Tâm Hướng Phật
Lời Phật Dạy

Kinh Pháp Cú phẩm Ngàn và hình vẽ minh họa

Kinh Pháp Cú là những lời dạy của đức Phật Thích Ca Mâu Ni khi còn tại thế. Dưới đây là nội dung Kinh Pháp Cú phẩm Ngàn.

Kinh Pháp Cú là một tập hợp những câu dạy ngắn gọn nhưng đầy ý nghĩa của Đức Phật Thích Ca trong ba trăm trường hợp giáo hóa khác nhau. Những câu trong Kinh này do chính Đức Phật khi còn tại thế nói ra trong suốt 45 năm thuyết pháp của Ngài.

Dhammapada là một trong 15 quyển kinh thuộc Tiểu Bộ Kinh trong Kinh Tạng Pali. Ðây là một quyển kinh Phật giáo rất phổ thông và đã được dịch ra nhiều thứ tiếng quan trọng trên thế giới. Nhiều tác giả coi bộ kinh này như là Thánh Thư của Đạo Phật.

Các câu này về sau được các vị đại đệ tử của Đức Phật sắp xếp thành 423 bài “kệ”, chia ra làm 26 “phẩm” và tụng đọc trong Ðại Hội Kết Tập Kinh Ðiển lần đầu tiên sau khi Đức Phật nhập diệt.

“Pháp” có nghĩa là đạo lý, chân lý, giáo lý. “Cú” là lời nói, câu kệ. “Pháp Cú” là những câu nói về chánh pháp, những lời dạy của đức Phật nên Kinh Pháp Cú còn được gọi là “Kinh Lời Vàng” hoặc “Lời Phật Dạy“.

Kinh Pháp Cú tóm thâu tinh hoa giáo lý của Đức Phật. Ðọc những bài kệ trong kinh này người đọc cảm thấy như chính mình được trực tiếp nghe lời Phật dạy từ hơn 2500 năm trước vọng lại. Mỗi bài kệ có thể xem là chứa đựng một cách súc tích và trung thành nhất những lời dạy, những giáo lý căn bản nguyên thủy của đức Phật.

Dưới đây là nội dung Kinh Pháp Cú phẩm Ngàn:

100. Đọc đến ngàn lời vô nghĩa chẳng bằng một câu có nghĩa lý, nghe xong tâm liền tịch tịnh.

100. Dầu nói ngàn ngàn lời,
nhưng không gì lợi ích.
Tốt hơn một câu nghĩa,
nghe xong, được tịnh lạc.

101. Tụng đến ngàn câu kệ vô nghĩa, chẳng bằng một câu kệ có nghĩa lý, nghe xong tâm liền tịch tịnh.

101. Dầu nói ngàn câu kệ
nhưng không gì lợi ích.
Tốt hơn nói một câu,
nghe xong, được tịnh lạc.

102. Tụng đến trăm câu kệ vô nghĩa chẳng bằng một Pháp cú, nghe xong tâm liền tịch tịnh.

102. Dầu nói trăm câu kệ
nhưng không gì lợi ích.
Tốt hơn một câu pháp,
nghe xong, được tịnh lạc.

103. Thắng ngàn quân giặc ở chiến trường chẳng bằng tự thắng. Người tự thắng là chiến sĩ oanh liệt nhất.

103. Dầu tại bãi chiến trường
thắng ngàn ngàn quân địch,
tự thắng mình tốt hơn,
thật chiến thắng tối thượng.

104. Tự thắng mình còn vẻ vang hơn thắng kẻ khác. Muốn thắng mình phải luôn luôn tiết chế lòng tham dục.

104. Tự thắng, tốt đẹp hơn,
hơn chiến thắng người khác.
Người khéo điều phục mình,
thường sống tự chế ngự.

105. Dù là Thiên thần, Càn-thát-bà, Ma vương, hay Phạm thiên, không một ai chẳng thất bại trước người đã tự thắng.

105. Dầu Thiên thần, Thát-bà,
dầu Ma vương, Phạm thiên
không ai chiến thắng nổi,
người tự thắng như vậy.

106. Mỗi tháng bỏ ra hàng ngàn vàng để sắm vật hy sinh, tế tự cả đến trăm năm, chẳng bằng giây lát cúng dường5 bậc chân tu; cúng dường bậc chân tu trong giây lát thắng hơn tế tự quỷ thần cả trăm năm.

106. Tháng tháng bỏ ngàn vàng,
tế tự cả trăm năm,
chẳng bằng trong giây lát,
cúng dường bậc tự tu.
Cùng dường vậy tốt hơn,
hơn trăm năm tế tự.

107. Cả trăm năm ở tại rừng sâu thờ lửa,6 chẳng bằng trong giây lát cúng dường bậc chân tu, cúng dường bậc chân tu trong giây lát thắng hơn thờ lửa cả trăm năm.

107. Dầu trải một trăm năm,
thờ lửa tại rừng sâu,
chẳng bằng trong giây lát,
cúng dường bậc tự tu.
Cúng dường vậy tốt hơn,
hơn trăm năm tế tự.

108. Suốt năm cúng dường để cầu phước, công đức chẳng bằng một phần tư sự kính lễ bậc chánh trực, chánh giác.

108. Suốt năm cúng tế vật,
để cầu phước ở đời.
Không bằng một phần tư
kính lễ bậc chánh trực.

109. Thường hoan hỷ tôn trọng, kính lễ bậc trưởng lão thì được tăng trưởng bốn điều: sống lâu, đẹp đẽ, vui vẻ, khỏe mạnh.

109. Thường tôn trọng, kính lễ
bậc kỳ lão trưởng thượng;
bốn pháp được tăng trưởng:
thọ, sắc, lạc, sức mạnh.

110. Sống trăm tuổi mà phá giới, không tu thiền, chẳng bằng sống chỉ một ngày mà trì giới, tu thiền định.

110. Dầu sống một trăm năm
ác giới, không thiền định;
không bằng sống một ngày,
trì giới, tu thiền định.

111. Sống trăm tuổi mà thiếu trí tuệ, không tu thiền, chẳng bằng sống chỉ một ngày mà đủ trí tuệ, tu thiền định.

111. Ai sống một trăm năm,
ác tuệ, không thiền định;
không bằng sống một ngày,
có tuệ, tu thiền định.

112. Sống trăm tuổi mà giải đải không tinh tấn, chẳng bằng sống chỉ một ngày mà hăng hái tinh cần.

112. Ai sống một trăm năm,
lười nhác không tinh tấn;
không bằng sống một ngày
tinh tấn tận sức mình.

113. Sống trăm tuổi mà không thấy pháp vô thường sanh diệt, chẳng bằng sống chỉ một ngày mà được thấy pháp sanh diệt vô thường.

113. Ai sống một trăm năm,
không thấy pháp sinh diệt;
không bằng sống một ngày,
thấy được pháp sinh diệt.

114. Sống trăm tuổi mà không thấy đạo tịch tịnh vô vi,9 chẳng bằng sống chỉ một ngày mà thấy đạo vô vi tịch tịnh.

114. Ai sống một trăm năm,
không thấy câu bất tử;
không bằng sống một ngày,
thấy được câu bất tử.

115. Sống trăm tuổi mà không thấy pháp tối thượng, chẳng bằng sống chỉ một ngày mà thấy pháp tối thượng.

115. Ai sống một trăm năm,
không thấy pháp tối thượng;
không bằng sống một ngày,
thấy được pháp tối thượng.

Mời quý bạn đọc trọn bộ kinh Pháp Cú tại: Kinh Pháp Cú – 423 lời vàng Phật dạy trọn bộ – Thích Minh Châu

Bài viết cùng chuyên mục

Học hạnh xả ly của Đức Phật qua 6 lời giải đáp vua cha Tịnh Phạn

Định Tuệ

Bài Kinh sám hối tiêu trừ nghiệp chướng

Định Tuệ

Kinh Pháp Hoa: Phẩm Phân Biệt Công Đức thứ mười bảy

Định Tuệ

Kinh Vô Lượng Thọ phẩm thứ 20: Đức phong hoa vũ

Định Tuệ

Cúng dường hoa cỏ bên lề đường, chứng quả A La Hán – Kinh Hiền Ngu

Định Tuệ

Kinh Vô Lượng Thọ phẩm thứ 15: Bồ Ðề đạo tràng

Định Tuệ

Phẩm thứ mười ba: Vua Từ Lực cho huyết – Hiền Ngu Nhân Duyên Kinh

Định Tuệ

Cách làm công đức giúp người bệnh khỏi tai ương, tiêu tội chướng

Định Tuệ

Kinh Địa Tạng phẩm thứ mười một: Địa thần hộ Pháp

Định Tuệ

Viết Bình Luận