Tâm Hướng Phật
Kiến Thức

Người chuyên tu Tịnh nghiệp có cần tụng kinh sám hối không?

Người chuyên tu Tịnh nghiệp có cần tụng kinh sám hối như Lương Hoàng Sám và Thủy Sám không? Đối với hành giả chuyên tu tịnh nghiệp tụng những kinh sám hối ấy không phải là chánh hạnh, mà là tạp hạnh.

1- Hỏi: Niệm Phật và tu các công hạnh có cần hồi hướng không?

Đáp: Niệm Phật A Di Đà và tu tập hai hạnh chánh và phụ thì không cần phải hồi hướng riêng biệt. Còn tu tập tạp hạnh cần phải hồi hướng mới thành nghiệp vãng sanh (xin đọc phần 5, mục 3, Chuyên tu chánh hạnh).

2- Hỏi: Tu Tịnh nghiệp có cần diệt tham, sân, si không? Nếu cần thì làm sao?

Đáp: Tham, sân, si (tà kiến) là tam độc cần phải diệt trừ. Đối với hành giả Tịnh Độ chỉ cần duy nhất một câu A Di Đà Phật. Vạn đức hồng danh nầy có công năng diệt tội, sanh phước, tăng trưởng thiện căn và chuyển tám thức thành bốn (4) trí, thành Phật còn có dư.

Khi niệm sân vừa móng khởi hay đã khởi hiện hành (đã nổi cơn sân) chỉ cần nhiếp tâm niệm Phật là xong. Vì tâm một lúc không thể làm hai việc, niệm Phật thì niệm sân tự diệt. Bởi vậy Cổ đức dạy: “Không sợ niệm khởi, chỉ sợ giác chậm”.

3- Hỏi: Người chuyên tu Tịnh nghiệp có cần tụng kinh sám hối như Lương Hoàng Sám và Thủy Sám không?

Đáp: Đối với hành giả chuyên tu tịnh nghiệp tụng những kinh sám hối ấy không phải là chánh hạnh, mà là tạp hạnh.

Pháp sư Tịnh Không nói:

-“Niệm Phật là sám hối. Khi niệm Phật tinh tấn thường thấy bệnh nghiệp hiện tiền, đó là một hiện tượng chuyển nghiệp, đem tội nặng của quá khứ biến thành tội báo nhẹ hiện tại. Vì nguyện lực lớn hơn nghiệp lực”. “Khi có tâm sám hối, thề không tái phạm, tức là đã sám hối”, “Phải đoạn ác tu thiện mới đúng nghĩa sám hối”.

– “Thật ra, hết thảy kinh pháp đều là vì tiêu nghiệp chướng, nhưng nếu nghiệp chướng quá nặng thì tất cả hết thảy kinh pháp đều mất tác dụng chẳng thể tiêu trừ tội nghiệp, nhưng vẫn còn có cách riêng để tiêu trừ”.

– “Trong sách Quán Kinh Trực Chỉ là sách chú giải kinh Quán Vô Lượng Thọ, Ngài Từ Vân Quán Đảnh nói:

“Hết thảy tội nghiệp chẳng thể tiêu sạch được, tối hậu, chỉ có niệm A Di Đà Phật mới có thể thật sự tiêu tai”.

Liên Trì Cảnh Sách nói: “Muốn tiêu trừ nghiệp chướng phải niệm Phật, lễ Phật. Dùng nhất niệm vạn đức hồng danh chí tôn vô thượng để trung hòa tất cả vọng niệm và thói xấu tham, sân, si từ vô thủy kiếp đến nay. Những nghiệp chướng nặng nề này sẽ dung hòa vào câu thánh hiệu Nam mô A Di Đà Phật, được đức Phật A Di Đà đại từ đại bi và tất cả chư Phật trong mười phương hộ niệm, che chở, bao bọc, giúp tiêu trừ nghiệp chướng của chính mình. Lễ Phật chính là mỗi ngày chuyên lạy Phật A Di Đà để sám hối nghiệp chướng của chúng ta”.

Vả lại, Quán Kinh nói: “Niệm một câu A Di Đà Phật diệt được trọng tội sanh tử tám mươi ức kiếp”.

Vậy niệm Phật là đã sám hối rồi, dành thì giờ tụng kinh sám hối nói trên để niệm Phật, lễ Phật A Di Đà vừa được diệt hết thảy tội, vừa được tiếp dẫn vãng sanh Cực Lạc có tốt hơn không?

Trích: Niệm Phật đạt bất niệm tự niệm bảo đảm Vãng Sanh – Phần VII: Tổng Kết!

Bài viết cùng chuyên mục

Tứ vô lượng tâm là gì? Từ, Bi, Hỷ, Xả có nghĩa là như thế nào?

Định Tuệ

Gia trì lực của Quán Thế Âm Bồ Tát

Định Tuệ

Người tu hành tự thấy có năng lực nào đó coi chừng tẩu hỏa nhập ma

Định Tuệ

Phật tử tại gia nên đọc tụng Kinh gì ở nhà?

Định Tuệ

Tinh xá Kỳ Hoàn trong thành Thất La Phiệt

Định Tuệ

23 cách tạo phước đức và công đức vô lượng

Định Tuệ

4 điều cần biết khi tỉa chân nhang để may mắn trong năm mới

Định Tuệ

Người khi tụng Chú Đại Bi cần tác ý trước các tâm niệm này

Định Tuệ

Làm thế nào để tạo ra phước đức, sanh phước báu?

Định Tuệ

Viết Bình Luận