Tâm Hướng Phật
Luận Tạng

Ngã – Vô Ngã Vấn Đáp – Tỳ Khưu Hộ Pháp – Sách PDF

Ngã và vô-ngã là hai pháp hoàn toàn trái nghĩa với nhau. Attā nghĩa là ngã là ta, thuộc về tà-kiến chấp thủ nơi thân hoặc tâm của mình…

“Sabbadānaṃ dhammadānaṃ jināti.”
Pháp-thí là cao thượng hơn các loại thí.

NGÃ – VÔ-NGÃ VẤN ĐÁP
Dhammapaṇṇākāra
Món Quà Pháp

Namo Tassa Bhagavato Arahato Sammāsambuddhassa.
Con đem hết lòng thành kính đảnh lễ Đức-Thế-Tôn ấy, Đức A-ra-hán, Đức-Phật Chánh-Đẳng-Giác.

Đảnh Lễ Ân-Đức Tam-Bảo

Đức-Phật có chín ân-đức cao thượng,
Danh tiếng vang lừng khắp cõi chúng-sinh.
Là Đấng Pháp-Vương vô-thượng vô-song.
Con kính đảnh lễ bằng thân khẩu ý.
Đức-Pháp có sáu ân-đức cao thượng.
Hay ở phần đầu, phần giữa, phần cuối.
Là Pháp giải thoát khổ của Đức-Phật.
Con kính đảnh lễ bằng thân khẩu ý.
Đức-Tăng có chín ân-đức cao thượng.
Thánh Thanh-văn đệ-tử của Đức-Phật.
Có bốn đôi thành tám bậc Thánh-Tăng.
Là phước-điền vô-thượng của chúng sinh.
Con kính đảnh lễ bằng thân khẩu ý.
Con kính đảnh lễ ân-đức Tam-Bảo.
Xin biên soạn Ngã – Vô-Ngã Vấn Đáp.

Namo tassa bhagavato arahato sammāsambuddhassa.
Con đem hết lòng thành kính đảnh lễ Đức-Thế-Tôn ấy, Đức A-ra-hán, Đức-Phật Chánh-Đẳng-Giác.

Attā Anattā Pañhā
(Ngã Vô-Ngã Vấn Đáp)
Soạn-giả: Tỳ-khưu Hộ-Pháp
(Dhammarakkhita Bhikkhu)
(Aggamahāpaṇḍita)

Trích đoạn: Lời nói đầu

Attā anattā: Ngã và vô-ngã là hai pháp hoàn toàn trái nghĩa với nhau. Attā nghĩa là ngã là ta, thuộc về tà-kiến chấp thủ nơi thân hoặc tâm của mình, rồi tự xưng là ta như sau:

– Chấp thủ nơi thân, tự xưng là “ta đi, ta đứng, ta ngồi, ta nằm,…”

– Chấp thủ nơi tâm, tự xưng là “ta thấy, ta nghe, ta ngửi, ta nếm, ta xúc-giác, ta biết,…”

Thật ra, thân có 28 sắc-pháp thuộc về sắc-pháp (rūpadhamma) đều là pháp vô tri vô giác, không thể đi, đứng, ngồi, nằm, cử động, thấy, nghe, ngửi, nếm, xúc-giác, biết được gì cả.

Tâm và tâm-sở: Tâm có 89 hoặc 121 tâm và tâm-sở có 52 tâm thuộc về danh-pháp (nāma-dhamma), tâm với tâm-sở luôn luôn nương nhờ lẫn nhau, không thể tách rời nhau được, bởi vì tâm-sở có 4 trạng-thái với tâm:

1- Ekuppāda: đồng sinh với tâm.
2- Ekanirodha: đồng diệt với tâm.
3 – Ekārammaṇa: đồng đối-tượng với tâm.
4 – Ekavatthuka: đồng nơi sinh với tâm.

Cho nên, mỗi tâm nào phát sinh ắt có một số tâm-sở ít hoặc nhiều tương xứng đồng sinh với tâm ấy, để giúp tâm ấy biết đối-tượng.

Anattā: vô-ngã nghĩa là phủ định attā: ngã. “Na attā anattā, natthi attā etassa khandha- pañcakassā’ti vā anattā.”

– Tất cả các pháp không phải ta là pháp-vô-ngã (anattā), hay ngũ-uẩn ấy không phải ta, không phải của ta cũng là pháp-vô-ngã (anattā).

Trong bộ Ṭīkā (1) giải nghĩa danh từ anattā (vô-ngã) có 4 ý nghĩa:

1- Avasavattanaṭṭha: Vô-ngã nghĩa là không chiều theo ý muốn của một ai.
2- Asāmikaṭṭha: Vô-ngã nghĩa là vô chủ, không có ai là chủ.
3- Suññataṭṭha: Vô-ngã nghĩa là không, không phải ta, không phải của ta.
4- Attapatikkhepaṭṭha: Vô-ngã nghĩa là phủ nhận cái ngã, cái ta, cái Đại-ngã theo quan niệm tà-kiến thấy sai chấp lầm.

Mời quý bạn đọc Ngã – Vô Ngã Vấn Đáp – Tỳ Khưu Hộ Pháp tại file PDF dưới đây.

Bài viết cùng chuyên mục

Địa Ngục Biến Tướng Đồ – Bức tranh nhân quả – Sách PDF

Định Tuệ

Tám Quyển Sách Quý – HT Thích Thiện Hoa – Sách PDF

Định Tuệ

Mật tông và kinh đại thừa – Tịnh Liên Nghiêm Xuân Hồng – PDF

Định Tuệ

Bước Đầu Học Phật – Hòa Thượng Thích Thanh Từ PDF

Định Tuệ

Pháp Ngữ của Hòa Thượng Tuyên Hóa – Sách PDF

Định Tuệ

Vòng Luân Hồi – Thích Nữ Hằng Như – Sách PDF

Định Tuệ

Cẩm Nang Cư Sĩ – Tác giả Tâm Diệu – Sách PDF

Định Tuệ

Mười Điều Biện Ma – Thích Nhật Quang dịch – Sách PDF

Định Tuệ

Kinh Phật căn bản PDF – TT Thích Nhật Từ soạn dịch

Định Tuệ

Viết Bình Luận