Bộ sách Khai Thị là những lời dạy vô cùng quý giá của Ngài Tuyên Hóa nhằm khai thị, giác ngộ cho chúng đệ tử. Dưới đây là nội dung Khai Thị quyển 3.
Khai Thị là bộ sách vô cùng quý giá, là những lời dạy mà Ngài Tuyên Hóa đã dùng hơn 70 năm theo Phật khai thị, giác ngộ cho chúng đệ tử.
Bộ sách Khai Thị có thể Phật tử mở mang trí tuệ, khai quang nhãn lực, tinh thông trí lực biết được đâu là đúng – đâu là sai để tránh, vượt qua cám dỗ trên con đường tu để sớm thành chánh quả. Bộ sách Khai Thị vô cùng dễ đọc, dễ hiểu ngay cả đệ tử mới tu tập cũng dễ dàng áp dụng thực hành.
Kệ Khai Kinh
Phật pháp rộng sâu rất nhiệm mầu,
Trăm ngàn muôn kiếp khó tìm cầu,
Con nay nghe thấy chuyên trì tụng,
Nguyện rõ Như Lai nghĩa nhiệm mầu.
Nhân Nào Quả Nấy
Con người ở thế gian này gặp đủ thứ chuyện kỳ lạ, vì sao? Ðó là vì trước kia người ta đã trót trồng cái nhân kỳ lạ nên bây giờ mới sanh ra cái quả kỳ lạ. Nếu các bạn chẳng gieo loại nhân ấy thì sẽ không gặt phải loại quả này. Vì thế, nếu mọi người hiểu được đạo lý nhân quả thì hãy:
Chư ác mạc tác,
Chúng thiện phụng hành.
(Chớ làm điều ác,
Chỉ làm việc lành.)
Trên thế gian này, con người không thể nào tách rời khỏi nhân quả; song le, vì ai nấy đều chỉ thấy quả chứ chẳng thấy nhân nên khi quả báo xảy tới thì cuống quít, hoang mang, không biết nên như thế nào cho phải nữa! Ðó đều là do khi trồng nhân, người ta đã không biết thận trọng, đợi đến lúc phải nhận lãnh những quả báo quái lạ thì họ mới giật mình, sửng sốt!
Chúng ta hiện đang nghiên cứu Tứ Chủng Thanh Tịnh Minh Hối (Bốn Ðiều Răn Dạy Về Tánh Thanh Tịnh) trong Kinh Lăng Nghiêm. Phần kinh văn này giảng giải rất cặn kẽ những trường hợp nhân quả phức tạp, kỳ lạ của con người. Các bạn muốn hiểu rõ vấn đề nhân quả thì hãy “chớ làm điều ác, chỉ làm việc lành.” Hằng ngày, các bạn không nên chỉ toàn nghĩ tới lợi lộc riêng tư mà hãy tìm cách mang lại lợi ích cho người khác; song, không cần phải huênh hoang: “Tôi thường làm nhiều chuyện lợi ích cho người khác lắm! Tôi sửa chùa tháp, bố thí, giúp đỡ người nghèo…” Những việc như thế không phải để khoác lác hay nói suông, mà cần phải chân chánh thực hành. Hãy lấy việc giúp người làm nguồn vui và xem đó là thiên chức của mình; được như vậy thì thế giới này sẽ tự nhiên trở nên tốt đẹp!
(Giảng ngày 30 tháng 4 năm 1983)
Mời quý bạn đọc trọn bộ Khai Thị Quyển 3 – Hòa Thượng Tuyên Hóa tại file PDF dưới đây.
[pvfw-embed viewer_id=”4450″ width=”100%” height=”600″ iframe_title=”Tâm Hướng Phật” zoom=”auto” pagemode=”none”]