Tâm Hướng Phật
Kiến Thức

Chánh tín niệm Phật: Như thế nào mới gọi là chánh tín?

Tu pháp môn Tịnh độ ban đầu cần phải có chánh tín. Chư Phật, chư đại Bồ-tát trong ba đời, cho đến các bậc Tổ sư đều phải có lòng tin này trước tiên, rồi sau đó mới vào được đạo.

Tu pháp môn này ban đầu cần phải có chánh tín. Chư Phật, chư đại Bồ-tát trong ba đời, cho đến các bậc Tổ sư đều phải có lòng tin này trước tiên, rồi sau đó mới vào được đạo.

Nếu không có lòng tin này thì người tu sẽ do dự không quyết định, chỉ tin suông không chân thật.

Chẳng luận là người không tu tập hay có tu tập mà lúc tin lúc không, khi thực hành khi bỏ phế, không có năng lực mạnh mẽ, không có ý chí quyết liệt, thì làm sao có thể thành tựu được công đức hiếm có này?

Kinh Hoa Nghiêm nói: “Lòng tin là gốc của đạo, là mẹ của công đức. Lòng tin hay nuôi lớn các căn lành. Lòng tin hay vượt ra khỏi các đường ma. Lòng tin hay được vào trong Chánh định”.

Sao gọi là lòng tin? Nghĩa là tỏ ngộ nguồn chơn, tin sâu Thật tướng. Nếu chưa được như thế thì nên tin chắc lời Phật.

Kinh A-di-đà nói: “Chư Phật trong sáu phương đều hiện tướng lưỡi rộng dài khuyên bảo nên tin kinh này”. Bởi vì phàm phu chúng ta tâm thức mê muội thấp kém, bị ràng buộc nơi thói quen cạn hẹp mà chẳng biết được chỗ rộng lớn xa xôi, cảnh giới sâu kín nhiệm mầu, vừa thấy việc khác thường liền nghi ngờ, không dám tin. Phàm phu chúng ta chỉ nên tin theo lời Phật. Đức Phật từ lòng đại từ, đại bi, đại trí tuệ mà nói lời thành thật, hoàn toàn không giả dối. Lời Phật không tin thì lời ai mới đáng tin?

Việc tin lời Phật, gồm có hai phần:

  1. Tin về Lý.
  2. Tin về Sự.

Tin về Lý: là tin tâm ta tức là Tịnh độ, tánh ta tức là Di-đà.

Tin về Sự: là tin phương Tây quả thật có Tịnh độ, phương Tây quả thật có Phật Di-đà.

Tuy nói Lý riêng biệt, mà thật ra trong Lý đó đều có Sự, như biển cả hay hiện bóng vạn vật. Tuy chỉ nói về Sự, mà tất cả Sự đều nằm trong Lý, như bóng vạn vật chẳng rời biển cả.

Sự Lý tuy một, mà cũng là hai; đồng thời chẳng phải một cũng chẳng phải hai. Tin hiểu như thế gọi là chánh tín.

Nếu chỉ tin Lý mà không tin Sự hay tin Sự mà không tin Lý, như thế gọi là lòng tin tin nghiêng lệch không phải chánh tín. Người tu hành chưa được chánh tín cần phải hỏi rộng các bậc đi trước, nghiên cứu rộng rãi kinh luận thì mọi nghi ngờ tự nhiên tan biến, chánh tín tự nhiên hiện bày. Như thế mới có thể khởi đại nguyện, tự sách tấn, phát đại hạnh tiến thẳng đến giác ngộ, không đợi đời sau.

Có một số người tư chất cao siêu, vừa xem kinh luận có chút hiểu biết, liền bảo rằng tôi được chánh tín, nhưng rồi bị thói quen lôi kéo té nhào, chẳng thể chuyển dời một bước.

Chẳng biết đó chỉ là cái hiểu bên ngoài, không phải là chánh tín. Nếu biết rằng cọp hay vồ người, lẽ nào lại dám khinh thường chạm đến. Nếu hiểu được lông loài chim Chẩm có chất độc hại người thì lẽ nào dám nếm. Ngày nay, cam chịu tai họa Cọp vồ, Chẩm độc mà không biết hối hận, thì làm sao có lòng tin?

Nếu là bậc trượng phu thông đạt, xin từ đây trở về sau, nên buông bỏ cái nhìn sai lầm trước kia!

Trích: Tịnh Từ Yếu Ngữ – Chánh tín niệm Phật!

Bài viết cùng chuyên mục

Định niệm hơi thở: 19 đề mục Định niệm hơi thở

Định Tuệ

Muốn sự nghiệp của chính mình phát đạt thì cần phải tu phước

Định Tuệ

Tại sao Đức Phật lại phóng hào quang khi thuyết Pháp?

Định Tuệ

Tứ diệu đế là gì? Ý nghĩa sâu sắc bốn chân lý của Tứ diệu đế

Định Tuệ

Niệm danh hiệu Quan Âm Bồ Tát thành tâm sẽ diệt trừ sân hận

Định Tuệ

Lời khấn nguyện linh thiêng khi đến chùa, mọi người nên lưu lại

Định Tuệ

Cầu nguyện trong Phật giáo có ý nghĩa gì? Chánh tín hay mê tín?

Định Tuệ

Bố thí của báu đầy khắp đại thiên thế giới không bằng bốn câu kệ

Định Tuệ

Tin là mẹ của tất cả pháp lành, nghi là gốc của muôn vàn ác nghiệp

Định Tuệ

Viết Bình Luận