Bản thân quý vị ăn chay, xa rời việc sát sanh ăn thịt. Đây là bố thí vô úy, quả báo là trường thọ mạnh khỏe, suốt đời ăn chay sẽ mạnh khỏe trường thọ.
1. Ăn chay trường là gì?
Ăn chay là việc chỉ ăn những món từ thực vật: hoa quả, rau cải, không ăn những món được chế biến từ các loài động vật như thịt, cá, tôm… Chúng ta cần hiểu: không phải người nào cũng có thể bỏ hẳn ngay tập quán ăn mặn của mình để ăn chay nên có 2 phương pháp ăn chay, đó là ăn chay trường và ăn chay kỳ.
Ăn chay trường còn gọi là trường trai chính là cách mà bạn ăn chay một cách thường xuyên, mỗi ngày đến suốt đời không ngắt quãng để xen kẽ bất kỳ món mặn nào làm từ động vật.
Chế độ ăn chay lành mạnh thường bao gồm nhiều loại đậu, các loại hạt và ngũ cốc. Hiện nay, ăn chay trường đang được áp dụng vô cùng phổ biến, phụ thuộc vào nhu cầu của người sử dụng lựa chọn các hình thức ăn chay phù hợp khác nhau.
Có 4 kiểu ăn chay chính: Ăn chay thuần chay; Ăn chay có trứng, không sữa; Ăn chay có sữa, không trứng; Ăn chay có cả trứng và sữa.
2. Công đức của người ăn chay trường
Lời Phật dạy: “Ăn chay là cốt yếu để nuôi dưỡng lòng từ bi và tinh thần bình đẳng. Phật tử không lý nào lại không thực hành đức từ bi trong đời sống của mình từ ý nghĩ, lời nói, cho đến cách ăn uống”.
Chữ chay nguyên âm là Trai, dịch từ Phạn âm Ô ba va sa tha (Upavasatha), có nghĩa là Thanh Tịnh và một nghĩa nữa là Thời thực. Thời thực là dùng bữa ăn trưa vào giờ Ngọ và Phi Thực là ăn trưa sau giờ Ngọ. Theo quan niệm phổ thông của Phật tử Ðại thừa Việt Nam, ăn chay là dùng những chất thanh đạm, không ăn cá thịt và các thứ hôi nồng thuộc về loại ngũ tân vị (năm món gia vị có mùi cay nồng gồm: Hành, hẹ, tỏi, kiệu và hưng cừ).
Sở dĩ phải như vậy vì việc dùng chay mang đến cho con người một sự thân tâm, thanh tịnh, tránh được nhiều bệnh tật trong cuộc sống hằng ngày. Ngoài ra ăn chay tăng thêm phần công đức trên phương diện tiến tu qua lời dạy của đức Phật là vì lòng thương xót chúng sinh; tránh ác báo của nghiệp sát và muốn dứt tâm tham nhiễm nơi vị trần.
Còn theo cố Hòa thượng Thích Thiền Tâm, điều cần yếu là khi ăn phải từ nơi cơ bản thiết thực của nó. Không nên vì mê tín phi lý, vì háo danh muốn được tiếng khen mà ăn, hoặc sinh lòng kiêu mạn trở lại khinh người ăn mặn.
Bên cạnh đó, theo đạo Phật có hai phương thức ăn chay là chay trường và chay kỳ. Đối với ăn chay trường là tự nguyện suốt đời dùng chất thanh đạm, không thọ dụng đồ huyết nhục. Còn ăn chay kỳ thì theo những ngày trong tháng, trong năm. Cụ thể là Nhị trai, Tứ trai, Lục trai, Thập trai, Nhất ngoạt trai, Tam ngoạt trai.
Theo đó Nhị trai là ăn chay mỗi tháng hai lần vào ngày mùng một và rằm. Tứ trai là ăn bốn lần chay trong tháng, vào ngày mùng một, mùng tám, rằm, hăm ba (hoặc ba mươi, mùng một, mười bốn, rằm).
Nhất ngoạt trai là ăn chay luôn trong một tháng, vào tháng giêng, tháng bảy, hay tháng mười. Cách thức ăn chay như những ngày trên, đây chẳng qua là bước tập lần để đi đến trường trai mà thôi.
Bởi ăn chay dù rằng hữu ích và hợp lý nhưng cũng tùy theo hoàn cảnh và căn cơ, không phải người Phật tử nào cũng có thể bỏ ăn mặn liền trong một lúc được. Vì muốn đạt mục đích trường trai, có người không y theo lệ trên, mỗi tháng tập ăn chay từ năm, mười, mười lăm ngày, lần lần cho đến trọn tháng.
Ăn chay có những lợi ích gì?
Không vướng mắc vào nhân quả của nghiệp giết hại. Nghiệp sát sanh ở thế gian rất nặng, vì chúng sanh bị bắt giết thì chúng ta mới có thịt ăn.
Ăn chay vì tình thương không nỡ ăn thịt loài vật. Tình thương phát sanh thì mong muốn mọi loài đều được an vui, do đó làm các việc lành. Như thế, tâm từ đã sanh ra. Ví như mình thương người em, người cháu thì đâu muốn nó khổ, đã không muốn nó khổ thì không làm những việc bất thiện. Do vậy, tâm bi cũng sanh khởi mà làm các việc lành. Tâm từ bi có được, cội gốc do ăn chay mà thành. Nếu người ăn thịt thì tình thương không thể phát sanh. Ví như, chúng ta có con em, mỗi ngày mình ăn thịt nó mà cho rằng thương nó thì không được.
Tình thương phát sanh ảnh hưởng nơi “Từ” thì làm lành, nơi “Bi” thì không làm ác. Điều thiện lành thì tăng thêm, việc xấu ác ắt giảm dần và dứt sạch. Như vậy, chúng ta ăn chay tự nhiên làm được hai việc mà đức Phật từng dạy: “ Từ bỏ các việc ác, Luôn làm các việc lành”. Do đó, tâm từ bi là cội gốc để đi lên con đường Hiền Thánh. “Hòa Thượng Thích Trí Tịnh!”
Ăn chay, không sát sinh là Bố Thí Vô Úy
Bản thân quý vị ăn chay, xa rời việc sát sanh ăn thịt. Đây là bố thí vô úy, quả báo là trường thọ mạnh khỏe, suốt đời ăn chay sẽ mạnh khỏe trường thọ.
Không sát sanh, tâm địa nhân từ lương thiện, như vậy sẽ tâm an lý đắc. Tâm của quý vị là định, tâm là an, tâm là hoan hỷ, trong nhà Phật gọi là tâm từ bi.
Chư vị học Phật đều cảm thấy bản thân nghiệp chướng sâu nặng. Đời trước và đời này khi chưa học Phật đã tạo ra những điều ác có lỗi với chúng sanh như giết chúng, ăn thịt chúng.
Ăn, giết hại sát sanh hiện đời chịu nhiều tật bệnh, tàn tật, chết yểu (sở dĩ quý vị còn yên ổn là vì quý vị còn chút xíu phước báu, đừng để đến lúc hết phước rồi thì sẽ họa vô đơn chí), sát sanh chiêu cảm nhiều tai họa, khiến cho cốt nhục chia lìa; sát sanh là góp phần gây họa chiến tranh, thiên tai, lũ lụt, hạn hán v.v… Quả báo là sau khi chết đọa ba đường ác (địa-ngục, ngạ-quỷ, súc-sanh), chịu vô lượng thống khổ.
Sát sanh và những hành vi tương tự: Tự tay mình giết, xúi người khác giết, giúp đỡ, khen ngợi việc giết hại, cung cấp dụng cụ giết, chỉ phương pháp giết, thích ăn thịt động vật, bắt và ăn thai trứng động vật.
Khi học Phật mới biết tâm hành này là sai lầm, chúng ta sám hối thay đổi làm mới. Chẳng những không còn sát sanh, mà còn bảo hộ chúng, đối đãi tốt với tất cả chúng sanh, tâm an lý đắc. Vì một thế giới hòa bình chúng sanh an lạc xin hãy chọn sống thuần chay!
Giống như cố Hòa Thượng Tuyên Hoá từng dạy: “Khi các con ăn chay lúc còn sống thì có vẻ bị thiệt thòi hơn so với người ăn mặn. Nhưng sau khi chết rồi, vào cõi siêu hình, lúc này người không biết ăn chay (tức người ham ăn mặn) sẽ bị thiệt thòi hơn rất nhiều so với người mà đã ăn chay lúc còn sống”. Đây là lời dạy rất quý của một Bậc đã chứng đạo mà quý vị cần nên chiêm nghiệm.
Tâm Hướng Phật/TH!