Tâm Hướng Phật
Kiến Thức

Phải biết quý tiếc phước báo của chính mình

“Tiếc phước” là một trong những phương pháp làm tăng trưởng phước báo và thay đổi số mệnh của một người.

Do đó, nếu ta biết áp dụng “Tiếc phước” vào trong đời sống hằng ngày, thì số mệnh của bạn nhất định sẽ thay đổi tốt hơn, tương lai nhất định sẽ sáng sủa hơn, hoàn cảnh sống sẽ ngày càng tốt hơn.

Thật thà mà nói, người đời nay hưởng thụ đều do phước báo còn lại của những đời trước đã tích lũy. Nếu như đời này chỉ biết hưởng phước, mà không biết trồng thêm phước, thì tuy vẫn còn phước dư của những đời trước, cũng sẽ hưởng hết trong thời gian rất ngắn. Huống hồ trong sinh hoạt hằng ngày, không biết thương tiếc phước báo, mặc tình phung phí, thì phước báo của bạn dù lớn bao nhiêu, bạn có thể hưởng trong bao lâu?

– Trong xã hội ngày nay, chúng ta dễ dàng nhìn thấy được, có rất nhiều người cuộc sống rất nghèo khổ. Cũng có rất nhiều người có tiền của, trong sinh hoạt hằng ngày họ mặc tình phung phí tiền bạc vào những cuộc truy hoan thâu đêm suốt sáng, vào những canh bạc đỏ đen, vào thức ăn, vào mua sắm quần áo, vật dụng hiện đại…nhưng được vài ba năm thì hoàn cảnh liền trở nên khốn đốn, lâm vào cảnh nợ nần, nghèo khó.

Nguyên nhân do đâu? Đều do tổn phước mà đưa đến. Phước tổn hết rồi thì họa, thì khổ liền đến, đạo lý là ở chỗ này.

– Nếu như đời này chỉ biết hưởng phước, mà không biết trồng thêm phước, thì tuy vẫn còn phước dư của những đời trước, cũng sẽ hưởng hết trong thời gian rất ngắn.

– Niệm niệm đều nghĩ đến khổ nạn của chúng sanh, mà không cho phép mình được lãng phí, đây chính là tiếc phước, cũng tức là mến tiếc phước báo của chính mình.

TẤT CẢ NHỮNG GÌ QUA TAY CỦA BẠN ĐỀU LÀ PHƯỚC BÁO

– Ví dụ như bạn dùng điện trong công ty, bạn dùng máy tính xong nhưng không tắt, tuy bạn không bị trừ lương nhưng phước báo của bạn đã bị tiêu hao đi rồi.

Đừng cho rằng xài tiền trong ví của mình mới là tiêu hao phước báo. Cũng đừng chỉ cho rằng lãng phí vật dụng của chính mình mới là lãng phí phước báo. Tất cả những gì đã qua tay của bạn mà bạn lãng phí thì đều là đang lãng phí phước báo của chính mình.

Ví dụ như bạn bè mời bạn ăn cơm, gọi một bàn đầy thức ăn, nhưng bạn đã lãng phí đồ ăn hơn một nửa, vậy thì bạn đang lãng phí phước báo của ai vậy? Vẫn là phước báo của chính bạn.

Một ví dụ khác, công ty cử bạn đi làm việc, cước phí sẽ được hoàn trả cho bạn, vốn là nên đi xe công cộng, nhưng bạn lại đi bằng xe ta-xi, vậy bạn đã lãng phí phước báo của ai vậy? Vẫn là phước báo của chính bạn.

– Phàm những gì qua tay bạn đều là phước báo của bạn cả, vì sao vậy? Bạn hãy nghĩ đi, bởi vì bạn có phước báo nên bạn bè mới mời bạn ăn cơm, bạn đi công tác mới có thể được hoàn lại tiền cước phí, nhưng chúng ta lại lãng phí, cảm thấy đó là đồ của người khác nên có thể lãng phí. Đây là sai lầm rất lớn!

– Ăn cơm, ăn cho thật sạch, một hạt cũng không chừa, đều không phung phí, đây là tiếc phước. Khi mình ăn cơm, phải nghĩ đến người khác, thế gian còn có rất nhiều người bị nạn không có cơm ăn.

Với bản thân cần phải tiết kiệm để giành một phần đi cho những người đang khó khăn.

– Quần áo phải mặc cho sạch sạch sẽ sẽ, chỉnh chỉnh tề tề, đây là tiếc phước. Quần áo mặc rách rồi không sao, có thể sửa, có thể vá, cần thiết giặt cho sạch, cần thiết có thể che thân, đủ ấm là được. Thế gian khổ nạn, chúng sanh, kẻ không có quần áo mặc vẫn còn rất nhiều.

Chúng ta phải biết những thứ mình dùng, mình sử dụng qua tay là mình đang làm tiêu giảm phước báo của mình. Còn mình đem tặng, cho, giúp cho người khác là mình đang làm tăng phước báu của mình nhé.

– Trong cuộc sống hằng ngày, cần thiết phải để ý, một tờ giấy cũng không nên phung phí. Những gì có thể tiết kiệm được, thì dùng hết khả năng để mà tiết kiệm. Những gì không đáng để mua sắm, thì không cần thiết phải mua sắm. Dùng số tiền tiết kiệm được đó đem đi cứu giúp những người nghèo khó.

Làm được như thế, thì ta sẽ có thêm rất nhiều phước báo thọ hưởng không hết.

– Tất cả những sinh hoạt hàng ngày như ăn uống, dùng các tiện nghi và điện nước, đi chơi du lịch… đều là làm hết phước nhanh chóng. Tương lai sẽ phải làm lụng khổ cực vất vả hoặc cuối đời hết phước suốt ngày ốm đau bệnh tật, nằm một chỗ…

Bố mẹ không nên chiều chuộng con cái quá mức, cho ăn uống thừa thãi, mua đồ chơi không cần thiết. Nên dạy con biết niệm Phật, tụng Chú, hay 1 bài kệ ngắn và hồi hướng công đức cho các chúng sinh để đỡ bị tổn phước.

Dạy cho con biết dùng các tiền mừng tuổi, sinh nhật… để giúp đỡ các hoàn cảnh khó khăn, phóng sinh, cúng dường… để nuôi mầm Từ Bi trong con, sau này trở thành 1 công dân tốt!

CẦN KIỆM PHƯỚC BÁO, HẠN CHẾ THẤP NHẤT TIÊU TÁN PHƯỚC BÁO TRONG SINH HOẠT, CHI TIÊU…

– Không biết tiết kiệm phước báo, phước báo của bạn hưởng tận nhanh chóng. Hưởng tận rồi, dù còn thọ mạng, bạn cũng phải chết. Tại sao như vậy? Phước không còn, lộc tận, người vong.

Bạn có thọ mạng 100 tuổi, nhưng 60 tuổi đã hưởng hết phước báo, thì 60 tuổi bạn phải chết. Nếu như thọ mạng của bạn là 60 tuổi, bạn suốt đời thương tiếc phước báo. Khi đến 60 tuổi, phước của bạn vẫn chưa hưởng hết, thọ mạng thì kéo dài, cho đến khi phước báo đời này hưởng hết.

– Thật thà mà nói, người đời nay hưởng thụ đều do phước báo còn lại của những đời trước. Trong đời này, họ chỉ hưởng phước, mà không tu phước. Đạo lý này, người đời nay không có ai tìm tòi, đến nỗi bạn có nói, người ta cũng không tin.

– Chúng ta là người học Phật, thường tiếp xúc với những lời dạy của Thánh Hiền, biết được Nhân-Quả tội phước, nhưng tại sao vẫn không thể quay đầu trở lại? Đây đều là do ảnh hưởng bởi toàn xã hội, đại đa số người không tin, cho rằng lời dạy của Phật, Bồ Tát, Thánh Hiền chưa hẳn là đúng, Nhân-Quả tội phước chưa chắc đã chính xác.

Nên dẫn đến rất nhiều người học Phật với tâm thái hoài nghi, tuy cũng nghe được rất rõ ràng, nhưng khi cảnh giới hiện tiền, cũng tức là Ngũ dục: Tài, Sắc, Danh lợi, Ăn uống, Ngủ nghỉ hiện đến, thì liền chạy theo những thứ này, không cách nào trở đầu lại được.

Do họ không trở đầu lại được, cho nên sau khi chết rồi còn có nạn. Nạn này là đọa lạc tam ác đạo: Địa ngục, Ngạ quỷ, Súc sanh. Đường ác đạo, vô thì dễ, ra thì rất khó.

Tuyệt đối không phải chết là hết, chết là cái gì cũng không còn. Nếu thật sự chết rồi là hết, chúng ta đâu cần học Phật làm gì.Nhưng chân tướng sự thật là chết rồi thì sẽ đọa lạc ác đạo, lời này là thật.

Lời nói này của tôi, trên giảng đài nói hết mấy chục năm. Chết rồi thì không còn phương pháp cứu vãn được nữa. Cần thiết trước khi hơi thở chưa dứt, quay đầu trở lại vẫn còn kịp.

Thế quay đầu trở lại là làm gì, là gấp rút bỏ ác, hành thiện, tu nhân tích đức, hiếu dưỡng cha mẹ, bố thí cho chúng sanh, niệm niệm vì lợi ích của mọi người, của toàn thế giới.

PHÁP SƯ TỊNH KHÔNG!
NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT!

Bài viết cùng chuyên mục

A Di Đà Phật là đệ nhất đại thí chủ, là vua trong các vị Phật

Định Tuệ

Phật tử đi chùa cúng Phật để làm gì?

Định Tuệ

Thế gian này loại người nào có phước báo lớn nhất?

Định Tuệ

Ý nghĩa danh hiệu Bồ Tát Quán Thế Âm

Định Tuệ

Bồ Tát Đại Thế Chí dạy chúng ta Ức Phật Niệm Phật

Định Tuệ

Tam độc Tham sân si là gì? Nhận diện và chuyển hóa tam độc

Định Tuệ

Mê tín là gì? Đồng cốt, xem tướng, xin xăm bói quẻ đều là mê tín

Định Tuệ

Vì sao cha mẹ bây giờ khó dạy con mình?

Định Tuệ

Đức Phật nói Ngài không thuyết pháp, một chữ cũng không nói, phải hiểu thế nào?

Định Tuệ

Viết Bình Luận