Tại vì sao xã hội động loạn, lòng người bất an như vậy? Điều kiện đời sống vật chất ưu việt hơn so với ngày trước quá nhiều lần, tại sao đời sống thống khổ đến như vậy?
Cúng Phật, ý nghĩa quan trọng nhất là nhắc nhở chính mình hướng tới Phật Đà để học tập, người xưa chúng ta thường nói là “kiến hiền tư tề”, xem thấy người hiền, chúng ta liền phải sanh khởi một ý niệm, muốn giống như Ngài vậy. Phật là chí thánh chí hiền. Ngay trong thánh hiền đích thực là người chí thiện nơi thiên thượng nhân gian, không có chút kém khuyết, là đáng được chúng sanh chín pháp giới tu học. Ngài làm ra tấm gương tốt nhất cho chúng ta, điển phạm tốt nhất.
Cả đời Phật ngay trong 49 năm giáo học, tuy là đã giảng rất nhiều, nhưng chúng ta có thể dùng một câu nói đem nó tổng kết, suốt 49 năm Ngài giảng những gì? Trên kinh Bát Nhã chỉ dùng một câu là nói rõ rồi, đó là “Thật tướng các pháp!”. Ngài nói ra với chúng ta là chân tướng của vũ trụ nhân sanh. Sau khi hiểu rõ chân tướng thì đây chính là minh tâm kiến tánh mà trong Tông môn nhà Phật đã nói. Minh tâm kiến tánh chính là triệt để hiểu rõ chân tướng của vũ trụ nhân sanh. Sau khi tường tận thì tư tưởng hành vi của họ tự nhiên đoạn chánh, tâm đoan chánh chính là tâm chân thành, tâm thanh tịnh, tâm bình đẳng, tâm chánh giác, tâm từ bi, đây là tâm đoan chánh.
Phật tâm, các vị phải nên biết, Phật tâm là chân tâm của chính chúng ta, là bản tâm của chính chúng ta, vốn dĩ chính là như vậy. Hiện tại biến thành không chân, không thành, không thanh, không tịnh, đây là sai lầm. Cái sai lầm này không phải theo mình mà sanh ra, không phải trong tự tánh vốn có, mà là mê hoặc điên đảo vọng tưởng tập khí tạo thành. Vậy thì chúng ta muốn học Phật thì phải biết đem vọng tưởng tập khí của chính mình, vọng tâm huân thành xả bỏ, vĩnh viễn lìa khỏi, hồi phục đến chân tâm của chúng ta, hồi phục đến tự tánh của chúng ta. Chân tâm thực tiễn ngay trong đời sống, thực tiễn ngay trong đối nhân xử thế tiếp vật chính là nhìn thấu, buông xả, tự tại, tùy duyên. Cách nói này của Phật, Nho, Đạo, thậm chí cũng của thần thánh các tôn giáo khác, đích thực là dị khẩu đồng âm, đều là có cách nói này, chúng ta nhất định phải tin tưởng.
Nhà Nho dạy người, nếu như chúng ta dùng một câu nói đem nó tổng kết lại, thực tế chính là trong Đại Học đã nói: “Đại học chi đạo, tại minh minh đức, tại thân dân, tại chỉ ư chí thiện”. Khổng, Mạnh cả đời dạy người không rời khỏi cái nguyên tắc này. Nhà Nho gọi là “Đại nhân”, chính là trong tôn giáo gọi là “thánh nhân”, trong Phật giáo gọi là “Phật Bồ Tát”. Danh từ không giống nhau, nhưng nghĩa lý hoàn toàn như nhau.
Đại nhân chi học, thứ nhất là “minh minh đức”. “Minh minh đức” chính là minh tâm kiến tánh, chính là triệt để tường tận thật tướng các pháp, cùng nhà Phật nói không gì khác. Minh đức chi hậu phải thực tiễn, thực tiễn ở “thân dân”. Thân dân chính là vì nhân dân tác sư tác phạm, “học vi nhân sư, hành vi thế phạm”, đây là thân dân. Minh minh đức, dùng lời của nhà Phật để nói là tự độ, thân dân là độ tha. Tự độ độ tha đều phải “chỉ ư chí thiện”, phải làm đến cứu cánh viên mãn.
Chí thiện của nhà Phật, ở trong Phật kinh chúng ta thường hay xem thấy có một danh từ là “A Nậu Đa La Tam Miệu Tam Bồ Đề”, đó là chỉ ư chí thiện. Trong nhà Phật chúng ta gọi là viên mãn Phật đạo, cứu cánh viên mãn Phật quả, đây là chí thiện. Nhà Nho nói rất hay, ở trên Đại học đã nói: “Tri chỉ nhi hậu hữu định”. Bạn biết được chỉ ư chí thiện, tâm của bạn liền định, vì sao vậy?
Bạn sẽ không còn bị phiền não dao động, không bị cảnh giới bên ngoài mê hoặc. Do đây có thể biết tại vì sao Phật pháp Đại Thừa, Thế Tôn vừa mở đầu liền khuyên người phát tâm Bồ Đề? Khuyên người phát tâm Bồ Đề, dụng ýđó chính là nhà Nho nói là “tri chỉ”. Bạn có một phương hướng hướng thượng, có một mục tiêu hướng thượng là ta phải làm Phật. Phát tâm Bồ Đề chính là phát tâm làm Phật, nhà Nho nói là phát tâm làm thánh.
Nhà Nho “đọc thư chí tại thánh hiền”, tại vì sao cầu học? Tại vì sao đọc sách? Là muốn học thánh nhân. Do đây có thể biết nhà Nho làm Thánh, nhà Phật thì làm Phật, đây là chỉ ư chí thiện. Ta phải làm Thánh, phải làm Phật, quyết không thể nào để trôi theo dòng nước, quyết không thể nào tùy dòng ô nhiễm, cho nên tâm của họ định. “Định nhi hậu năng tịnh, tịnh nhi hậu năng an, an nhi hậu năng lự, lự nhi hậu năng đắc”. Đây là một quá trình vĩnh viễn không thay đổi.
Quay nhìn lại xã hội hiện tại, tại vì sao xã hội động loạn, lòng người bất an như vậy? Điều kiện đời sống vật chất ưu việt hơn so với ngày trước quá nhiều lần, tại sao đời sống thống khổ đến như vậy? Chính là họ không biết tri chỉ, hay nói cách khác họ không có phương hướng mục tiêu chính xác. Giống như một chiếc thuyền đi trong biển lớn, không biết được phương hướng, không biết được sẽ đi đến nơi đâu, họ đương nhiên sẽ bất an.
Tình hình xã hội ngày nay đích thực là như vậy, làm thế nào giúp đỡ chính mình, giúp đỡ chúng sanh để tiêu trừ cái buồn lo này, cái mê chướng này? Trên thế giới hiện đại cũng có một số chí sĩ chân thật có lòng nhân, có học vấn, có kiến thức, họ hô hào lên, muốn giải quyết vấn đề xã hội của thế kỷ 21 chỉ có học thuyết Khổng Mạnh và Phật pháp Đại Thừa.
Chúng ta nghĩ lại thật hay, học thuyết Khổng Mạnh dạy chúng ta “minh minh đức, thân dân, chỉ ư chí thiện”. Phật pháp Đại Thừa dạy chúng ta “chân thành, thanh tịnh, bình đẳng, chánh giác, từ bi; nhìn thấu, buông xả, tự tại, tùy duyên”, 18 chữ này, sau cùng tổng kết đến niệm Phật, đây là đại viên mãn, chắc chắn không luống không. Cho nên, chỉ đạo này của Nho và Phật đích thực là khiến cho chúng ta ở trong biển khổ tìm ra được phương hướng, tìm ra được mục tiêu, không còn bàng hoàng, không còn mê hoặc, đây là nhà Phật gọi là lìa khổ được vui.
Nho và Phật nói đại cương lĩnh, chúng ta phải nên tiếp nhận, y giáo phụng hành. Điển tích của hai nhà này đều rất là phong phú, đó là tiết nhỏ, là mục nhỏ, chúng ta học được bao nhiêu thì được bấy nhiêu thọ dụng. Học được ít thì được thọ dụng ít; học được nhiều thì được đại thọ dụng; học được triệt để thì được thọ dụng cứu cánh viên mãn. Nho, Phật như vậy, các tông các phái khác, mỗi mỗi tôn giáo khác nhau cũng đều là như vậy. Chúng ta rõ ràng, chúng ta tường tận.
Chúng ta ngày nay đích thực là có thể khẳng định tất cả tôn giáo đều là người hiện đại gọi là “nhà giáo dục xã hội đa nguyên văn hoá”. Các giáo các phái, mỗi mỗi tôn giáo đã nói đích thực là một sự việc, là cùng đồng một phương hướng, đồng một mục tiêu, chẳng qua họ nói ra có khác biệt không đồng nhau. Nho và Phật nói được viên mãn, các tông các phái tôn giáo khác chưa nói đến được viên mãn.
Cách nói này chúng ta không thể chấp trước, chính là nhà Phật dạy người, đối với người thượng căn lợi trí thì nói pháp cứu cánh viên mãn, đối với người căn tánh trung hạ nói pháp tiếp cận viên mãn. Do đây có thể biết cái gọi là “viên mãn”, cái gọi là “không viên mãn” không phải ở trên tông chỉ giáo học có khác biệt, mà là ở căn tánh chúng sanh tiếp nhận giáo học có khác biệt, đạo lý này chúng ta phải hiểu.
Hiện tại do vì thông tin phát triển, giao thông thuận tiện, địa cầu này biến thành một đại gia đình, đây là chúng ta cần phải nhận biết. Cho nên, các loại học thuật khác nhau, tôn giáo khác nhau, dần dần từ từ nhất định là dung hợp quán thông, khiến tất cả chúng sanh đều có thể hướng về cứu cánh viên mãn, thành tựu mục tiêu cuối cùng của giáo học đa nguyên văn hoá.
Sau đó chúng ta xem thấy thế giới này an lành, xã hội phồn vinh hưng vượng, giữa người và người tương thân tương ái giống như cha con anh em, đôi bên tôn trọng lẫn nhau, hợp tác lẫn nhau, động loạn bất an của thế gian này có thể tiêu trừ, nguy cơ kiếp nạn của thế gian cũng có thể hóa giải. Chúng ta ở nơi đây nhận biết tầm quan trọng của giáo học, công năng của giáo dục.
Tôn giáo không nên chỉ ở nơi nghi thức, chỉ ở nơi nghi thức là mê tín. Chúng ta cần phải tỉ mỉ nỗ lực nghiên cứu giáo nghĩa, giải thích giáo nghĩa, phụng hành giáo nghĩa, thực tiễn vào công việc đời sống thực tế của chúng ta, đối nhân xử thế tiếp vật. Phật pháp chân thật là có lợi ích cho chúng sanh, có cống hiến thù thắng không gì bằng, chúng ta là người giác ngộ, người tường tận, phải nên chăm chỉ nỗ lực phụng hành mà thúc đẩy.
Trích trong:
PHẬT THUYẾT THẬP THIỆN NGHIỆP ĐẠO KINH
Người giảng: Lão Pháp Sư Tịnh Không
Giảng tại: Tịnh Tông Học Hội Singapore
Thời gian: năm 2001
Tập 34
Tâm Hướng Phật/St!