Tâm Hướng Phật
Kiến Thức

Nguyện thứ sáu: Thỉnh chuyển pháp luân

“Thỉnh chuyển pháp luân” là phương pháp tiêu tai giải nạn thù thắng nhất. Làm bất cứ công đức nào để tiêu tai khỏi nạn đều không bằng mời pháp sư giảng kinh, diễn nói Phật pháp, kiết tường bậc nhất, người nghe sanh tâm hoan hỉ, sanh tâm giác ngộ.

Nguyện thứ sáu: Thỉnh chuyển pháp luân

Có rất nhiều đồng tu đều sâu sắc cảm nhận thấy nghiệp chướng của chính mình sâu nặng, tai nạn rất nhiều, không có ai mà không nghĩ đến làm thế nào để tiêu nghiệp chướng, làm thế nào có thể tránh khỏi những tai nạn này. Thế là họ đến cửa Phật, đến miếu thần thắp hương lễ bái, mong cầu Phật, thần minh bảo hộ họ. Họ có chân thật cầu được hay không? Chúng ta phải bình lặng mà quan sát, có mấy người cầu được? Tuy là cầu không được, người đến cầu vẫn là tấp nập không ngớt, thậm chí chính mình rõ ràng biết được cầu không được nhưng vẫn đi mong cầu còn tốt hơn không cầu, ôm tâm lý cầu may. Phật nói cho chúng ta: “Phật thị môn trung, hữu cầu tất ứng”. Đó là thật, không phải là giả, lời của Phật nói không có vọng ngữ. Có cầu ắt có ứng. Bạn xem, cầu làm Phật là việc khó nhất của thế xuất thế gian mà chúng ta đều có thể cầu đến được, huống chi cầu những thứ khác thì chỉ là chuyện không đáng kể, có đáng gì chứ, có thứ nào mà cầu không được? Chân thật có thể cầu được. Thế nhưng Phật dạy chúng ta phải cầu như lý như pháp thì chúng ta mới có thể có được. Cái mong cầu của bạn phải hợp lý hợp pháp. Nếu như bạn cầu không hợp lý, không hợp pháp thì nhất định bạn không cầu được. Pháp gì vậy? Pháp tắc của nhân quả. Đó là Phật dạy cho chúng ta, bạn phải tu nhân thì sau đó quả báo liền hiện tiền.

Việc diễn giảng của chúng ta không phải chỉ có những thính chúng ngồi ở đây, thính chúng mắt thịt chúng ta không nhìn thấy thì thật là quá nhiều. Không phải chúng ta nói những quỷ thần, mà chúng ta nói những người mà mắt thường chúng ta không nhìn thấy. Người ở đâu vậy? Người ở trước màn hình tivi không biết được có đến bao nhiêu, bởi vì băng ghi hình này đều phải mang đến đài truyền hình vệ tinh để phát sóng. Cho nên đài truyền hình của họ yêu cầu dữ liệu này của chúng ta phải đẹp một chút, bối cảnh của màn hình họ đã nói qua với tôi rất nhiều lần, phải tìm chuyên gia, nghệ thuật gia để vẽ những bối cảnh. Hôm qua tôi đã nghĩ đến vấn đề này. Tôi nói, phía sau chúng ta để một ít cây cối, hoa cỏ, cảnh như vậy chẳng phải quá tốt rồi sao, so với nhà nghệ thuật vẽ sẽ tốt hơn rất nhiều. Buổi sáng hôm nay tôi đến tiệm bán hoa để xem, chọn ra mấy loại cây này. Chúng ta ở đây có cây, ý nghĩa biểu pháp của cây rất sâu, ví dụ như cây Kiến Thọ. Thọ là kiến thọ, kiến lập, thọ lập đạo tràng, thọ lập Phật pháp, thọ lập nhân sanh vũ trụ quan chính xác. Đây là đại biểu kiến thọ. Chúng ta cũng có hoa, đặc biệt chọn ra quốc hoa của Singapore; còn quả thì chúng ta chọn thạch lựu, vì thạch lựu tốt, có nhiều hạt. Tất cả đều là biểu pháp. Có cây, có hoa, có quả, phía sau treo bức có các ngôi sao, có Phật, có kinh sách, đầy đủ Tam Bảo. Chúng ta không cần phải tốn rất nhiều hơi sức, tôi không ngờ tới, rất tốt, rất tốt, không phải nhờ người đến vẽ bối cảnh cho chúng ta. Người bán hoa cũng rất tốt, mỗi một tuần họ sẽ đến đổi hoa cho chúng ta một lần, chúng ta ước lượng với họ đến chăm sóc khoảng năm năm. Những cây lá này, bạn xem khi máy lạnh thổi còn có thể động, đích thực là tốt hơn nhiều so với tranh sơn dầu, rất sinh động. Những thính chúng mà mắt thường của chúng ta không thấy được không biết là có đến bao nhiêu. Khi phát sóng ở Hoa Kỳ, đồng tu ở Hoa Kỳ nói với tôi, mở xem có liên lạc, có thông tin lên đến hai mươi ngàn người, số người này vẫn đang không ngừng tăng thêm. Cho nên đài truyền hình yêu cầu chúng ta dùng máy móc tốt nhất, phát ra dữ liệu đẹp nhất. Mọi thứ chúng ta đều đáp ứng với họ, đều hy vọng làm đến được tiêu chuẩn này. Lầu năm hiện tại đang lắp đặt, giảng đường còn thù thắng hơn chỗ này, bốn mặt đều có cách âm, dưới nền đều có lót thảm. Lý cư sĩ luôn hy vọng giảng đường này của chúng ta, mỗi một đồng tu ngồi ở trong này hai giờ đồng hồ là để hưởng thụ, để thư thích thoải mái ở nơi đó thảo luận Phật pháp, để giảng “Hoa Nghiêm”.

“Thỉnh chuyển pháp luân” là phương pháp tiêu tai giải nạn thù thắng nhất. Làm bất cứ công đức nào để tiêu tai khỏi nạn đều không bằng mời pháp sư giảng kinh, diễn nói Phật pháp, kiết tường bậc nhất, người nghe sanh tâm hoan hỉ, sanh tâm giác ngộ. Giác ngộ thì tai nạn mới chân thật có thể tiêu trừ, bất giác thì liền có tai nạn. Nghiệp chướng tai nạn từ do đâu mà ra? Từ mê hoặc điên đảo mà ra, từ tư tưởng sai lầm, kiến giải sai lầm, hành vi sai lầm của chúng ta mà phát sanh ra. Cho nên, bạn phải đem ý niệm chuyển đổi lại. Chánh tri chánh kiến thì nghiệp chướng tai nạn của chúng ta từ vô thỉ kiếp đều có thể hóa giải được. Cho nên, công đức “thỉnh chuyển pháp luân” rất lớn, ý nghĩa rất sâu.

Nếu như một người chúng ta không có đủ sức để thỉnh pháp sư giảng Kinh, thì chúng ta có thể liên kết một số đồng tu, chúng ta tập hợp lực lượng, mọi người cùng nhau thỉnh, công đức đều như nhau, đều thù thắng không gì bằng. Giảng Kinh thuyết pháp ảnh hưởng càng lớn, công đức cũng sẽ càng lớn; ảnh hưởng được càng sâu, công đức cũng càng sâu. Việc này chúng ta không thể không biết.

Ngày nay, ở trong xã hội này của chúng ta, mỗi một khu vực, đô thị, hương trấn trên toàn thế giới có rất nhiều người xem Phật giáo là tôn giáo, đó là một hiểu lầm to lớn. Chúng ta ngày nay cùng đại chúng, đặc biệt là mọi người vừa mới tiếp xúc Phật pháp, trước tiên phải đem quan niệm sai lầm này chỉnh sửa lại, sau đó mới có thể đem Phật pháp giới thiệu cho họ. Họ biết được làm thế nào tiếp nhận, làm thế nào để nghiên cứu, làm thế nào để học tập. Thứ nhất là phải đem ý niệm sai lầm này chỉnh sửa lại. Nếu không chỉnh sửa quan niệm này thì khi bạn vừa mở đầu đã sai rồi. Mở đầu mà sai thì sai đến cùng, việc này chúng ta không thể không biết. Có thể chuyển đổi sai lầm của mọi người, đó là công đức vô biên. Chúng ta nhất định phải suy nghĩ đến sức ảnh hưởng sâu rộng của nó. Ở nơi nào có thể có được sự ảnh hưởng lớn? Đó là đạo tràng trong nhà Phật. Thính chúng càng nhiều thì sức ảnh hưởng càng lớn.

Nơi này vì cả thảy Phật pháp mà nghĩ, vì tất cả chúng sanh mà lo nghĩ, tâm lượng của chúng ta sẽ lớn. Thế Tôn đặc biệt vì chúng ta mà hiển thị ra ở trong “Đại Phương Quảng Phật Hoa Nghiêm Kinh”. Đối tượng Thế Tôn nói đến là ai? Kinh Hoa Nghiêm không phải giảng cho Bồ Tát, mặc dù tham dự pháp hội Hoa Nghiêm đều là bốn mươi mốt vị Pháp Thân Đại Sĩ, hay nói cách khác, không phải là chúng sanh trong mười pháp giới (trong mười pháp giới có cả Phật Bồ Tát. Theo cách nói của Thiên Thai, Phật ở trong mười pháp giới là Phật của Tạng giáo, Phật của Thông giáo chưa ra khỏi mười pháp giới. Phật của Viên giáo và Biệt giáo thì siêu việt); không phải vì Bồ Tát mà giảng, cũng không phải vì Thanh Văn, Duyên Giác mà giảng. Vì ai mà giảng vậy? Vì phàm phu, vì chúng sanh. Chúng ta là phàm phu, là chúng sanh, cho nên chúng ta có phần, thế nhưng trong đó có điều kiện.

Điều kiện chính là Đại Tâm Phàm Phu, ý nghĩa chính là nói phàm phu tâm lượng nhỏ thì không được, phải là phàm phu tâm lượng lớn. Cái tâm đó phải lớn đến mức độ nào vậy? Đương nhiên tốt nhất phải lớn y như Phật. Tâm lượng của Phật là tâm trùm hư không lượng khắp pháp giới. Nếu như chúng ta có tâm lượng lớn như vậy, thì vừa tiếp xúc “Kinh Hoa Nghiêm” liền có được viên mãn, chân thật là một chút kém khuyết cũng không có.

Hôm nay, chúng ta kỷ niệm ngày Thích Ca Mâu Ni Phật đản sanh mà tuyên giảng “Hoa Nghiêm”. Đó là việc thù thắng không gì bằng, nhân duyên này vô cùng hy hữu. Trong “Kinh Hoa Nghiêm” đã nói những gì? Chính là dạy đại tâm phàm phu chúng ta hiện tiền trải qua đời sống của Phật Bồ Tát, trải qua một đời sống cứu cánh viên mãn, chính là ba loại chân thật mà trên Kinh Vô Lượng Thọ đã nói: “Chân thật chi tế – Trụ chân thật huệ – Huệ dĩ chân thật chi lợi”. Ba loại chân thật này hiện tiền liền đối hiện, không cần phải đợi đến lúc nào. Hiện tại liền đối hiện, hiện tiền liền có được, đó mới là lợi ích chân thật. Do đây có thể biết, mời pháp sư giảng Kinh là vô cùng quan trọng.

Xã hội ngày nay, nhiều người không biết Phật pháp, không hiểu rõ Phật pháp. Họ cho rằng có rất nhiều loại Kinh sám Phật sự trên hình thức thì có thể tiêu tai khỏi nạn, đó là hiểu lầm rất nghiêm trọng. Những Kinh sám nghi thức này của nhà Phật có hiệu quả hay không? Có hiệu quả, không phải không có hiệu quả. Thế nhưng bạn phải hiểu biết ý nghĩa của nó mới có thể nhận được hiệu quả, không hiểu được ý nghĩa của nó thì chỉ trên hình thức, không nhận được hiệu quả. Y theo hình thức để làm thì không được. Thí dụ như Thiền tông (tông môn ngày trước), cách dùng của những Tổ sư đại đức thật là cao minh. Khi người học đến tham cứu, thỉnh giáo với lão hòa thượng, lão hòa thượng không nói câu nào, chỉ đưa ra một ngón tay. Người đến học này vừa nhìn thấy thì liền khai ngộ, liền chứng quả. Cách dạy này rất hay, rất cao minh. Nếu người khác đến hỏi, chúng ta đưa ra một ngón tay có được không, họ có thể khai ngộ hay không? Không những không khai ngộ, mà càng mê hoặc điên đảo, cho nên họ học không được, không thể chỉ có động tác, còn phải xem họ thuộc loại người nào. Cho nên, nghi quy của các Ngài trước kia có hiệu quả, hiện tại chúng ta chiếu theo nghi quy này mà làm thì không có hiệu quả, không ai hiểu được cái ý đó. Cho nên Tịnh tông chúng ta, trong nghi quy Phật sự chỉ đề xướng hai thời khóa tụng sớm tối. “Phật thất” và “Tam Thời Hệ Niệm” chúng ta đều đã từng giảng giải qua một cách tỉ mỉ. Sau khi bạn chân thật hiểu rõ rồi, lại chiếu theo nghi quy này mà làm thì liền có hiệu quả. Bạn không thể không hiểu, không hiểu thì không được.

Muốn làm Tam Thời Hệ Niệm, trước tiên nhất định đem Tam Thời Hệ Niệm tỉ mỉ giảng qua một lần. Muốn lạy Lương Hoàng Sám, tốt nhất trước tiên đem Lương Hoàng Sám tỉ mỉ giảng qua một lần. Tất cả người tham gia phải nỗ lực mà đến nghe, sau đó ở trong nghi thức mà tùy văn nhập quán thì liền nhận được kết quả. Bạn không biết chút gì về nghi thức thì không được. Đó giống như bạn vẽ hồ lô, vẽ có giống đến đâu cũng không được, không có nội dung, không có nội hàm. Cho nên nhất định phải biết thỉnh pháp sư giảng Kinh, đó mới là chân thật tiêu nghiệp chướng, chân thật miễn trừ tất cả tai nạn, chỉ có một phương pháp. Thực tế nếu không thỉnh được pháp sư giảng Kinh, thì vẫn còn một phương pháp là niệm Phật. Chân thật tìm được mấy người chí đồng đạo hợp, số người nhiều ít không quan hệ; tìm một kỳ nghỉ, mọi người đều có thời gian, tìm một nơi chốn thanh tịnh, có thể niệm Phật một ngày một đêm, hai ngày hai đêm, hoặc giả là niệm đến bảy ngày hay mười ngày. Công đức niệm Phật đó chân thật là vô lượng vô biên, có hiệu quả hơn bất cứ sám nghi nào. Không nên cho rằng một câu Phật hiệu rất dễ niệm, dường như không có công đức gì, đó là bạn thấy sai rồi, bạn hoàn toàn hiểu lầm. Phật hiệu công đức không thể nghĩ bàn.

Trích trong:
PHẬT THUYẾT ĐẠI THỪA VÔ LƯỢNG THỌ
TRANG NGHIÊM THANH TỊNH BÌNH ĐẲNG GIÁC KINH
Người giảng: Lão Pháp Sư Tịnh Không
Tập 21

Bài viết cùng chuyên mục

Đừng biến Phật thành Ma, hãy biết phân biệt Chánh Tà

Định Tuệ

Làm sao để vong linh, ngạ quỷ không báo oán chúng ta?

Định Tuệ

Chúng ta có hai ân nhân không thể quên trong đời này

Định Tuệ

Thanh Văn là gì? Thế nào gọi là Thanh Văn?

Định Tuệ

Nhân quả là sự thật, tuyệt đối không phải mê tín

Định Tuệ

Niệm Phật phải đặt trọn lòng tin vào lời Phật dạy

Định Tuệ

Bát khổ là gì? Chân lý thứ nhất bao quát Tứ diệu đế

Định Tuệ

Người tu hành tự thấy có năng lực nào đó coi chừng tẩu hỏa nhập ma

Định Tuệ

Mục đích cuối cùng của sự giáo hóa của Phật A Di Đà

Định Tuệ

Viết Bình Luận