Tâm Hướng Phật
Kiến Thức

Người tu Tịnh nghiệp tụng các kinh Đại thừa được không?

Người tu Tịnh nghiệp tụng kinh A Di Đà và các kinh Đại thừa khác được không? Tụng kinh A Di Đà là chánh hạnh mà nghiệp phụ.

4- Hỏi: Người tu Tịnh nghiệp tụng kinh A Di Đà và các kinh Đại thừa khác được không?

Đáp: Nói chung tụng kinh Phật, trì các chú ngữ là quý rồi, xét riêng hành giả chuyên tu Tịnh nghiệp thì:

– Tụng kinh A Di Đà là chánh hạnh mà nghiệp phụ.

Niệm Phật A Di Đà là chánh hạnh mà nghiệp chánh.

– Còn tụng các kinh khác, dù là kinh Đại thừa cũng là tạp hạnh.

Vả lại, danh hiệu A Di Đà Phật là vua các chú (Tuyết Hư Lão Nhân Tịnh Độ Tuyển Tập). Vậy niệm A Di Đà Phật là cao tột, thù thắng hơn trì tụng bất cứ chú ngữ nào khác (hãy đọc Phần 4, mục 2 Công đức niệm Phật).

Liên Trì cảnh Sách dạy: “Niệm Phật chính là tụng hết thảy kinh. Một câu Nam mô A Di Đà Phật là tinh hoa cô động của ba tạng kinh điển”.

Liên Tông thập nhất Tổ Tĩnh Am đại sư, Liên Tông Thập nhị Tổ Triệt Ngộ đại sư, Pháp sư Tịnh Không đồng dạy: “Niệm Phật phải niệm không xen tạp không gián đoạn”. Liên Tông Bát Tổ Liên Trì đại sư dạy: “Bí quyết của niệm Phật là niệm nhiều, niệm không xen tạp không gián đoạn” Tụng kinh là xen tạp gián đoạn quá nhiều rồi.

Vã lại trong bốn mươi tám đại nguyện của Phật A Di Đà có nguyện nào nói tụng bao nhiêu biến kinh để được Ngài tiếp dẫn đâu? mà nguyện thứ mười tám nói: Niệm mười niệm là được Ngài tiếp dẫn. Vậy thì tụng kinh và niệm Phật cái nào hợp với bản nguyện của Đức Phật A Di Đà, hợp với lời dạy của chư Thầy, Tổ, cái nào trọng yếu hơn?

Hành giả dành thì giờ tụng kinh để niệm Phật (bốn chữ hay sáu chữ chuyên nhất, gắn gọn dể nhập tâm hơn), niệm nhiều huân trưởng hạt giống Phật càng lớn, đạt Bất niệm tự niệm bảo đảm vãng sanh, đúng chí nguyện của mình, đúng bản nguyện của đức từ phụ Di Đà, đúng lời chỉ giáo của đức Bổn sư Thích Ca, đúng sự mong chờ của chư Thầy, Tổ còn chần chờ, chọn lựa gì nữa?

5- Hỏi: Người tu Tịnh nghiệp có bắt buộc phải thọ Tam qui, ngũ giới không?

Đáp: Không bắt buộc, nhưng nếu đủ điều kiện nên thọ.

Luật dạy:

“Quy y Phật khỏi đọa địa ngục,
Quy y Pháp khỏi đọa ngạ quỷ,
Quy y Tăng khỏi đọa bàng sanh (súc sanh)”.

Vậy thì thọ Tam qui sẽ không bị đọa ba đường ác.

Nếu thọ thêm Ngũ giới, giữ gìn trọn vẹn, sẽ có vô lượng phước. Đây là thắng duyên giúp hành giả dễ tiến tu, sớm thành tựu Tịnh nghiệp.

Trích: Niệm Phật đạt bất niệm tự niệm bảo đảm Vãng Sanh – Phần VII: Tổng Kết!

Bài viết cùng chuyên mục

Tạo sửa tượng Phật công đức phi thường

Định Tuệ

Chẳng làm việc tà, chẳng dối lừa dẫu ở trong phòng tối

Định Tuệ

Sân hận là gì? Phương pháp chuyển hóa sân hận

Định Tuệ

554 câu Chú Lăng Nghiêm – Hòa Thượng Tuyên Hóa PDF

Định Tuệ

Hồi hướng là gì? Người niệm Phật chớ quên phần hồi hướng công đức

Định Tuệ

Phá trừ nghi chướng việc vãng sanh Tây Phương Cực Lạc

Định Tuệ

7 cách lạy Phật – Lễ Phật phải xuất phát từ lòng kính

Định Tuệ

Ma dựa, quỷ đè là gì?

Định Tuệ

Hiếu dưỡng cha mẹ là đạo lý muôn đời

Định Tuệ

Viết Bình Luận