Tâm Hướng Phật
Kiến Thức

10 dấu hiệu cho thấy bạn là người có nhiều phước báo

Nếu có những dấu hiệu như: Lúc khó khăn luôn có lối thoát, luôn tai qua nạn khỏi, làm việc thường thành công… bạn là người có nhiều phước báo.

1. Phước báu là gì?

Phước báu hay Phúc báo của một người chính là quả báo tốt đẹp đến với người đó có nguyên nhân xuất phát từ một hành vi lương thiện trong quá khứ. Nói cách khác ngày hôm nay một người làm một việc làm tốt, trong tương lai một điều tốt đẹp cũng sẽ tự nhiên đến với người đó.

Phúc báo là do tu tập hành thiện bố thí mà có được. Chúng ta nếu biết học từ, bi, hi, xả một cách chân chính tức cũng có thể làm bố thí một cách chân chính, từ đó mới có được phúc báo. Bằng không cho dù có được một chút lợi ích nhất thời thì đó cũng là một loại đau khổ, một loại áp lực chứ hoàn toàn không phải phúc báo đích thực, không thể đem đến cho bạn sự an vui đích thực.

Phúc báo có được từ sự tu tập chân chính nó là tự nhiên mà đến, trong suốt quá trình phúc báo đều không đem đến cho bạn chút áp lực hay phiền não nào. Phúc báo đến tự nhiên mới là lợi ích bền vững.

Phật pháp dạy rằng, nhân quả, phúc báo chính là cái giữ cho tâm linh trong sáng. Nhân quả được nhắc đến ở đây chỉ kết quả của tất cả những gì kiếp này chúng ta làm có liên hệ mật thiết đến kiếp sau.

Có thể kiếp này hoặc kiếp sau hoặc con cháu chúng ta sẽ gặp phải quả báo. Cho nên chúng ta cần chuẩn bị kỹ cho kiếp lai sinh, trân trọng những gì mình đang có, đồng thời cần phải tạ ra nhiều phúc báo hơn nữa cho kiếp sau.

2. Dấu hiệu cho thấy bạn là người có đại phước báo

1. Lúc khó khăn luôn có lối thoát

Một người sẽ gặp không ít khó khăn trở ngại trong cuộc sống, và nếu tìm ra được lối thoát nhanh chóng như: xuất hiện tình huống thuận lợi bất ngờ hoặc có người trợ giúp thì người đó chắc chắn có phúc nhờ tích đức từ tiền kiếp.

2. Đem lại điều may mắn cho người khác

Nếu nhiều người được hưởng may từ bạn, chứng tỏ bạn là người rất có phước. Ví dụ như khi đi chợ, một hàng quán đang ế, bạn vừa mua hàng thì có nhiều người khác đến mua theo. Như vậy là phước của bạn đang ảnh hưởng cho người chủ hàng quán đó. Ai đó đang kém may mắn mà giao du với bạn và được may mắn, người đó hưởng phước từ bạn ảnh hưởng sang.

3. Luôn tai qua nạn khỏi

Nhiều khi, nhẽ ra bạn bị một hạn nặng nào đó, nhưng không hiểu sao những người khác bị còn bạn chỉ bị nhẹ thậm chí là không. Ví dụ như trong một vụ tai nạn tập thể, nhiều người khác bị thương nặng hoặc mất mạng, nhưng bạn chỉ bị xây xát qua loa. Hoặc có dịch bệnh bùng phát, rất nhiều người bị mắc mà bạn vẫn vô sự. Bạn đang hưởng phước nên được bảo hộ.

4. Có nhiều bạn bè quý mến

Người có phước lớn cũng là người có nhiều bạn tốt. Khi gặp khó khăn, sẽ không ít người sẵn lòng ra tay tương trợ bạn. Đó là do phước của bạn đem lại.

5. Làm việc thường thành công

Bạn kinh doanh, làm việc công sở hay làm bất cứ việc gì cũng đều thuận lợi, may mắn.

6. Có được người bạn đời lý tưởng

Một người có phước lớn sẽ là người gặp được người bạn đời hết lòng vì họ. Nếu thiếu phước, vợ hoặc chồng sẽ không hết lòng với bạn như vậy. Hãy biết trân trọng phước đức từ tiền kiếp của mình.

7. Con cái ngoan ngoãn, giỏi giang

Người có phước lớn chắc chắn sẽ có được những đứa con ngoan, biết nghe lời, có hiếu với cha mẹ.

8. Có thân tướng đẹp đẽ

Người có phước thường có ngoại hình cân đối, có khuôn mặt dễ coi, thân tướng trang nghiêm.

9. Ít khi ốm đau

Người có phước sẽ sống thọ và có sức khỏe tốt. Những thứ vặt vãnh như cảm cúm, ho hắng… ít khi chạm tới bạn được. Đơn giản vì phước đức đã giúp bạn có được điều này.

10. Tin sâu nhân quả

Đây là điểm quan trọng đối với người có phước báo lớn. Người tin vào nhân quả sẽ sống thiện lương và hành xử đúng Chánh Pháp. Làm như thế càng tích thêm phước đức cho bản thân.

10 dấu hiệu cho thấy bạn là người có nhiều phước báo

3. Những hành vi làm hao tổn phước báo

Tức giận, oán giận, cáu kỉnh

Phát giận là điều cứu không được. Tức giận chính là: “Lửa thiêu rừng công đức”. Chỉ một cơn lửa giận, có thể thiêu cháy hết cả phúc đức.

Xung đột với cha mẹ, người bề trên

Chống đối, mâu thuẫn với cha mẹ, người đã sinh ra mình, nuôi mình lớn lên, che chở bảo vệ cho mình khi hoạn nạn, khó khăn, vì mình có thể hy sinh cả thân mạng… Là việc đứng đầu trong những việc làm: “Tổn phúc bại lộc”.

Vô luận là cầu cái gì cũng đều không đạt được, ngàn vạn lần cầu cũng uổng công, bởi vì tích phúc không có mà tổn phúc lại nhanh. Sự việc, nhân duyên, làm việc đều không thuận…

Nếu như công việc không thuận lợi, cảm tình thống khổ, lập tức hiếu thuận với cha mẹ, cha mẹ vui mừng thì hết thảy Thiên Nhân, quỷ Thần đều sẽ đến bảo hộ.

Oán trời trách người, bàn lộng thị phi, ghen ghét người khác

Những điều này làm tổn hại đức khí và hòa khí của trời đất, tài vận sẽ bị hủy diệt. Nếu như không có của cải của tổ tiên che chở, thì nhất định sẽ bần cùng, làm việc không thuận. Oán trời trách người, một lần sẽ làm tiêu tan ba thiện.

Khoe khoang, khoa trương bản thân

Khoe khoang bản thân, ở đâu cũng đề cao mình, cũng tự mãn, dần dần sẽ khiến quỷ Thần ghen ghét mà phá bỏ. Cho nên, khoe khoang cái gì thì tương lai sẽ bị mất đi thứ đó.

Nói điều xấu, điều không đúng về người khác

Nói những điều xấu, điều không đúng về người khác, là làm tổn thương đến hòa khí giữa trời và đất, chiêu mời tai họa của quỷ Thần giáng xuống. Hơn nữa, còn dùng những lời nói đồn đại không đúng sự thật, để khoa trương bản thân, cố ý hạ thấp người khác, khiến cho người bị nói tức giận khó chịu, thì làm sao có thể sống bình an đây?

Thường xuyên sát sinh

Sát sinh, là hành vi đứng đầu trong những hành vi làm hao tổn phúc báo nhanh nhất. Trong cuộc sống hàng ngày, sát sinh là việc khó “đoạn tuyệt” được, nhưng nếu không nhất định phải sát sinh, thì chúng ta hãy hạn chế sát sinh.

Bởi vì, sát sinh chính là cách làm hao tổn dần phúc báo của bản thân. Đến khi đã hưởng hết phúc báo từ đời trước, thì chúng ta sẽ phải chịu nghiệp báo của sát sinh gây ra.

Tâm Hướng Phật!

Bài viết cùng chuyên mục

Chúng ta có thể đem công đức của A Di Đà Phật chuyển biến thành công đức của chính mình

Định Tuệ

Lợi ích của Lạy Phật hàng ngày không thể nghĩ bàn

Định Tuệ

Công đức là gì? Cái gì gọi là công đức chân thật?

Định Tuệ

Họa phước vốn không cửa, lòng người chiêu cảm thôi

Định Tuệ

Muốn vãng sanh Cực Lạc phải chân thật, triệt để buông xuống

Định Tuệ

Tuyển tập các bài Phục nguyện sau khi tụng kinh

Định Tuệ

Tích đức lũy công, xả tài làm phước

Định Tuệ

Vì sao đức Phật đặc biệt nêu ra tùy hỷ công đức?

Định Tuệ

Tiêu hủy vọng tưởng điên đảo, phá trừ mê lầm nhỏ nhiệm vi tế

Định Tuệ

Viết Bình Luận