gì?

Ma chướng là những kẻ xấu ác, những chướng ngại trên bước đường tu tập. Bất cứ luyến ái, chướng ngại hay ảo tưởng nào lôi kéo sự chú tâm tu tập của mình. “Ma” tiếng Phạn gọi là mara, Tàu dịch là “sát,” bởi nó hay cướp của công đức, giết hại mạng sống trí huệ của người tu.

Ma gồm tất cả các chúng sanh ngăn trở con đường chân chánh. Ma dân nghĩa là những kẻ đi theo Ma. Chúng có năng lực đến nỗi chúng có thể xuất hiện liên tục trước mắt những người nỗ lực thực hiện chánh đạo, cám dỗ và quấy rối họ. Ma dân âm mưu gây trở ngại và hăm dọa những người nỗ lực tu theo chánh đạo.

“Ma” cũng chỉ cho những duyên phá hoại làm hành giả thối thất đạo tâm, cuồng loạn mất chánh niệm, hoặc sanh tà kiến làm điều ác, rồi kết cuộc bị sa đọa.

Trong Phật giáo, ma chướng là những trở ngại tai hại những trở ngại trong việc tu tập cho hành giả tu Phật. Ma chướng luân phiên rình rập và hãm hại người tu. Ma chướng cũng luôn chờ cơ hội lôi kéo người tu về phía chúng. Người tu hành mà bị ma ám, tức là bị xúi dục làm điều xằng bậy, trái với đạo đức, thì kể như tàn một đời.

Theo Hòa Thượng Thích Thiền Tâm trong Liên Tông Thập Tam Tổ, người tu Phật có ma sự vì bởi ba nguyên nhân sau đây. Thứ nhất là không thông hiểu vững chắc về giáo lý. Thứ nhì là không gặp minh sư hay thiện hữu tri thức. Thứ ba là không biết tự xét lấy mình, đây là điểm quan yếu nhất trong ba điểm trên.

Trong đạo Phật, những việc phát sanh công đức trí huệ, đưa loài hữu tình đến niết bàn, gọi là Phật sự. Các điều phá hoại căn lành, khiến cho chúng sanh chịu khổ đọa trong luân hồi sanh tử, gọi là ma sự. Người tu càng lâu, đạo càng cao, mới thấy rõ việc ma càng hung hiểm cường thạnh.

Ma chướng khi niệm Phật

Tu pháp môn niệm Phật có bốn cách như sau: một là trì danh niệm Phật, hai là quán tượng niệm Phật, ba là quán tưởng niệm Phật, bốn là thật tướng niệm Phật. Chỉ sợ người không đủ đức hạnh, không đủ đạo tâm, khi công phu bị cảnh giới ma làm cho mê hoặc.

Như hồi tôi gặp một trường hợp tại Hồng Kông, có một vị xuất gia ở chùa Từ Hưng, tu phép “Ban chu tam muội”. “Ban chu tam muội” là thường hành tam muội, ông ấy ở trong phòng như thế đến chín mươi ngày, chẳng ngồi, chẳng nằm chỉ đứng và đi mà thôi.

Một hôm, tôi nghe ông ta niệm càng lúc tiếng càng lớn rồi nghe tiếng chân chạy gấp gáp ở trong phòng với tiếng la hét là Phật A Di Đà đã đến rồi, Phật đến rồi… Tôi thấy hơi kỳ lạ, ghé mắt nhìn vào phòng xem thử, biết không ổn, tôi bèn hét lên một tiếng thì ông mới tỉnh ngộ và ở lại trạng thái bình thường.

Chuyện gì xảy ra với ông vậy? Là khi đang công phu ông ta thấy đức Phật A Di Đà đến quỳ trước mặt ông ta. Thấy vậy, ông ta tưởng Phật A Di Đà đến đón mình nên liền chạy đến quỳ trước Phật, nhưng thật tế Phật sao lại quỳ trước mặt ông ta chứ?

Thực ra, đó chỉ là một con trâu nước biến ra Phật A Di Đà để đến dắt ông ta đi mà thôi. Mà chính vị Tỳ kheo này đời trước là một con trâu, có công cày ruộng ở chùa nên khi chết mới đầu thai lại làm thân người xuất gia tu đạo. Nhưng tánh trâu chưa hết tập khí cũ vẫn còn, cang cường khó điều phục.

Do ông ta tu pháp Ban chu tam muội có thể dứt trừ tập khí xấu ác đó đi. Tuy vậy, đạo đức chưa đủ, định lực chưa kiên cố nên ông bị lạc vào cảnh giới ma. Trích từ tập sách “Quê Hương Cực Lạc” của Hòa Thượng Tuyên Hóa!

Làm sao phân biệt được đâu là Phật đâu là do Ma giả dạng?

Khi ngồi Thiền hay niệm Phật nếu chúng ta thấy Phật hay Bồ Tát hiện thân, có hào quang… thì chưa chắc là thật. Vì sao? Vì Ma đều có thể giả được hình ảnh Phật hay Bồ Tát với thân tướng và hào quang sáng chiếu rực rỡ, Ma có đủ năm thứ thần thông, trừ Lậu Tận Thông mà thôi. Vậy làm sao phân biệt được đâu là Phật đâu là do Ma giả dạng, thì có hai cách:

Thứ nhất hãy xem xét xem khi gặp hình tượng Phật và Bồ Tát có hào quang đó tâm ta thấy mát mẻ hay là bất an, nếu thấy hào quang đó làm ta bất an, sợ hãi,… thì đó chắc chắn là do Ma giả. Vì ánh quang minh của Phật và Bồ Tát làm thân ta mát mẻ, thanh tịnh, an tâm.

Cách thứ hai phân biệt Phật hiện thân thật hay Ma giả dạng, đó chính là câu Phật hiệu: Nam Mô A Di Đà Phật (hay A Di Đà Phật đều được), niệm một lúc chí thành, nếu là Phật Bồ Tát hiện thân thật thì càng niệm câu Phật hiệu hào quang càng rực rỡ thanh tịnh và an vui. Nếu là Ma giả dạng Phật thì càng niệm Phật dần dần cảnh đó biến mất, nhất tâm niệm Phật tướng đó sẽ tan. Vì sao? Vì Ma có thể giả hình tượng các Ngài với đầy đủ tướng tốt, nhưng không thể nào giả được câu Phật hiệu. Nếu chúng có thể và biết niệm câu Phật hiệu thì chúng đã dần thành Phật, dần được Về Cực Lạc luôn rồi.

Các loại Ma gồm có: Ma ngũ ấm (hay còn gọi là nội Ma, phiền não Ma, loại này nguy hiểm nhất), thứ hai là ngoại Ma (những thứ quỷ mị yêu tinh…), thứ ba là Thiên Ma (loài Ma thuộc cõi Tha Hóa Tự Tại Thiên, cõi Trời cao nhất của Dục Giới).

Với công phu của hành giả thời nay phần nhiều là do ngũ ấm Ma và các loài ngoại Ma bình thường phá. Còn Thiên Ma thì chỉ xuất hiện với những vị tu hành công phu cực cao, với người tu hành thời nay thì chưa đủ công phu để Thiên Ma ra tay vì các loài Ma bình thường cũng đủ làm họ đảo điên rồi, nếu Thiên Ma quyết phá thì những vị công phu bình thường khó thoát khỏi.

Người hành thiền cũng nên đọc năm mươi cảnh giới ngũ ấm Ma trong Kinh Lăng Nghiêm để phân biệt. Người hành thiền các vị Tôn Túc thường khuyên là nên trì thêm Chú để hộ thân, vì trong quá trình tu tập thiền do chỉ có tự lực sẽ gặp Ma cảnh nhiều hơn tu Tịnh Độ.

Pháp môn Tịnh Độ thì ngoài tự lực của bản thân còn có tha lực của đức Phật nên dễ vào chánh định, gặp Ma cảnh cũng ít hơn. Do vậy mới nói thiền dành cho bậc lợi căn thượng trí, con người thời nay là hạ căn, nếu như không nương pháp môn niệm Phật mà muốn một đời thoát ly sinh tử là chuyện rất khó.” Trích từ: Niệm Phật Thập Yếu – Hòa Thượng Thích Thiền Tâm!

Tâm Hướng Phật/Th!

Bài viết cùng chuyên mục

Vô sanh pháp nhẫn là gì?

Định Tuệ

Thế giới Tây Phương Cực Lạc là pháp giới bình đẳng

Định Tuệ

Niệm Phật mà không thể buông bỏ phiền não kiến tư thì kết quả sẽ là gì?

Định Tuệ

Chúng ta ngày nay đang làm cái gì? Chúng ta học Phật vì điều gì?

Định Tuệ

Quy y Tam Bảo là gì? Vì sao phải quy y Tam Bảo?

Định Tuệ

Đọc Kinh nghe Pháp có ý nghĩa và lợi ích gì hay không?

Định Tuệ

Có nên tụng Kinh ở nhà? Tại sao tụng kinh ở nhà lại kéo vong về?

Định Tuệ

Đả Phật Thất: 7 ngày 7 đêm một câu Phật hiệu không gián đoạn

Định Tuệ

Chỉ cần bạn không nghĩ, không bàn thì chân tướng sự thật liền hiện tiền ngay

Định Tuệ

Viết Bình Luận