Tâm Hướng Phật
Kiến Thức

Ngũ uẩn hay ngũ đạo

Thân hình đứa trẻ mới tượng trong thai là sắc. Lúc sanh ra là thọ. Đến sáu tuổi là tưởng. Khi mười hai tuổi là hành. Chừng ba mươi tuổi là thức. (Bốn mươi tám tuổi là giác).

Thân hình đứa trẻ mới tượng trong thai là sắc.
Lúc sanh ra là thọ.
Đến sáu tuổi là tưởng.
Khi mười hai tuổi là hành.
Chừng ba mươi tuổi là thức.
(Bốn mươi tám tuổi là giác).

Địa ngục là tứ đại, hay thân hình trong thai, có sắc.
Ngạ quỉ là cây cỏ, hay đứa trẻ mới sanh, có thọ.
Súc sanh là con thú, hay em nhỏ sáu tuổi, có tưởng.
Nhơn là người, hay người nhỏ, có hành.
Thiên là trời, hay người lớn, có thức.
(Phật hay người già, bốn mươi tám tuổi, có giác).

a. Địa ngục

Cảnh của một đứa trẻ ngồi trong bụng mẹ, bọc thai như bao vỏ của hột giống, da bụng mẹ như đất. Ở trong ấy nhờ cái ấm mà tượng hình. Lúc ban đầu mê như người ngủ, vốn chưa có cái biết, về sau bởi có sự xao động bên ngoài là pháp hành mới sanh thức biết lần lần. Cái thức mới ấy là thọ cảm, có thọ cảm mới chun ra; cũng như kẻ ngộp nhô tìm ánh sáng, vượt bỏ chốn vô minh si mê (địa ngục).

b. Ngạ quỷ

Đứa trẻ sanh ra chỉ biết đòi ăn, đòi bú, cũng như cỏ mọc ra là chỉ biết sự đói khát, đòi ăn phân, uống nước, gốc tham lam (ngạ quỉ).

c. Súc sanh

Trẻ con sáu tuổi vọc đất chơi bùn, ưa lùm thích bụi khác nào con vật; lại thêm nghịch ngợm phá phách, hung dữ, ham gây, gốc sân giận (súc sanh).

(Ba hạng này ở trong cái ác mà không tự biết, sống bằng cách hại kẻ khác chung quanh mà vẫn không hay. Như cây cỏ sanh ra bởi đất nước, rồi lại ăn đất nước mà sống, khác nào như đứa con sống bằng thân mẹ, ăn máu thịt mẹ? Đứa trẻ lấy máu thịt mẹ làm thân (địa ngục) sanh ra rồi lại còn bú là ăn máu thịt mẹ nữa, thêm sự thèm đòi như ma đói (ngạ quỉ). Lớn lên sáu tuổi hết giết mẹ, lại đến tuổi đùa nghịch, phá phách, gây gổ khổ hại ông cha (súc sanh).

Ấy bởi chỉ có sắc thân như địa ngục, thọ cảm như ngạ quỉ, tư tưởng như súc sanh thôi. Nào ta có nên chấp trách kẻ chưa có cái biết đầy đủ ấy, vì theo từng lớp tiến hóa, ai ai cũng vậy. Chính ta, chúng ta mỗi người đã phải trải qua ba lớp ác ấy rồi: ta đã ở trong cảnh mê ngộp của địa ngục thai bào (sắc) mà tiến đến cõi đói khát tìm đòi của ngạ quỉ (thọ), rồi vượt lên đến lớp nghịch ngợm phá phách của súc sanh (tưởng).

Nhưng lần lượt ta sẽ đến với cái thiện của lớp người (hành), Trời (thức) mà tha thứ cùng giúp đỡ cho bao kẻ khác. Người giúp ta, ta giúp lại kẻ khác, ai cũng sanh nơi cha mẹ gốc vốn và phải nương theo chỗ sanh gốc vốn ấy một lúc đầu. Về sau ta mới biết tự lo cho ta và đền ơn cha mẹ là ta giúp đỡ nuôi dạy lại kẻ khác).

d. Nhơn (người)

Khi tuổi mười hai, không làm ác, tha thứ cha mẹ, không giết hại, lòng nhơn nhỏ hẹp, tự làm nuôi sống, có hành vi phụ giúp gia đình, lần lần biết thương quyến thuộc. Tập ăn chay, giảm tha mạng thú vật, bắt đầu ham sống vật chất, chú trọng cho mình nhiều, gọi là người nhỏ (nhơn).

đ. Thiên (trời)

Chừng tuổi ba mươi, lòng nhơn to rộng, gọi là người lớn, giao du cùng xứ, sống trong xã hội, biết thương chủng tộc người. Nói việc lớn, làm việc lớn, mắt tai mũi lưỡi thân ý đều hạp theo lẽ lớn, sự lành. Quên mình mà lo cho thiên hạ, giúp đỡ kẻ dưới mình, gần là vợ con, xa là một xứ. Thanh cao quảng đại, gác mình bực bề trên kêu là Trời. Sống với tinh thần, chồng vợ lâu ngày xem ra như bạn, giúp nương coi là bổn phận. Hiểu lẽ trắng, biết điều thiện, có thức trí, ăn chay, phóng sanh, trọng mạng sống của thú người, lòng nhơn đã rộng lớn (thiên).

e. Phật

Trên bốn mươi tám tuổi, tuổi đã giác ngộ, trong sạch sáu căn, từ bi trí huệ, sống nơi thanh tịnh, biết kinh nghiệm chơn lý, thấy rõ vô thường, khổ não, không cái ta. Chuyên dạy lành cho trẻ nhỏ, nết hạnh trang nghiêm, giác ngộ hoàn toàn; không giống như người lớn cùng trẻ nhỏ; qua khỏi sự làm ác và làm thiện bằng vật chất; chỉ nói chút lẽ đạo, no đói không cần, có chi ăn nấy. Ngày ăn một bữa để nuôi tâm chơn như, rảnh rang không bạc tiền. Ai chôn giết chừng nào cũng được, thương tất cả chúng sanh. Bình đẳng cỏ, thú, người thuận theo lẽ một, thế gian người nuôi để xin lời vàng ngọc. Không sống cho mình, sanh già bịnh chết rõ biết, vui khổ hết ham.

Trên sáu mươi tuổi, không còn đi đây đó, ở trụ một chỗ hưu trí, thôi dạy, nín nghỉ chơn như. Trí đầy tâm đủ gọi Niết-bàn sáng lặng. Như hột giống sen khô cứng, cất để đời đời, trường sanh bất diệt.

Trích: Chơn Lý – Tổ Sư Minh Đăng Quang – Chơn Lý 2 – Ngũ Uẩn!

Bài viết cùng chuyên mục

Từ Bi và Trí Tuệ

Định Tuệ

Cảnh sách đại chúng: Hãy chuyên tâm niệm Phật

Định Tuệ

Phẩm vị cõi Tịnh độ của đức Phật A Di Đà

Định Tuệ

Niệm một câu A Di Đà Phật có thể diệt trừ tội sanh tử 80 ức kiếp?

Định Tuệ

Nên niệm Phật vào lúc nào? Thời gian niệm Phật bao lâu?

Định Tuệ

Tịnh Độ Đại Kinh Giải Diễn Nghĩa tập 11 – Pháp Sư Tịnh Không

Định Tuệ

Thất Bồ đề phần là gì? Thất giác chi gồm những pháp nào?

Định Tuệ

Bài Sám Đại Nguyện Địa Tạng Vương Bồ Tát

Định Tuệ

Đại hiếu tức là thuận thân, dưỡng chí

Định Tuệ

Viết Bình Luận