Phân chia ra ngũ uẩn, chỉ rõ từng giới hạn ấy để cho dễ phân biệt. Cái giác có từ đâu? Giác là gì? Tại sao mà có? Có để chi?
Sắc là thân phàm (địa ngục).
Thọ (ngạ quỉ), Tưởng (súc sanh), Hành (nhơn loại)… Là tâm phàm vọng.
Thức là trí phàm (thiên đường).
Chót hết là giác. Giác là tánh hay tâm chơn của chư Phật. Trong giác có chứa sẵn rồi năm ấm. Trong mỗi một ấm đều có chứa ảnh hưởng của bốn cái kia và cái giác. Cũng như trái dừa non có vỏ (vật, thân), lớn có thịt cơm (trí), già có hột (mộng), thì vỏ thịt cơm đều tiêu lần (tâm).
Như vậy là trong vỏ đương ngầm tựu hột (mộng) và thịt cơm, trong thịt cơm có hột (mộng); hột (mộng) ấy sẽ nảy tượng. Trong hột (mộng) chứa thể chất của thịt cơm, nước, vỏ.
Cho nên nói rằng chúng sanh có Phật tánh, có ảnh hưởng Phật sẽ thành tựu quả Phật, và cũng có thể nói rằng trong Phật có chúng sanh, nhưng bởi hột giống không gieo trồng thì không lên, bằng ương xuống ắt cũng mọc liền.
Phân chia ra ngũ uẩn, chỉ rõ từng giới hạn ấy để cho dễ phân biệt. Cái giác có từ đâu? Giác là gì? Tại sao mà có? Có để chi? Sự thật nơi năm pháp cái này ta thấy thân sanh tâm trước, trí sanh tánh trước. Khi có tánh rồi, tánh sanh trí sau.
Có tâm rồi, tâm sanh thân sau. Như vậy là từ thân đến tánh, từ địa ngục đến Niết-bàn, là con đường tiến hóa, hay lớp học của chúng sanh cũng kêu là đạo.
Từ đầu vô minh đến cuối chót giác ngộ là đắc đạo. Nơi đó chỉ có cái biết. Từ không biết đến biết hoàn toàn. Từ vô động sanh ra động và đến nghỉ ngơi, còn tồn lại hột giống, hay cái ta chắc thiệt.
Trích: Chơn Lý – Tổ Sư Minh Đăng Quang – Chơn Lý 2 – Ngũ Uẩn!