Tâm Hướng Phật
Kiến Thức

Thời khắc lâm chung là quan trọng nhất đời người

Trong pháp môn Tịnh Độ sợ nhất chính là khi lâm chung khởi lên sân hận, lúc này chính là thời khắc then chốt.

Đồng tu học Phật cũng thường hay nghe được câu “lửa thiêu rừng công đức”, lửa là sân hận. Cho nên, một người rất khó mà tích lũy được công đức, bạn tu tích công đức, tu tích được rất nhiều năm rồi, hôm nào bạn vừa cảm thấy không vui, một cơn giận nổi lên thì công đức của bạn liền mất hết, cho nên rất không dễ gì thành tựu được công đức. Chúng ta phải nghĩ lại xem, chính mình tích công lũy đức rốt cuộc đã tích được bao nhiêu công đức?

Phải nghĩ xem, từ sau ngày nổi tức giận thì mới tính, nếu như ngày hôm qua đã nổi lên một trận, vậy thì công đức không còn. Công đức của bạn nhiều nhất là mấy giờ đồng hồ này, sáng sớm sau khi nổi lên tức giận, công đức hoàn toàn không còn, tại vì sao? Công đức là tâm thanh tịnh, công đức là Giới-Định-Huệ. Bạn vừa khởi tâm sân giận thì tâm thanh tịnh của bạn không có. Bạn xem qua lời của cụ Hứa Triết, bà nói, khởi lên tức giận một phút, cần phải mất ba ngày thì cái tâm này mới có thể hồi phục bình thường. Thế là chúng ta liền liên tưởng đến, nổi lên tức giận 10 phút đến 20 phút đồng hồ, một tuần lễ cũng chưa thể hồi phục, huống hồ thường hay sân hận thì phiền phức này sẽ lớn, chắc chắn là nghiệp nhân của đường địa ngục.

Người tu hành tại vì sao không thể vượt qua được chính mình? Bạn hận người khác, người khác bị hại chăng? Không hề thấy. Nếu như đối phương có tu dưỡng thì không có chút tổn hại nào. Tổn hại đối với chính mình thì nghiêm trọng. Chúng ta phải tỉ mỉ tư duy những lời giáo huấn của Phật trên kinh điển, bình lặng mà quán sát hành vi chính mình cùng người khác. Hành vi của người khác có thể làm tham khảo cho chính mình. Con người phần nhiều không thể thấy lỗi của chính mình, nhưng rất dễ dàng thấy lỗi của người khác. Từ lỗi lầm của người khác, chúng ta dùng nó để phản tỉnh, đem người khác làm tấm gương phản chiếu cho chính mình, đổi ác hướng thiện.

Nếu như chúng ta thường hay khởi tức giận, thường hay có tâm sân hận, đoạn kinh văn tiếp theo nói: “Bát chủng hỉ duyệt tâm pháp”, bạn hoàn toàn không có được tám loại tâm pháp hỉ duyệt này, chính là nhà Phật thường nói “thường sanh tâm hoan hỉ”, triển khai ra là tám câu. Chúng ta chính mình phải trắc nghiệm chính mình, còn có ý niệm sân hận hay không, dùng tám câu này kiểm chứng rất thích hợp. Nếu như tám câu này đều đầy đủ thì có thể chứng minh bạn không có tâm sân hận, bạn chân thật là lìa tâm sân hận. Nếu như bạn không có tám câu này,thì bạn có tâm phiền não sân hận, nhiều nhất là tạm thời không khởi hiện hành mà thôi, chưa lìa khỏi sân hận, gặp được duyên thì khởi tác dụng. Cho nên, trong pháp môn Tịnh Độ sợ nhất chính là khi lâm chung khởi lên sân hận, lúc này chính là thời khắc then chốt. Con người khi ở hơi thở cuối cùng, cái niệm cuối cùng quyết định họ đi đến cõi nào để đầu thai. Nếu cái niệm sau cùng là sân hận thì phần nhiều đều rơi vào đường địa ngục.

Trong “Sức Chung Tân Lương”, “Sức Chung Tu Tri”, tại vì sao xem trọng khi người sắp lâm chung đến như vậy, không nên xúc chạm đến họ? Tình hình thần thức lìa khỏi thân thể, phàm phu chúng ta không biết, ở trên kinh Phật nói với chúng ta, đây là lúc họ thống khổ nhất, trên kinh điển thí dụ đau đớn thống khổ như kéo rùa sống ra khỏi mai, cho nên nếu bạn đụng họ, xúc chạm đến họ thì họ rất dễ dàng dẫn khởi tâm sân hận, đây là bất lợi cực lớn đối với người chết. Có một số người nghe nói sau khi người qua đời, xem hơi nóng còn lại ở chỗ nào, thử nghiệm xem là họ đến được đường thiện hay là đến đường ác. Tốt nhất là không nên xúc chạm, chúng ta muốn thăm dò, nhưng không biết được thần thức của họ lìa khỏi chưa. Nếu thần thức lìa khỏi rồi thì không vấn đề gì; nếu thần thức chưa lìa khỏi, vậy thì bất lợi cho họ, vì vậy chúng ta không nên nhẫn tâm làm việc này.

Thông thường nói thần thức lìa khỏi thân thể 8 giờ đồng hồ đến 12 giờ đồng hồ sau, cũng chính là nói, trong vòng 8 giờ đồng hồ nhất định không được đụng chạm đến thân xác người mất. Họ nằm ở trên gường, gường cũng không được đụng vào, đây mới là chân thật yêu thương, chân thật giúp đỡ. Sau 8 giờ đồng hồ, bạn muốn thử nghiệm thăm dò thì được, thế nhưng an toàn nhất là 12 giờ đồng hồ sau, sau khi dứt hơi 12 giờ đồng hồ thì an toàn. Thường thức này chúng ta phải biết, chúng ta phải giúp đỡ người, thành tựu người, không thể hại người.

Do đây có thể biết người niệm Phật, cho dù khi còn sống công phu niệm Phật không tệ, khi vãng sanh người thân quyến trong nhà không hiểu được đạo lý này, ở bên cạnh vừa khóc vừa kêu thì dễ dàng dẫn khởi cảm tình của họ, lại còn xúc chạm đến họ, kéo kéo họ, vậy thì càng đáng lo. Có mấy người ở vào lúc lâm chung có thể gặp được thiện tri thức, hiểu được những đạo lý này, biết được những chân tướng sự thật này, chân thật đến giúp đỡ họ? Thân bằng quyến thuộc xem thấy người nhà qua đời, đây là khó phân khó xả, nên cách ly họ, không để họ nghe được âm thanh tiếng khóc của thân bằng quyến thuộc. Giờ khắc then chốt này quan trọng hơn bất cứ thứ gì, phòng hộ chu đáo, như lý như pháp trợ niệm thì đích thực là có đại lợi ích đối với họ. Vào lúc này trong lòng họ chánh niệm phân minh, một câu Phật hiệu đề khởi liền chắc chắn được vãng sanh.

Khi sắp lâm chung mười niệm hay một niệm đều chắc chắn được sanh, đây chính là nguyện thứ 18 trong 48 nguyện của Phật A Di Đà. Từ những chỗ này chúng ta hiểu rõ, trợ niệm rất quan trọng, trợ niệm là lợi ích công đức chân thật. Đại Từ Bồ Tát nói được rất hay, bạn có thể giúp cho hai người vãng sanh thì cũng bằng chính mình tinh tấn; bạn có thể giúp cho mười mấy người vãng sanh thì phước báo của bạn là vô lượng, chính mình tương lai vãng sanh, đích thực trong tâm bạn đã nắm chắc; bạn có thể giúp đỡ trên 100 người vãng sanh, Đại Từ Bồ Tát nói, bạn chính là Bồ Tát chân thật. Cho nên có rất nhiều đoàn thể niệm Phật, họ đều có tổ chức đoàn trợ niệm, đây là việc tốt, đáng được đề xướng, đây là đối với người niệm Phật không thuần thục thì có được lợi ích lớn, có giúp đỡ lớn.

Thế nhưng chúng ta sanh vào thời đại này, cái thời đại này phước rất mỏng, chướng duyên quá nhiều. Xã hội ngày nay mỗi bước đều là hầm hố, nơi nơi đều là địa ngục, chỉ cần không cẩn trọng chắc chắn đọa lạc, sức mê hoặc bên ngoài quá lớn, phiền não tập khí bên trong quá nặng, sức mê hoặc bên ngoài quá lớn, bạn làm sao mà không đọa lạc, học Phật cũng khó giữ không đọa lạc.

Ngày nay chúng ta có được thành tựu nhỏ nhờ vào đâu vậy? Nhờ vào ngày ngày đọc kinh, ngày ngày nghe pháp, dùng cái này để huân tập. Sức huân tập có thể cân bằng với phiền não tập khí, vẫn không thể bảo đảm được vãng sanh. Sức huân tập cần phải siêu quá phiền não tập khí, cũng chính là nói phiền não tập khí đích thực bạn có thể phục được nó, gọi là “phục phiền não”.

Ở mọi lúc vào mọi nơi, phiền não tập khí không khởi hiện hành. Những ngoại duyên bên ngoài, không luận là thuận cảnh, nghịch cảnh, thiện duyên, ác duyên, sáu căn đối diện đều có thể không bị ảnh hưởng, bạn liền có thể nắm phần vãng sanh, công phu này cần phải giữ gìn. Chân thật muốn giữ gìn, hay nói cách khác đối với thế duyên nhất định phải lãnh đạm mới giữ gìn được, chân thật có thể làm đến được nhìn thấu, buông xả. Đối với tu học của cả một đời này cầu sanh Tịnh Độ, đây mới xem là có thành tựu.

Nếu như không thể giữ được, vẫn bị cảnh giới bên ngoài dao động, phiền não trong nội tâm vẫn thường hay khởi hiện hành, việc này chính mình phải cảnh giác. Đối với việc cầu sanh Tịnh Độ thì không hề nắm chắc chút nào, đối với tương lai đọa vào ba đường ác thì nắm được phần lớn, có thể từ chỗ này mà cảnh giác, đây mới xem là bạn đã có giác ngộ.

Nếu như đối với những cảnh giới hiện tiền này vẫn cứ là mù mịt, vẫn cứ là tùy theo dòng chảy, việc này chúng ta phải cảnh giác, ta đời sau vẫn là phải luân hồi sáu cõi, vẫn là sẽ đọa lạc, đời sau còn khổ hơn so với đời này. Chúng ta tỉ mỉ mà nghĩ tưởng, chúng ta đời sau có thể được thân người hay không? Thập Thiện Nghiệp Đạo ta có thể làm đến được bao nhiêu? Ngày trước tôi ở trong lúc giảng dạy thường hay nói, “Thập Thiện Nghiệp Đạo” nếu có thể làm đến được 80%, thì có thể miễn cưỡng giữ được thân người. Nếu bạn nói tôi làm đến được 60%, vẫn còn 40% chưa làm được thì hoàn toàn không thể đáng tin, thế là chúng ta không thể không chăm chỉ, không thể không nỗ lực.

Trích trong:
PHẬT THUYẾT THẬP THIỆN NGHIỆP ĐẠO KINH
Người giảng: Lão Pháp Sư Tịnh Không
Giảng tại: Tịnh Tông Học Hội Singapore
Thời gian: năm 2001
Tập 34
Tâm Hướng Phật/St!

Bài viết cùng chuyên mục

Những điều quyến thuộc nên chú ý khi người thân sắp lâm chung

Định Tuệ

Sát sanh cúng tế khi người thân chết chính là hại người đã mất

Định Tuệ

Pháp môn Tịnh Độ thù thắng không thể nghĩ bàn

Định Tuệ

7 chướng ngại vãng sanh cõi Cực Lạc của người tu Tịnh độ

Định Tuệ

Tịnh Độ Đại Kinh Giải Diễn Nghĩa tập 3 – Pháp Sư Tịnh Không

Định Tuệ

Nội dung và ý nghĩa Thiện Nữ Thiên Chú

Định Tuệ

Lục độ Ba-la-mật: 6 phương tiện đưa người từ bờ mê qua bờ giác

Định Tuệ

Oan gia nên giải không nên kết

Định Tuệ

Ma chướng là gì? Ma chướng khi niệm Phật

Định Tuệ

Viết Bình Luận