Người niệm Phật nhất định có cơ duyên sẽ thành Phật, tâm tâm niệm niệm lúc nào cũng nghĩ đến Phật, cuối cùng nhất định sẽ thành Phật.
Rất nhiều người cho rằng pháp môn niệm Phật không rõ ràng. Có người thiếu niềm tin dù họ có niệm thì cũng niệm qua loa, không mấy tha thiết.
Tham thiền cũng chính là niệm Phật, niệm Phật cũng chính là tham thiền. Người hiểu tham thiền mới là người hiểu niệm Phật, người hiểu niệm Phật mới là người tham thiền.
Tham thiền tức thân là Phật, có thể ngay mình cũng quên luôn, thậm chí ngay Phật cũng quên, bởi vì họ tự hỏi “Niệm Phật là ai”.
Người niệm Phật nhất định có cơ duyên sẽ thành Phật, tâm tâm niệm niệm lúc nào cũng nghĩ đến Phật, cuối cùng nhất định sẽ thành Phật.
Người tham thiền lại nói cái “chẳng được” chính là Phật, bởi vì tham thiền là tìm Phật, chẳng chịu nhận mình là Phật, tham câu “Niệm Phật là ai?” tìm tới tìm lui chính là hướng ngoại rồi.
Niệm Phật chính là trở về với Phật, trở về với tâm của chính mình, chẳng cần hướng ngoại mà tìm. Niệm Phật chính là hòa Phật thành một phiến, nhất định vãng sanh về Tây phương Cực lạc.
Bạn niệm Phật thì Phật niệm lại bạn, kết quả là thành Phật rồi, các bạn khỏi cần phải nghiên cứu tìm tòi, chỉ chuyên niệm Phật cho tốt là được.
Tham thiền cũng rất tốt, nhưng tham thiền cần phải chịu khổ, thứ nhất cần phải chịu đau chân mỏi gối; thứ hai mỗi giờ khắc phải xem coi lại chính mình quét sạch các vọng tưởng chưa.
Tham thiền khó hơn niệm Phật, niệm Phật dễ hơn. Các bạn chưa thấy sự vi diệu thù thắng của việc niệm Phật.
Tôi nói với các bạn một câu rất chân thành, tôi làm mọi việc mà tâm luôn hoan hỷ là nhờ niệm “Nam Mô A Di Đà Phật”.
Khi ngủ, tôi cũng niệm “Nam Mô A Di Đà Phật”. Ở trong mộng cũng niệm “Nam Mô A Di Đà Phật”. Khi đứng cũng niệm “Nam Mô A Di Đà Phật”. Bất cứ lúc nào cũng niệm “Nam Mô A Di Đà Phật”. Bởi vì A Di Đà Phật hòa với tôi lại thành một.
Nam Mô A Di Đà Phật!
Hòa Thượng Tuyên Hóa!
Một câu A Di Đà Phật phải thường niệm mọi lúc mọi nơi
Bất kỳ làm việc trong các ngành nghề nào trong lòng Phật hiệu không gián đoạn, công phu này là vô cùng đắc lực, dăm ba năm thì công phu thành khối rồi!
Tín, nguyện, trì danh đơn giản chỉ là một câu A Di Đà Phật này phải thường niệm mọi lúc mọi nơi đừng gián đoạn, tập niệm thầm, niệm trong lòng, nghe trong tâm, đừng niệm nhanh, A … Di … Đà … Phật… tốc độ như vậy là được, mỗi một chữ niệm cho thật rõ ràng, nghe cho thật rõ ràng.
Nghe như thế nào? Tai phải nghe âm thanh bên trong, không mở miệng niệm, niệm thầm có âm thanh, tai phải chăm chú nghe phật hiệu bên trong, nghe cho rõ ràng, niệm cho rõ ràng, nghe cho rõ ràng.
Quan trọng hơn bất cứ thứ gì. Bạn có thể nghe rõ ràng từng chữ một thì sẽ không có vọng niệm xen vào, nếu mà bạn không nghe thì liền có vọng tưởng, có tạp niệm sẽ phá vỡ hết công phu niệm phật của bạn đi, vì thế nhất định phải nghe, cách nghe này chính là phương pháp tu hành của Quan Thế Âm Bồ Tát.
Quan Thế Âm Bồ Tát dùng nhĩ căn phản văn văn tự tánh, Ngài chẳng phải nghe bên ngoài mà Ngài nghe từ bên trong.
Quan Thế Âm Bồ Tát tu pháp môn gì mà thành tựu vậy? Chắc hẳn cũng là tu niệm A Di Đà Phật mà thành tựu đấy! Đại Thế Chí Bồ Tát là niệm A Di Đà Phật thành tựu. Vậy Quan Thế Âm Bồ Tát cũng chẳng ngoại lệ đâu, ngày nay chúng ta đem phương pháp của Quan Âm Thế Chí hợp lại thành một chính là cách phản văn của Quan Thế Âm Bồ Tát.
Chúng ta nghe cái gì? Chúng ta chỉ nghe A Di Đà Phật, những thứ khác thì đừng có nghe, cũng tức là những thứ khác đều đừng để trong lòng, trong lòng chỉ để A Di Đà Phật, những thứ ngoài A Di Đà Phật ra đều không để trong tâm, có công việc tới ta rất rõ ràng, công việc làm xong rồi coi như không có việc ấy nữa, tuyệt đối chẳng để những chuyện ấy trong tâm, chỉ để A Di Đà Phật trong tâm mà thôi .
Được vậy bạn ở trên thế gian này bất luận làm công việc gì đều chẳng có chướng ngại. Lão hoà thượng Hải Hiền đã vì chúng ta biểu diễn trong sinh hoạt Phật hiệu không gián đoạn, lúc ăn cơm không gián đoạn, khi mặc áo không gián đoạn, trong công việc không gián đoạn.
Bất kỳ làm việc trong các ngành nghề nào trong lòng Phật hiệu không gián đoạn, công phu này là vô cùng đắc lực, dăm ba năm thì công phu thành khối rồi!
Pháp Sư Tịnh Không!
Nam Mô A Di Đà Phật – Xin thường niệm Phật!