Tâm Hướng Phật
Kiến Thức

Bất cứ tai nạn gì sắp đến, người có phước quyết định không khiếp sợ

Bất cứ tai nạn gì sắp đến, người có phước (phước này là tâm có định) thì quyết định không có khiếp sợ, quyết định không có lo lắng, tâm vẫn là định.

Bất cứ tai nạn gì sắp đến, người có phước (phước này là tâm có định) thì quyết định không có khiếp sợ, quyết định không có lo lắng, tâm vẫn là định. Có định, có huệ thì liền có thể khắc phục được khó khăn. Nó biến nhưng ta không biến, nó động nhưng ta không động, cho dù không thể tránh khỏi ải sanh tử, nhưng như vừa rồi mới nói, chúng ta sẽ sanh đến chỗ thiện, đó chính là di dân, đi đến một nơi tốt nhất, không ở thế gian này, chúng ta di dân đến thế giới chư Phật, phước địa chân thật.

Có thời gian một ngày thì niệm Phật thêm một ngày. Ngay trong cuộc sống thường ngày phải dưỡng thiện tâm, thiện nguyện của chính mình, nhất định phải nỗ lực chăm chỉ mà làm cho được “tâm không ác niệm”. Việc này tốt.

Tiêu chuẩn tâm không ác niệm thấp nhất mà Phật nói là “Thập Thiện Nghiệp Đạo”, trong lòng nhất định không có mười ác. “Thân” thì sát, đạo, dâm; “Khẩu” thì vọng ngữ, hai lưỡi, thêu dệt, ác khẩu; “Ý” thì tham, sân, si, đây gọi là mười ác, chúng ta nhất định phải đoạn dứt.

Từ sớm đến tối, từ mùng một đến ba mươi, trong lòng quyết định không khởi lên những ý niệm này, “tâm không ác niệm, ý không tà tư”. Thế nào gọi là tà tư? Nhân ngã phải quấy, đó là tà tư; phàm hễ trái với lý luận trên Kinh giáo Phật đã nói, thì tất cả tư tưởng kiến giải đều là tà tư. Phải lấy tiêu chuẩn của Phật để nói. Kiến tư phiền não nhất định phải viễn ly, quyết định không có.

Niệm niệm đều là niệm thiện. Ý niệm chí thiện chính là một câu Phật hiệu, ngoài câu Phật hiệu ra ý niệm gì cũng đều xả bỏ, vậy thì tốt. Mục tiêu phương hướng của đời sống chúng ta rất chính xác, rất kiên định, quyết định cầu sanh Tịnh Độ, vãng sanh bất thoái thành Phật.

Chúng ta đi con đường đại lộ này, đó là con đường mà tất cả chư Phật đã đi, vậy làm sao sai lầm chứ? Tai không nghe lời ác, không nghe thị phi, không luận người nào đến nói chuyện với chúng ta, dùng câu“A Di Đà Phật” cắt đi lời nói của họ, chúng ta không nên nghe. Miệng không nói lời ác, tiếp xúc với người, qua lại với người ít nói lời thừa, khuyên người niệm Phật nhiều.

Trong Kinh văn có thể ghi nhớ được những câu này, đọc thêm vài câu để cho người nghe. Họ ưa thích nghe thì họ nghe được, không ưa thích nghe thì cũng đã nghe rồi. Nếu như vậy, bạn tiếp xúc với họ, họ sẽ nói: “Ây da! Người học Phật mê rồi, việc ở thế gian họ đều không hiểu”. Lời nói này là lời nói hay, khi việc thế gian đều không hiểu thì bạn liền sẽ rời khỏi thế gian này, việc thế gian này hiểu nhiều thì bạn không thể rời khỏi, phiền não của bạn sẽ lớn.

Đó là những việc xen tạp của thế gian, chúng ta không nên biết, chúng ta không muốn biết. Người mà ưa thích biết là người vẫn không muốn rời khỏi luân hồi. Chúng ta hạ quyết tâm không làm những việc này.

“Thân không tà hạnh”, tốt nhất chúng ta lợi dụng thân thể khỏe mạnh để lạy Phật nhiều. Công đức lạy Phật rất lớn, hiệu quả lạy Phật rất thù thắng. Nếu như một người một ngày có thể lạy một trăm lạy, vĩnh viễn không gián đoạn thì thân thể của người này nhất định khỏe mạnh, sống lâu, không hề bệnh tật.

Dùng tâm thanh tịnh lạy Phật, dùng tâm cung kính lạy Phật, khi lạy Phật không hề có một vọng niệm, cứ như vậy tự nhiên sẽ cảm ứng tương thông, có cầu ắt có ứng, vì sao chúng ta không làm? Nếu như chúng ta có thể tu học như vậy, đây là nói đến vấn đề thiết thực với chúng ta, mỗi ngày chúng ta đem “Liễu Phàm Tứ Huấn” đọc thuộc, tin sâu nhân quả.

Mục đích của “Liễu Phàm Tứ Huấn” là khởi tín, chúng ta thấu suốt tường tận đối với sự thật lý luận của nhân duyên quả báo, liền biết được ở ngay trong cuộc sống thường ngày làm thế nào trải qua ngày tháng, làm thế nào đối nhân xử thế. Còn lấy hai loại sách thiện Cảm Ứng Thiên và Âm Trắc Văn (Cảm Ứng Thiên chỉ có hơn một ngàn ba trăm chữ, Âm Trắc Văn hơn bảy trăm chữ, hai thứ này hợp lại cũng chỉ hơn hai ngàn chữ mà thôi, không phải là rất dài) mỗi ngày đọc một lần, trong thời khóa sớm tối của mình thêm vào những thứ này, nỗ lực mà phản tỉnh, nỗ lực mà kiểm điểm, những lời trong sách đã nói chúng ta có phạm phải hay không? Khuyên bảo chúng ta tu học, chúng ta có làm hay không?

Trong Cảm Ứng Thiên nói rất hay, kết luận sau cùng rất hay, bạn có thể mỗi ngày y theo đây mà tu học, bạn có thể tu được ba trăm việc thiện, bạn liền trở thành địa tiên, đó là tiên nhân của nhân gian. Có đồng tu đem câu nói này đến hỏi tôi, tôi liền nói với họ, ba trăm việc là ba trăm loại, bạn phải làm cho rõ ràng. Nếu như nói ba trăm việc thiện, rất dễ dàng, bạn một ngày liền có thể làm ba trăm việc thiện, bạn có thể trở thành địa tiên? Ba trăm loại, mỗi một loại gặp phải thì phải làm được.

Mỗi câu mỗi chữ không nên hiểu lầm, nhất định phải chăm chỉ nỗ lực y giáo phụng hành. Đó đều là pháp dược, chú trọng vào hiện tiền của chúng ta, là pháp dược rất hữu hiệu cho chúng sanh thời đại này của chúng ta. Đại Sư Ấn Quang khai mở cho chúng ta, càng nghĩ càng có đạo lý. Hy vọng đồng tu chúng ta đều có thể lưu ý, tỉ mỉ mà phản tỉnh kiểm điểm, y giáo phụng hành, tự nhiên liền có được công đức lợi ích thù thắng.

Trích trong:
PHẬT THUYẾT ĐẠI THỪA VÔ LƯỢNG THỌ
TRANG NGHIÊM THANH TỊNH BÌNH ĐẲNG GIÁC KINH
Người giảng: Lão Pháp Sư Tịnh Không
Tập 36
Tâm Hướng Phật/St!

Bài viết cùng chuyên mục

Khi niệm xấu nổi lên hãy cao tiếng niệm Phật

Định Tuệ

Những điều kiện để hộ niệm vãng sanh đạt được kết quả cao

Định Tuệ

Niệm Phật là nhân, thành Phật là quả

Định Tuệ

Lời dặn dò sau cùng của một vị Thiền Sư

Định Tuệ

Tứ như ý túc là gì? Nội dung của Tứ như ý túc

Định Tuệ

Bát Nhã Tâm Kinh là gì? Trì tụng Bát nhã tâm kinh có tác dụng gì?

Định Tuệ

Chỉ có pháp môn niệm Phật thích hợp khắp ba căn, gồm thâu phàm lẫn thánh

Định Tuệ

Phật Pháp rất bình đẳng, tất cả chúng sinh đều có thể thành Phật

Định Tuệ

Thiền định Ba la mật là gì? Sự chú tâm siêu nhiên

Định Tuệ

Viết Bình Luận