Tham, sân, si, mạn, nghi, oán, hận, não, nộ, phiền là chướng ngại lớn trong việc tu hành của chúng ta, là chướng ngại lớn của việc chúng ta thành Phật.
Tham, sân, si, mạn, nghi, oán, hận, não, nộ, phiền là chướng ngại lớn trong việc tu hành của chúng ta, là chướng ngại lớn của việc chúng ta thành Phật. Mười chữ này, bạn nhiễm phải chữ nào thì không thể đến thế giới Cực Lạc, nếu như mười chữ này bạn đều có đủ, bạn không đọa địa ngục thì ai đoạn địa ngục chứ?
Mục tiêu một đời này của chúng ta đã được xác định rõ là liễu sanh tử, thoát luân hồi, đến thế giới Cực Lạc làm Bồ-tát, làm Phật.
Ở thế gian này người ta có đối với mình không tốt ra sao, người hãm hại chúng ta nhiều đời nhiều kiếp thì đều tha thứ cho họ, không để họ ở trong tâm, phải tháo bỏ được nút thắt lâu đời đó, đừng thắt thêm nút mới. Chúng ta phải giống như chư Phật Như Lai, khoan hoằng đại lượng.
Thế nào là đại lượng? Đại lượng là việc gì cũng có thể bao dung, không việc nào mà không thể bao dung. Điều này quan trọng, vô cùng quan trọng.
Bốn mươi tám nguyện của A Di Đà Phật là vô ngại thệ nguyện, chúng ta phải xem trọng hai chữ “vô ngại” này, có chướng ngại thì không được, có ưa ghét thì không được.
Phiền não căn bản là tham sân si mạn nghi, oán hận não nộ phiền, mười chữ này có thể buông xuống được thì vô ngại rồi. Buông được 5 chữ phía trước, tâm đã vô ngại, buông xuống được 5 chữ sau thì sự vô ngại rồi, lý sự đều vô ngại, chúng ta phải học điểm này, hạ công phu trong cuộc sống thường ngày.
Người hủy báng chúng ta, người chướng ngại chúng ta, người hãm hại chúng ta, phải tha thứ cho họ. Vì sao vậy? Đều là một thể.
Khi Phật giáo chưa được truyền vào Trung Quốc, Đại đức xưa Trung Quốc đều nói rằng: Trời đất và ta cùng một gốc, vạn vật và ta là một thể.
Người nói lời này là người như thế nào? Ở Ấn Độ thì là Phật Bồ-tát, ở Trung Quốc chúng ta gọi các Ngài là Thánh Hiền, đại Thánh đại Hiền. Đã là một thể thì còn có oán hận không?
Người có tâm oán hận có thể làm Phật, làm Bồ-tát không? Người mỗi ngày tạo nhân ngã thị phi có thể làm Phật làm Bồ-tát không?
Chúng ta mỗi ngày hô vang phải học Phật, học Bồ-tát, muốn làm Phật, làm Bồ-tát, nhưng lời nói cử chỉ, hành vi tạo tác của chúng ta không tương ưng với Phật, không tương ưng với Bồ-tát, liệu có làm Phật làm Bồ-tát được chăng?
Trích: Kinh Vô Lượng Thọ – Tập 38
Chủ giảng: Cô Lưu Tố Vân giảng lần thứ 2 năm 2020