Tập truyện Nhân quả báo ứng hiện đời sẽ mang đến cho các bạn những bằng chứng hiển nhiên về nhân quả đã từng xảy ra và được người xưa ghi chép lại.
Tập truyện này sẽ mang đến cho các bạn những bằng chứng hiển nhiên về nhân quả đã từng xảy ra và được người xưa ghi chép lại. Với những chi tiết cụ thể và xác thực được ghi nhận trong từng trường hợp, đây chắc chắn sẽ là những chứng cứ thuyết phục để chúng ta thấy rõ rằng lời dạy của ông cha ta từ nhiều đời nay quả thật không hề sai trái. Đó chính là đạo lý căn bản trong sự hành xử ở đời: “Gieo gió gặt bão, ở hiền gặp lành.”
Theo đạo Phật, luật nhân quả không chỉ giới hạn trong một đời sống hiện tại này, mà là một quy luật chi phối trong suốt dòng thời gian, hay nói một cách khác là có sự liên hệ chặt chẽ giữa quá khứ, hiện tại và tương lai.
Chính vì vậy, có những hành vi gieo nhân mang đến kết quả tức thời trước mắt, hoặc ngay trong đời sống này, gọi là hiện báo; nhưng cũng có những hành vi được thực hiện trong đời sống này mà qua đời sống kế tiếp mới nhận lãnh quả báo, gọi là sanh báo; lại cũng có những hành vi được thực hiện trong đời sống này nhưng phải qua 2, 3 hoặc nhiều đời sống sau đó mới nhận lãnh quả báo, gọi là hậu báo.
Mặc dù có sự khác nhau về sự nhận lãnh quả báo như thế, nhưng qua tất cả các trường hợp nhân quả báo ứng chúng ta có thể thấy được một nguyên lý nhất quán là một khi đã tạo nghiệp thì không thể tránh đâu cho khỏi sự báo ứng. Đây chính là lời Phật dạy trong kinh Pháp cú:
“Không trên trời, giữa biển,
Không lánh vào động núi,
Không chỗ nào trên đời,
Trốn được quả ác nghiệp.”
(Kệ số 127, bản dịch của Hòa thượng Thích Minh Châu)
Và cũng chính do ý nghĩa này mà đức Phật dạy rằng:
Giả sử bách thiên kiếp,
Sở tác nghiệp bất vong,
Nhân duyên hội ngộ thời,
Quả báo hoàn tự thọ.
Tạm dịch:
Dù trải trăm ngàn kiếp,
Nghiệp đã tạo không mất.
Khi nhân duyên đầy đủ,
Phải tự chịu quả báo.
Do có sự khác nhau về nhân duyên nên không phải mọi hành vi đều có quả báo như nhau, cho dù dưới mắt người đời chúng có vẻ như không khác gì nhau. Hơn thế nữa, sự khởi tâm của người tạo nghiệp cũng đóng một vai trò quyết định. Chẳng hạn, một hành vi cố ý làm hại người khác sẽ mang đến một quả báo nặng nề hơn so với một hành vi vô tình gây hại cho người khác.
Mục Lục
1. Lý Sĩ Khiêm thích bố thí
2. Thầy giáo hết lòng giúp người
3. Gia Luật Sở Tài can vua
4. Nhan phu nhân gan dạ cứu người
5. Khéo tu trong chốn phủ đường
6. Một lời cứu vạn người
7. Cứu người được tăng tuổi thọ
8. Chuyển tướng xấu thành tốt
9. Chịu đói giúp người
10. Làm lành được báo đáp
11. Làm con để đền ơn
12. Báo mộng trả ơn
13. Hy sinh mạng sống cảm hóa người
14. Bạch Khởi lạm sát phải tự sát
Mời quý bạn đọc sách Nhân quả báo ứng hiện đời – Đường Tương Thanh biên soạn tại file PDF dưới đây.
[pvfw-embed viewer_id=”3258″ width=”100%” height=”600″ iframe_title=”Tâm Hướng Phật” zoom=”auto” pagemode=”none”]