Ăn chay có những lợi ích gì? Không vướng mắc vào nhân quả của nghiệp giết hại. Nghiệp sát sanh ở thế gian rất nặng, vì chúng sanh bị bắt giết thì chúng ta mới có thịt ăn.
Ăn chay, phải thiết thực, vì mỗi ngày ăn thịt chúng sanh thì điều ác nào chẳng dám làm, việc thiện nào có thể sanh khởi được? Bởi vì loài vật bị giết bị nấu bị nướng thì con người mới có thịt ăn. Vả lại, đạo Phật lấy Từ Bi làm chánh, nhưng ăn thịt chúng sanh thì đâu còn Từ Bi nữa.
Ăn chay có những lợi ích gì?
Không vướng mắc vào nhân quả của nghiệp giết hại. Nghiệp sát sanh ở thế gian rất nặng, vì chúng sanh bị bắt giết thì chúng ta mới có thịt ăn.
Ăn chay vì tình thương không nỡ ăn thịt loài vật. Tình thương phát sanh thì mong muốn mọi loài đều được an vui, do đó làm các việc lành. Như thế, tâm từ đã sanh ra. Ví như mình thương người em, người cháu thì đâu muốn nó khổ, đã không muốn nó khổ thì không làm những việc bất thiện. Do vậy, tâm bi cũng sanh khởi mà làm các việc lành.
Tâm từ bi có được, cội gốc do ăn chay mà thành. Thuở nhỏ, những người bạn trong xóm sắm giàn thun để bắn chim, tôi cũng làm theo. Bạn bè sắm cần câu để câu cá, tôi cũng sắm cần câu đi câu theo. Từ lúc biết ăn chay, tôi thấy con gà, con chim, các con vật khác thì thương nó lắm. Nếu người ăn thịt thì tình thương không thể phát sanh. Ví như, chúng ta có con em, mỗi ngày mình ăn thịt nó mà cho rằng thương nó thì không được.
Tình thương phát sanh ảnh hưởng nơi “Từ” thì làm lành, nơi “Bi” thì không làm ác. Điều thiện lành thì tăng thêm, việc xấu ác ắt giảm dần và dứt sạch. Như vậy, chúng ta ăn chay tự nhiên làm được hai việc mà đức Phật từng dạy: “ Từ bỏ các việc ác, Luôn làm các việc lành”. Do đó, tâm từ bi là cội gốc để đi lên con đường Hiền Thánh. “Hòa Thượng Thích Trí Tịnh!”
Một ngày ăn chay, giảm nợ một kiếp trả mạng
Sách Khuyến Giới Lục Loại Biên có chép:
Ông họ Triệu nọ ở Bổ Thành tỉnh Phước Kiến đã kiêng sát sanh từ lâu, vợ ông tàn nhẫn ham ăn thịt. Trước hôm ngày sinh nhật, bà mua khá nhiều sinh vật để giết đãi khách, ông họ Triệu bảo: “Bà muốn chúc thọ lại khiến chúng sanh bị chết, bà yên lòng sao?”
Bà vợ bảo: “Toàn là lời nhảm cả, nếu theo như lời Phật pháp, nam nữ chẳng ngủ chung, chẳng giết hại sinh mạng, thì hóa ra mấy mươi năm sau cả thế gian chỉ còn toàn là súc sanh sao?”
Ông Triệu biết không có cách nào khuyên giải được, đành phải chịu phép.
Đêm hôm ấy, người vợ mơ thấy đi vào nhà bếp, thấy giết heo mà chính mình bị biến thành heo, bị giết rồi vẫn còn biết đau, lúc bị cạo lông, phanh bụng, móc ruột, róc chân càng đau khổ không chịu nổi, và khi giết gà vịt v.v… đều thấy chính mình biến thành con vật bị giết, đau đến nỗi tỉnh cả ngủ, tâm run thịt giựt. Từ đó bà phát tâm thả hết những loài vật mình đã mua và ăn chay trường.
Người này đời trước có đại thiện căn nên đã cảm được Phật từ gia trì, khiến được đích thân chịu khổ để dứt ác nghiệp, chứ nếu không sẽ đời đời kiếp kiếp nạp thân cho người ăn nuốt để đền nợ.
Những kẻ giết sinh vật ăn thịt trong đời này, nếu có thể đặt mình vào hoàn cảnh của loài vật thì khó gì mà chẳng lập địa hồi đầu? Nếu như nói trời sanh các loại heo dê để nuôi dưỡng con người, thì thử hỏi phải chăng trời sinh ra con người để nuôi dưỡng những loài hổ, sói, muỗi rệp ư? Chẳng đáng buồn cười thay.
Lại có một hạng người nói, ta ăn thịt trâu, dê, gà, vịt là muốn độ thoát chúng nó. Trong Hiển giáo chẳng có thuyết này, trong Mật giáo cũng chẳng hề có, nếu quả thật có thần thông như Tế điên hòa thượng cũng còn tạm được, chứ nếu không đó chỉ là tà thuyết, khiến người lầm lạc, tự chuốc lấy tội, chỉ hạng người cực vô liêm sĩ mới dám nói thế. Nếu có thể giết chúng để độ, thì cha mẹ tối tôn trọng, vợ con tối thân ái, sao chẳng giết sạch đi để ăn thịt hòng độ cho họ? – “Ấn Quang Đại Sư!”
Tâm Hướng Phật/St!