Tâm Hướng Phật
Kiến Thức

Người cả đời làm ác lúc lâm chung niệm Phật có được vãng sanh?

Một người suốt đời làm ác, phút lâm chung niệm A Di Đà Phật, có được vãng sanh không? Được vãng sanh vì đáp ứng đúng đại nguyện của Đức Phật A Di Đà, nhưng thử hỏi có mấy ai niệm được?

31- Hỏi: Công danh, sự nghiệp tột đỉnh. Giàu sang phú quý nhất đời. Đài sen chín phẩm ở Cực Lạc. Nên chọn cái nào?

Đáp: Người xưa nói: “Công danh cái thế, màn sương sớm. Phú quý kinh nhân, giấc mộng dài”. Tạm dịch: “Công danh tột đỉnh trên đời này cũng chỉ là màn sương sớm mai (mặt trời mọc, sương tan tức khắc). Giàu sang đến nỗi người phải kinh sợ cũng chỉ là giấc mộng dài mà thôi (giả không thật, không dài lâu). Đài sen chín phẩm (vãng sanh Cực Lạc) là chuyển phàm thành Thánh, tu hành không thối chuyển, một đời thành Phật. Chọn cái nào, tùy ở quý vị quyết định.

32- Hỏi: Hạnh khởi giải tuyệt là thế nào?

Đáp: Bắt đầu công phu phải buông bỏ mọi kiến giải (hiểu biết), kể cả kiến giải Tịnh Độ. Ví như, dù là tảng đá hay cục vàng, (kiến giải Tịnh Độ) cũng vẫn che ngăn sức chiếu soi của gương sáng (Phật tánh, Đại Viên Cảnh trí).

33- Hỏi: Người chuyên tu Tịnh Độ có nên đọc thêm nhiều kinh sách hay nghe băng thuyết pháp để mở rộng thêm kiến thức không?

Đáp: Hành giả chuyên tu Tịnh Độ chỉ cần học hiểu, nắm vững phương pháp hành trì là đủ rồi. Điều quan yếu là dũng mãnh tinh tấn hành trì đạt tối thiểu là Bất Niệm Tự Niệm, để bảo đảm vãng sanh. Nên dùng hết thời gian học hỏi, mở rộng kiến thức để hành trì, niệm Phật chứng đạt sở nguyện bảo đảm vãng sanh vẫn tốt hơn. Trong Niệm Phật Tông Yếu, Pháp Nhiên thượng nhơn bảo: “Tu Tịnh Độ môn thì trở lại ngu si để vãng sanh”. (Câu đáp 87 trang 201).

Pháp sư Tịnh Không nói: “Đối với những người đầy đủ thiện căn, phước đức, nhân duyên, họ chẳng có hoài nghi, công phu chẳng xen tạp thì chuyên niệm Phật là đủ rồi, nghe giảng kinh có ích gì? (Nghĩa là không cần nghe giảng kinh nữa)”. (Ý nghĩa chân thật của Bổn Nguyện Niệm Phật trang 80).

Chúng ta thấy trong “Vãng sanh luận” và “Tịnh độ thánh hiền lục”, từ xưa đến nay có người cho đến một bộ kinh cũng không biết, trọn đời chỉ niệm câu A Di Đà Phật, họ cũng đã đứng vãng sanh hoặc ngồi mà vãng sanh. (Điển hình nhất là học trò của Đế Nhàn pháp sư, dốt không học gì cả chỉ chuyên niệm Phật A Di Đà, ba năm sau, đứng mà vãng sanh).

Liên Trì Cảnh Sách dạy: “Học hết tất cả học vấn thế gian không bằng không biết một chữ, chuyên niệm một câu Nam mô A Di Đà Phật“.

Nên nhớ:

– Thế trí biện thông là một trong tám nạn.

– Đa văn như Ngài A Nan vẫn thọ nạn sắc dục bởi Ma Đăng Già.

– Đừng cậy vào một ít học thức, địa vị thế gian, học được một ít kinh điển Đại Thừa, chấp chặt vào danh từ ngôn ngữ ấy, tự cho mình là giỏi hơn mọi người, rồi đàm huyền luận diệu với bạn đạo và quý Thầy, Sư cô, khởi tâm cống cao ngạo mạn, lên mặt chê bai chỉ trích Tăng, Ni thất học, ngu dốt… Thật là tội lỗi vô cùng! Tệ hại hơn, là Sở tri chướng này sẽ tự làm chướng ngại, ngăn chặn đường tiến tu của mình. Vì vậy chư Tổ dạy: “Hạnh giải phải tương ứng”. Hiểu biết như vậy, Minh Tuệ tự nhủ và hôm nay cũng khuyên quý vị, hãy bắt chước ngu phu, ngu phụ lão thật niệm Phật, hầu được vãng sanh Cực Lạc, để được “Tận mặt gặp Di Đà, lo gì không khai ngộ”.

– Minh tâm kiến tánh không phải do học rộng hiểu nhiều, mà do hành trì chứng đắc.

34- Hỏi: Hành giả chuyên tu Tịnh Độ khi lâm bệnh có cần niệm Phật Dược Sư hay tụng kinh Dược Sư để trị bệnh không?

Đáp: Kinh Vô Lượng Thọ nói Phật A Di Đà là vua trong các vị Phật (Phật trung chi Vương). Vậy thì Phật Dược Sư trị lành bệnh, chẳng lẽ Phật A Di Đà trị bệnh không được sao?

Vả lại nếu niệm Phật Dược Sư, tụng kinh Dược Sư là tạp tu, bị xen tạp và bị gián đoạn rồi. Vậy thì niệm Phật A Di Đà, nhất cử không những lưỡng tiện mà là vạn tiện (được lành bệnh, lại thêm được vãng sanh Cực Lạc).

35- Hỏi: Một người suốt đời làm ác, phút lâm chung niệm A Di Đà Phật, có được vãng sanh không?

Đáp: Được vãng sanh vì đáp ứng đúng đại nguyện của Đức Phật A Di Đà, nhưng thử hỏi có mấy ai niệm được? Thiên, thiên nan, vạn, vạn nan, ức, ức, ức, người chưa từng có một. Hành giả tu Tịnh nghiệp yếu, chưa đạt Bất Niệm Tự Niệm, còn chưa bảo đảm vãng sanh (như đã nói ở phần 3). Kế đến, người thiện mà chưa tu Tịnh Độ, giờ phút lâm chung cũng không tài nào niệm Phật được. Huống hồ gì người suốt đời làm ác.

Trích: Niệm Phật đạt bất niệm tự niệm bảo đảm Vãng Sanh – Phần VII: Tổng Kết!

Bài viết cùng chuyên mục

Không chịu buông xuống không thể vãng sanh Tịnh Độ

Định Tuệ

Kính Phật sẽ được thành Phật – Kinh Bách Duyên

Định Tuệ

Ý nghĩa của Tam quy, Ngũ giới, Thập thiện là gì?

Định Tuệ

Hồi hướng công đức có tác dụng thế nào?

Định Tuệ

Ngoại tam ác, nội tam độc là gì? Làm sao tiêu diệt được chúng?

Định Tuệ

Tại sao A Di Đà Phật được tất cả chư Phật tán thán?

Định Tuệ

Chúng ta niệm Phật nhằm cầu việc gì?

Định Tuệ

Chánh báo và y báo là gì? Chánh báo và y báo của cõi Cực lạc

Định Tuệ

Vì sao người sau khi chết phải trải qua giai đoạn Thân trung ấm?

Định Tuệ

Viết Bình Luận