Tâm Hướng Phật
Giảng Giải Kinh

Kinh Lăng Nghiêm quyển 6 – Hòa Thượng Tuyên Hóa lược giảng

Dưới đây là nội dung Kinh Lăng Nghiêm quyển 6, Hòa Thượng Tuyên Hóa lược giảng giải, TT Thích Nhuận Châu việt dịch, sách file PDF.

KINH ĐẠI PHẬT ĐẢNH NHƯ LAI MẬT NHƠN TU CHỨNG LIỄU NGHĨA CHƯ BỒ TÁT VẠN HẠNH THỦ LĂNG NGHIÊM QUYỂN 6
Sa-môn Bát-thích Mật-đế người Trung Thiên Trúc dịch vào đời Đường.
Sa-môn Di-già Thích-ca, người nước Ô Trành dịch ngữ.
Sa-môn Hoài Địch, chùa Nam Lâu, núi La Phù, chứng minh bản dịch.
Đệ tử Phòng Dung, thọ Bồ-tát giới, hiệu Thanh Hà, chức Tiền Chánh Nghị
Đại Phu đồng Trung Thư Môn Hạ Bình Chương Sự bút thọ (nhuận bút)

Tuyên Hóa Thượng Nhân,
Vạn Phật Thánh Thành, Bắc Mỹ châu (Hoa Kỳ) lược giảng.
Đệ tử thọ Bồ-tát giới Phương Quả Ngộ ghi chép.
Thích Nhuận Châu, Tịnh Thất Từ Nghiêm Đại Tòng Lâm dịch

KHAI KINH KỆ

Vô thượng thậm thâm vi diệu pháp
Bách thiên vạn kiếp nan tao ngộ
Ngã kim kiến văn đắc thọ trì
Nguyện giải Như Lai chân thật nghĩa

Phật pháp rộng sâu rất nhiệm mầu
Trăm ngàn muôn kiếp khó tìm cầu
Con nay nghe được chuyên trì tụng
Nguyện rõ Như Lai nghĩa nhiệm mầu.

Trích đoạn đầu Quyển 6

Kinh văn:

Lúc bấy giờ Bồ-tát Quán Thế Âm liền từ chỗ ngồi đứng dậy, đảnh lễ sát dưới chân Đức Phật, rồi bạch Phật rằng:

Giảng giải:

Phần trước, Bồ-tát Đại Thế Chí đã trình bày cách thức tu tập pháp môn niệm Phật. Đó là phương pháp rất thích hợp cho mọi người trong thời đại ngày nay. Phương pháp ấy rất có hiệu quả. Sao vậy? Trong kinh dạy chúng ta rằng vào thời mạt pháp, trong một triệu người tu tập, thậm chí chưa có được một người ngộ đạo. Nhiều người tu tập nhưng ít có người được chứng ngộ. Thế thì chúng ta phải làm sao? Đừng bận tâm. Kinh có dạy rằng, “Chỉ nhờ vào pháp môn niệm Phật, mà mọi chúng sinh đều được độ thoát.” Phương pháp niệm Phật rất dễ thực hành. Bằng cách thực hành niệm Phật, chúng ta sẽ được thoát khỏi ba cõi theo chiều ngang, và đới nghiệp vãng sanh.

Thế nào là nghĩa thoát khỏi ba cõi theo chiều ngang? Cũng giống như loài côn trùng sống trong ống tre, nếu nó đục xuyên theo chiều dọc thân tre, nó phải đi qua các lóng mắt, phải mất thời gian rất lâu. Thay vì vậy, nếu loại côn trùng ấy biết cách gặm một lỗ ở bên thân tre, thì nó sẽ ra khỏi được ống tre một cách rất dễ dàng. Người niệm Phật cũng giống như loài côn trùng thoát ra khỏi ống từ bên thân cây tre; họ thoát ra khỏi ba cõi theo chiều ngang–đúng với tầm mức của họ.

“Đới nghiệp vãng sanh,” nghiệp mà mọi người đang mang là nghiệp của đời trước, không phải của đời nầy–đó là nghiệp đã tạo, không phải là nghiệp mới. Điều nầy có nghĩa là trước khi quý vị biết được phương pháp niệm Phật, quý vị đã tạo ra các nghiệp chướng. Quý vị có thể mang các nghiệp ấy theo khi mình vãng sanh sang cõi Tịnh độ. Nhưng quý vị không được tiếp tục tạo nghiệp ác một khi quý vị đã biết niệm Phật, vì quý vị không thể mang nghiệp ác ấy theo được. Một khi quý vị đã biết niệm Phật, thì quý vị nên thay đổi cách sống. Đừng cố tạo nên các nghiệp xấu. Nếu làm như vậy, quý vị sẽ chất chồng ác nghiệp, gia trọng thêm chướng ngại. Đó gọi là “biết rõ mà cố phạm–minh tri cố phạm,” trong trường hợp đó, nghiệp chướng tăng gấp ba. Quý vị có thể mang nghiệp cũ để vãng sanh, nhưng nay quý vị đã hiểu được Phật pháp, quý vị không thể nói rằng, “Ồ! Mình có thể niệm Phật, mặt kia mình có thể tạo nghiệp ác, vì trong tương lai mình có thể mang nghiệp đã tạo sang cõi Cực lạc với mình.”

Thật là sai lầm! Không những quý vị không thể nào mang nghiệp của mình đi, mà còn không thể nào vãng sanh về đó, vì quý vị sẽ bị chướng ngại bởi nghiệp của mình. Chúng ta là những người đã tin vào Đức Phật, phải nên thận trọng, đừng tạo thêm nghiệp chướng một khi chúng ta đã biết niệm Phật. Chương Đại Thế Chí niệm Phật viên thông nầy vô cùng quan trọng. Mọi người nên biết phương pháp niệm Phật chủ yếu là gì. Tại sao chúng ta phải nên niệm Phật? Vì chúng ta có nhân duyên rất lớn với Đức Phật A-di-đà.

Đức Phật A-di-đà đã thành Phật cách đây 10 kiếp. Trước đó, ngài có pháp danh là Pháp Tạng tỷ-khưu. Lúc ấy, ngài phát 48 lời nguyện. Trong lời nguyện thứ 13 và 14, ngài phát nguyện: “Nếu có chúng sinh nào trong khắp mười phương niệm danh hiệu của tôi mà không thành Phật, tôi nguyện sẽ không thành chánh giác.” Nói cách khác, nếu có chúng sinh nào niệm danh hiệu ngài mà không được thành Phật, thì ngài nguyện sẽ không thành Phật. Và do nguyện lực của Đức Phật A-di-đà, mọi người ai niệm danh hiệu của ngài thì đều được vãng sanh vào thế giới Cực lạc.

Mời quý bạn đọc Kinh Lăng Nghiêm quyển 6 – Hòa Thượng Tuyên Hóa lược giảng tại file PDF dưới đây. Đọc và tải trọn bộ Kinh Lăng Nghiêm HT Tuyên Hóa giảng giải tại: Kinh Lăng Nghiêm giảng giải – Hòa Thượng Tuyên Hóa

Bài viết cùng chuyên mục

Kinh A Di Đà lược giải – Hòa Thượng Tuyên Hóa giảng PDF

Định Tuệ

Đại Thế Chí Bồ Tát niệm Phật viên thông chương lược giảng PDF

Định Tuệ

Kinh Lăng Nghiêm quyển 9 – Hòa Thượng Tuyên Hóa lược giảng

Định Tuệ

Kinh Lăng Nghiêm quyển 3 – Hòa thượng Tuyên Hóa lược giảng

Định Tuệ

Kinh Bát Đại Nhân Giác giảng giải PDF – HT Thích Thanh Từ

Định Tuệ

Kinh Lăng Nghiêm quyển 5 – Hòa Thượng Tuyên Hóa lược giảng

Định Tuệ

Diệu Pháp chữa bệnh, bí quyết mạnh khỏe và trường thọ PDF

Định Tuệ

Kinh Lăng Nghiêm quyển 8 – Hòa Thượng Tuyên Hóa lược giảng

Định Tuệ

Chú Lăng Nghiêm giảng giải PDF – Hòa Thượng Tuyên Hóa

Định Tuệ

Viết Bình Luận