Nếu có người tạo ra tứ trọng ngũ nghịch tội, vì muốn tiêu trừ nghiệp chướng ấy, nên phải thọ trì tụng đà là ni này, thì tất cả tội cấu điều được tiêu sạch.
Đại Phương Từng Đà La Ni Kinh ghi rằng: Đức Thế Tôn nhân vì Pháp Vương Tử Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát khẩn cầu, mà thuyết quá khứ Thất Phật Diệt Tội Chú. Nếu có người tạo ra tứ trọng ngũ nghịch tội, sau khi chết phải thọ khổ báo vô cùng, hiện đời tâm lý bất an, vì muốn tiêu trừ nghiệp chướng ấy, nên phải thọ trì tụng đà là ni này, thì tất cả tội cấu điều được tiêu sạch.
Phạn ngữ chú 1: lipa-lipate, guha-guhate, taralite, nirhārate, vimalate, svāhā.
Phát âm Phạn ngữ chú: Li pa-li pa tê, gu ha-gu ha tê, ta ra li tê, ni ra rá tê, vi ma la tê, soa ha.
Phạn ngữ chú 2: lipa-lipate, guha-guhate, taralite, nirhārate, vimalate, mahā-gate, jine-kaṇṭhe, svāhā.
Phát âm Phạn ngữ 2: Li pa-li pa tê, gu ha-gu ha tê, ta ra li tê, ni ra rá tê, vi ma la tê, ma ha-ga tê, di nê-khan tê, soa ha.
Hoa Ngữ kinh văn chú: 離婆離婆諦,仇呵仇呵帝,陀羅離帝,尼呵羅帝,毘摩離帝,莎呵.
Hoa ngữ dân gian truyền tụng chú: 離婆離婆帝, 求訶求訶帝, 陀羅尼帝 ,尼訶囉帝, 毗離尼帝 ,摩訶伽帝, 真尼伽帝, 薩婆訶.
Hán Việt kinh văn chú: Ly bà ly bà đế, cầu ha cầu ha đế, đà ra ni đế, ni ha ra đế, tỳ lê nể đế, sa ha.
Hán việt dân gian truyền tụng chú: Ly bà ly bà đế, cầu ha cầu ha đế, đà ra ni đế, ni ha ra đế, tỳ lê nể đế, ma ha dà đế, chơn lăng càng đế, ta bà ha.
Chú thích nghĩa Phạn ngữ chú 1: lipa-lipate(tội chướng đã tạo), guha-guhate(tự tri(tự mình biết)), taralite(mật ý sám hối) nirhārate(giải trừ), vimalate(thanh tịnh), svāhā(thành tựu).
Chú thích nghĩa Phạn ngữ chú 2: lipa-lipate(tội chướng đã tạo), guha-guhate((tự tri(không nói ra)), taralite (mật ý sám hối) nirhārate(giải trừ), vimalate(thanh tịnh), jine-kaṇṭhe(Chư Phật chứng minh), svāhā(thành tựu).
Chú thích nghĩa Hán Việt kinh văn chú: Ly bà ly bà đế(tội chướng đã tạo), cầu ha cầu ha đế(tự tri(tự mình biết)), đà ra ni đế(mật ý sám hối), ni ha ra đế(giải trừ), tỳ lê nể đế(thanh tịnh), sa ha(thành tựu).
Chú thích nghĩa Hán Việt dân gian truyền tụng chú: Ly bà ly bà đế(tội chướng đã tạo), cầu ha cầu ha đế((tự tri(tự hiểu)), đà ra ni đế(mật ý sám hối), ni ha ra đế(giải trừ), tỳ lê nể đế(thanh tịnh), ma ha dà đế(đại thanh tịnh), chơn lăng càng đế(chư Phật chứng minh), ta bà ha(thành tựu).