Tâm Hướng Phật
Lời Phật Dạy

Kinh Pháp Cú phẩm A La Hán và hình vẽ minh họa

Kinh Pháp Cú là những lời dạy của đức Phật Thích Ca Mâu Ni khi còn tại thế. Dưới đây là nội dung Kinh Pháp Cú phẩm A La Hán.

Kinh Pháp Cú là một tập hợp những câu dạy ngắn gọn nhưng đầy ý nghĩa của Đức Phật Thích Ca trong ba trăm trường hợp giáo hóa khác nhau. Những câu trong Kinh này do chính Đức Phật khi còn tại thế nói ra trong suốt 45 năm thuyết pháp của Ngài.

Dhammapada là một trong 15 quyển kinh thuộc Tiểu Bộ Kinh trong Kinh Tạng Pali. Ðây là một quyển kinh Phật giáo rất phổ thông và đã được dịch ra nhiều thứ tiếng quan trọng trên thế giới. Nhiều tác giả coi bộ kinh này như là Thánh Thư của Đạo Phật.

Các câu này về sau được các vị đại đệ tử của Đức Phật sắp xếp thành 423 bài “kệ”, chia ra làm 26 “phẩm” và tụng đọc trong Ðại Hội Kết Tập Kinh Ðiển lần đầu tiên sau khi Đức Phật nhập diệt.

“Pháp” có nghĩa là đạo lý, chân lý, giáo lý. “Cú” là lời nói, câu kệ. “Pháp Cú” là những câu nói về chánh pháp, những lời dạy của đức Phật nên Kinh Pháp Cú còn được gọi là “Kinh Lời Vàng” hoặc “Lời Phật Dạy“.

Kinh Pháp Cú tóm thâu tinh hoa giáo lý của Đức Phật. Ðọc những bài kệ trong kinh này người đọc cảm thấy như chính mình được trực tiếp nghe lời Phật dạy từ hơn 2500 năm trước vọng lại. Mỗi bài kệ có thể xem là chứa đựng một cách súc tích và trung thành nhất những lời dạy, những giáo lý căn bản nguyên thủy của đức Phật.

Dưới đây là nội dung Kinh Pháp Cú phẩm A La Hán:

90. Người đã giải thoát hết thảy, đã dứt hết thảy buộc ràng, là người đi đường đã đến đích, chẳng còn chi lo sợ khổ đau.

90. Đích đã đến, không sầu,
giải thoát ngoài tất cả,
đoạn trừ mọi buộc ràng,
vị ấy không nhiệt não.

91. Kẻ dũng mãnh chánh niệm, tâm không ưa thích tại gia; ví như con ngỗng trời, khi ra khỏi ao, chúng bỏ lại cái ao hồ không chút nhớ tiếc.

91. Tự sách tấn, chánh niệm,
không thích cư xá nào,
như ngỗng trời rời ao,
bỏ sau mọi trú ẩn.

92. Những vị A-la-hán không chất chứa tài sản biết rõ mục đích sự ăn uống, tự tại đi trong cảnh giới “không, vô tướng, giải thoát”, như chim bay giữa hư không, khó tìm thấy dấu vết.

92. Tài sản không chất chứa,
ăn uống biết liễu tri,
tự tại trong hành xứ,
“Không, vô tướng, giải thoát.”
Như chim giữa hư không,
hướng chúng đi khó tìm.

93. Những vị A-la-hán đã dứt sạch các lậu hoặc, không tham đắm uống ăn, tự tại đi trong cảnh giới “không, vô tướng, giải thoát”, như chim bay giữa hư không, khó tìm thấy dấu vết.

93. Ai lậu hoặc đoạn sạch,
ăn uống không tham đắm,
tự tại trong hành xứ,
“Không, vô tướng, giải thoát”
như chim giữa hư không,
dấu chân thật khó tìm.

94. Những vị A-la-hán đã tịch tịnh được các căn như tên kỵ mã đã điều luyện được ngựa lành, nên không còn phiền não ngã mạn, được hàng nhơn, thiên kính mộ.

94. Ai nhiếp phục các căn,
như đánh xe điều ngự,
mạn trừ, lậu hoặc dứt.
Người vậy, chư Thiên mến.

95. Những vị A-la-hán đã bỏ hết sân hận, tâm như cõi đất bằng, chí thành kiên cố như nhân-đà-yết-la, như ao sâu không bùn, nên chẳng còn bị luân hồi xoay chuyển.

95. Như đất, không hiềm hận,
như cột trụ, kiên trì,
như hồ, không bùn nhơ,
không luân hồi, vị ấy.

96. Những vị A-la-hán ý nghiệp thường vắng lặng, ngữ nghiệp, hành nghiệp thường vắng lặng, lại có chánh trí giải thoát, nên được an ổn luôn.

96. Người tâm ý an tịnh,
lời an, nghiệp cũng an,
chánh trí, chơn giải thoát;
tịnh lạc là vị ấy.

97. Những vị A-la-hán chẳng còn phải tin ai, đã thấu hiểu đạo vô vi, dứt trừ vĩnh viễn nguyên nhân cùng quả báo ràng buộc, lòng tham dục cũng xa lìa. Thật là bậc Vô thượng sĩ.

97. Không tin, hiểu vô vi,
người cắt mọi hệ lụy;
cơ hội tận, xã ly,
vị ấy thật tối thượng.

98. Dù ở xóm làng, dù ở núi rừng, dù ở đất bằng, dù ở ngõ trũng, bất cứ ở chốn nào mà có vị A-la-hán thì ở đấy đầy cảnh tượng yên vui.

98. Làng mạc hay rừng núi,
thung lũng hay đồi cao;
La-hán trú chỗ nào,
đất ấy thật khả ái.

99. Lâm dã là cảnh rất vui đối với vị A-la-hán, nhưng người đời chẳng ưa thích; trái lại, dục lạc là cảnh ưa thích đối với người đời, vị A-la-hán lại lánh xa.

99. Khả ái thay núi rừng,
chỗ người phàm không ưa;
vị ly tham ưa thích,
vì không tìm dục lạc.

Mời quý bạn đọc trọn bộ kinh Pháp Cú tại: Kinh Pháp Cú – 423 lời vàng Phật dạy trọn bộ – Thích Minh Châu

Bài viết cùng chuyên mục

Phẩm thứ 36: Bảy lọ vàng – Hiền Ngu Nhân Duyên Kinh

Định Tuệ

Kinh Kim Quang Minh Quyển 3: Phẩm Diệt trừ nghiệp chướng

Định Tuệ

Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát sơ phát Bồ đề tâm

Định Tuệ

Kinh Kim Quang Minh Quyển 1: Phẩm Tựa

Định Tuệ

Kinh Vô Lượng Nghĩa phẩm thứ nhất: Đức Hạnh

Định Tuệ

Kinh Pháp Hoa: Phẩm dược thảo dụ thứ năm

Định Tuệ

Kinh Địa Tạng phẩm thứ mười ba: Dặn dò cứu độ nhơn thiên

Định Tuệ

Cúng dường nước sạch cho chúng Tăng thoát kiếp đọa Ngạ quỷ

Định Tuệ

Kinh Pháp Hoa: Phẩm Đà La Ni thứ 26

Định Tuệ

Viết Bình Luận