Tâm Hướng Phật
Kiến Thức

Cúng vái lạy cầu vong linh về ăn uống có chứng hưởng không?

Cha mẹ còn sống nên cung dưỡng, vái lạy cầu xin, chớ chết rồi, biết có đó hay không? Việc làm ấy là tiếng chào cao hơn cỗ, làm vui lòng mát dạ người chết, chớ có thân đâu mà ăn uống.

Vấn: Người ta cúng vái lạy cầu vong linh về ăn uống có chứng hưởng chi chăng?

Đáp: Cha mẹ còn sống nên cung dưỡng, vái lạy cầu xin, chớ chết rồi, biết có đó hay không? Việc làm ấy là tiếng chào cao hơn cỗ, làm vui lòng mát dạ người chết, chớ có thân đâu mà ăn uống.

Cũng là việc làm gương hiếu thảo để dạy cháu con về sau, chớ không ích chi cho người chết. Cũng có kẻ vì hưởng ăn gia tài của người chết, nên sợ chừng, mà cúng vái vọng tưởng, chớ họ có thấy biết gì đâu.

Vấn: Vậy làm sao giúp đỡ cho kẻ chết nếu họ tội lỗi khổ đau?

Đáp: Nếu biết chắc rằng vong linh tội lỗi và đang bị khổ, đang có ở tại đó, thì con cháu phải tu, cho họ tu theo, hãy thuyết pháp, giảng kinh, luận đạo cho họ nghe, và hãy làm sự phải thay thế cho họ, thì họ vui mừng lắm. Nhờ nghe pháp mà vui và giác ngộ, nhờ tu mà lần lần tiêu hết nghiệp tội.

Vấn: Có phải đối với mỗi người chết đều cầu siêu chăng?

Đáp: Không! Người nào có tu giữ được năm giới, tám giới sắp lên, thì khi chết khỏi cầu siêu nữa, vì họ đã biết đường đi, họ đã ở trên cao hơn nhơn loại rồi vì nhơn loại có một giới không sát sanh, chớ họ đã được từ năm giới là cõi Trời Dục Giới rồi. Chữ “siêu” nghĩa là vượt qua vậy.

Vấn: Nói vậy thì địa ngục, thiên đường, Tây phương là giáo lý, chớ không có sự cảnh thiệt hay sao?

Đáp: Sự cảnh cũng có nhưng lý nghĩa mới là thiệt, còn sự cảnh là giả. Cho nên sự cảnh dầu không có cũng được. Nghĩa là: thân là địa ngục, trí là thiên đường, tâm là Tây phương, ấy là cảnh thiệt đời đời của ta, còn cảnh địa ngục, thiên đường, Tây phương nơi bên ngoài hữu vi, hay vô vi kia, là giả tạm, sẽ dời đổi không thật không bền!

Dầu ta có đến đó cũng được, hay không đến đó cũng được! Mặc dầu ta ở đâu đâu đi nữa, cũng chẳng bằng ta ở cảnh của tự nơi ta, biết cảnh trong ta thì cảnh ngoài là phụ thuộc không quan trọng.

Cũng như tâm Niết bàn yên hơn cảnh Niết bàn, trí thiên đường vui hơn là cảnh thiên đường, thân địa ngục khổ hơn là cảnh địa ngục, vì cảnh ngoài dễ mau dời đổi, chớ cảnh trong thì khó lâu dời đổi đặng. Vì thế nên kẻ đã giác ngộ rồi, thì không chăm chú những việc bên ngoài kia nữa.

Trích CHƠN LÝ của TỔ SƯ MINH ĐĂNG QUANG!

Bài viết cùng chuyên mục

Làm thế nào để phân biệt hai chữ Thiện Ác?

Định Tuệ

Trong tất cả việc tốt thì giúp đỡ chúng sanh giác ngộ là việc tốt nhất

Định Tuệ

Phước báo là từ đâu mà có, tai họa là từ chỗ nào mà ra?

Định Tuệ

Người niệm Phật mà còn ăn mặn có được vãng sanh không?

Định Tuệ

Thiên địa quỷ thần đều nhìn thấy tất cả thiện ác của chúng sanh

Định Tuệ

10 công đức lạy Phật, dễ dàng thực hành mỗi ngày tại nhà

Định Tuệ

Những việc mà gia quyến của người sắp lâm chung cần chú ý

Định Tuệ

Phản bổn hoàn nguyên là gì? Học Phật thì đừng tham danh lợi

Định Tuệ

Một lần nghĩ lại việc sai lầm là tâm quý vị thêm một lần tạo nghiệp

Định Tuệ

Viết Bình Luận