Tâm Hướng Phật
Kiến Thức

Pháp môn niệm Phật đơn giản nhất, dễ nhất, ổn định nhất

Pháp môn niệm Phật đơn giản nhất, dễ nhất, ổn định nhất, đáng tin cậy nhất mà thành tựu lại cao, điều này thật không thể nghĩ bàn.

Khởi tâm niệm Phật chính là thỉ giác, thỉ giác hợp bổn giác. Bổn giác và thỉ giác là một giác, không hai không khác. Quý vị giác điều gì? Giác là bổn giác của quí vị. Trong tự tánh vốn có, nhưng vì mê nên bất giác. Bây giờ buông bỏ mê hoặc thì giác ngộ hiển bày. Dùng phương pháp gì? Phương pháp niệm Phật là tốt nhất. Vì sao vậy? Vì câu A Di Đà Phật này chính là đức hiệu của bản giác. Vô lượng giác – A Di Đà Phật dịch thành chữ hán là vô lượng giác. Vô lượng giác trong tự tánh vốn đầy đủ. Hiện nay ta bất giác, đang mê. Bắt đầu từ hôm nay ngày ngày niệm vô lượng giác, khiến bản giác chính mình hiển bày, sự việc chính là như vậy.

“Thác bỉ y chánh, hiển ngã tự tâm, thỉ bổn bất ly, trực xu giác lộ”. Hiện nay chúng ta nương vào y báo của Phật A Di Đà, chúng ta phải đi về đó, nơi đó là hoàn cảnh tu học lý tưởng nhất. Chánh báo là Phật A Di Đà, là thầy. Thầy tốt và nơi học tập tốt, chúng ta cần phải nương vào đó, nương vào đó sẽ hiển lộ tự tâm của chúng ta. Y chánh trang nghiêm đều là tự tâm biến hiện ra, vì tâm chúng ta và tâm Phật A Di Đà là một tâm, không phải hai tâm, mình và người không hai. Điều này trong truyền thống văn hóa Trung Quốc nói đây là quan hệ luân lý. Nên biết rằng Phật A Di Đà và chúng ta đồng một tâm, là nhất thể, quan hệ này mật thiết biết bao. Không phải người một nhà, là nhất thể! Trong nhất thể của chúng ta, bên ngoài là nhãn nhĩ tỷ thiệt thân, bên trong là lục phủ ngũ tạng_nhất thể. Chúng ta nhận thức được điểm này, sau đó sẽ giác ngộ ra, muôn sự muôn vật trong biến pháp giới hư không giới với chúng ta là nhất thể. Vì sao vậy? Vì duy tâm sở hiện, tâm này chính là tự tâm, như trong Hoàn Nguyên Quán nói tự tánh thanh tịnh viên minh thể, năng sanh vạn pháp.

Vô lượng vô biên quốc độ Chư Phật Như Lai trong khắp biến pháp giới hư không giới toàn là nó biến hiện ra. Học đại thừa nhất định phải biết, chúng ta phải nhận thức, phải thừa nhận biến pháp giới hư không giới với mình là nhất thể. Thật đã minh bạch, thật đã hiểu được như vậy thì chúng ta đối với bất cứ ai cũng giống như đối với chính mình vậy, đây là đại thừa. Đây là pháp đệ nhất, trong tất cả pháp không pháp nào so sánh được. Trong triết học không nói đến, trong khoa học cũng không nói đến, trong Tôn giáo cũng không nói đến, chỉ có trong Phật pháp đại thừa mới nói rõ ràng minh bạch như vậy. Cho nên nói luân lý, luân lý là nói đến quan hệ, chỉ có đại thừa nói một cách thấu triệt, nói một cách rốt ráo, nói một cách viên mãn.

“Thỉ bổn bất ly, trực xu giác lộ”. Giác lộ tiếng Phạn là tát bà nhược hải, đây chính là trực hướng đến tự tánh. Tự tánh là giác không phải mê, tự tánh đích thực là vô sở bất trí, vô sở bất năng. Chúng ta đã mê mất tự tánh, khi nào hướng đến giác lộ? Pháp thân Bồ Tát. “Thỉ bổn bất ly” là pháp thân Bồ Tát mới làm được. Ngày nay chúng ta biết, chư vị Bồ Tát vãng sanh về thế giới Cực Lạc đều làm được, đến hạ hạ phẩm vãng sanh ở cõi phàm thánh đồng cư họ cũng làm được. Vì sao vậy? Vì oai thần bổn nguyện của đức Phật A Di Đà gia trì. Nguyện 20 trong 48 nguyện, Phật A Di Đà nói: phàm là vãng sanh đến thế giới tây phương Cực Lạc đều làm A Duy Việt Trí Bồ Tát. Đây là oai thần bổn nguyện của Phật Di Đà gia trì. Quý vị chưa đến cảnh giới này, cũng đến được, đồng nghĩa đến được cảnh giới này, đây chính là niệm bất thoái.

Ba loại bất thoái, thứ nhất là địa vị bất thoái, tuyệt đối không thoái vào ba đường ác, chắc chắn không đọa vào luân hồi lục đạo. Thứ hai là hành bất thoái, đại thừa Bồ Tát nhất định sẽ không thoái lui xuống nhị thừa, không làm A la hán, làm Bích Chi Phật. Thứ ba gọi là niệm bất thoái, niệm niệm đều hướng về tát bà nhược hải, nghĩa là niệm niệm hướng thẳng đến con đường giác. Tát bà nhược hải trên thực tế ở thế giới Cực Lạc chính là thường tịch quang, niệm niệm hướng về thường tịch quang Tịnh độ, đó chính là trở về tự tánh viên mãn. Đây đều là nói pháp môn niệm Phật không thể nghĩ bàn.

Hai câu bên dưới rất quan trọng. “Tạm nhĩ tướng vi, tiện đọa vô minh”. Nói không cẩn thận, “tạm nhĩ” tức không cẩn thận. Không cẩn thận bị đọa lạc, đọa lạc trong địa ngục. Đúng là nhất niệm bất giác, như vậy là sai. Công phu nghĩa là làm thế nào để duy trì được giác mà không mê, chánh mà không tà, tịnh mà không nhiễm, đây là tam quy y. Vì sao vừa vào cửa Phật, Đức Phật liền đem tam quy y dạy cho chúng ta trước? Phương hướng, mục tiêu dạy cho chúng ta. Vì sao chúng ta quy y Tam Bảo? Học được điều gì? Nghĩ đến điều gì? Giác Chánh Tịnh. Tám chữ này từ giờ từng phút cảnh tỉnh chính mình.

“Hựu Vô Lượng Thọ Kinh Khởi Tín Luận vân, tu tri trì danh nhất pháp”. Trì là bảo trì, không được gián đoạn. Danh là danh hiệu của Phật A Di Đà. Phương pháp này là “Tối vi giản yếu”, đơn giản, quan trọng. Tám vạn bốn ngàn pháp môn không có pháp môn nào có thể sánh được nó. Đơn giản nhất, dễ nhất, ổn định nhất, đáng tin cậy nhất mà thành tựu lại cao, điều này thật không thể nghĩ bàn. Thành tựu cao nhất vì nó tương ưng với nhất tâm, đây là tự phần. Tha lực là được oai thần bổn nguyện của Phật A Di Đà gia trì, đây chính là vô cùng thù thắng.

“Hành giả, niệm Phật nhân sơ phát tâm thời, quý hữu định khóa”. Thông thường chúng sanh trong lục đạo, thực tế mà nói căn tánh đều là trung hạ căn, không phải hàng thượng căn lợi trí. Trung hạ căn quan trọng nhất là thật thà, thật thà nghĩa là định đoạt thời khóa. Mỗi ngày định 1000 niệm hoặc một vạn niệm hay mười vạn niệm. Tốt nhất là “tùng thiểu chí đa, do tán nhập định”, đây là dạy phương pháp cho chúng ta. Mới bắt đầu không nên định quá nhiều. Mỗi ngày thời tụng niệm buổi sáng là một bộ Kinh Di Đà. Kinh Di Đà ngắn dễ đọc, mấy phút là đọc xong, niệm 1000 danh Phật hiệu. Thời tụng niệm buổi tối cũng như vậy, sáng tối như nhau, đơn giản dễ hành trì. Quý ở chỗ kiên trì không gián đoạn, ngày ngày không được gián đoạn. Niệm như vậy khoảng hai ba năm khi công phu đắc lực rồi tăng thêm. Một ngày niệm hai ngàn hoặc ba ngàn, tăng lên dần như vậy là đúng, tuyệt đối không nên trèo cao té nặng.

Ngoài thời khóa cố định ra còn có tán khóa. Tán khóa nghĩa là nhớ đến là niệm, bất luận ở đâu, bất luận ở nơi nào, chỉ cần không nhiễu loạn người khác, chỗ đông người tự mình yên tĩnh mặc niệm, niệm Phật trong tâm không cần phát ra âm thanh sẽ không phiền nhiễu đến người khác.

Nhiếp tâm rất khó, nhiếp tâm là công phu chân thật. Ấn Quang đại sư xuất hiện trong thời đại của chúng ta, dụng ý rất sâu. Ngài là tây phương Đại Thế Chí Bồ Tát tái sanh. Ngài dạy chúng ta phương pháp, phương pháp này người đương thời có thể hành trì được, ngài ra đời trong thời đại này. Dùng thập niệm pháp của ngài niệm rất rõ ràng. Niệm bốn chữ cũng được, sáu chữ cũng được.

Sáu chữ là A Di Đà Phật nên niệm như vậy. Ấn Quang đại sư niệm Phật rất chậm, ngài niệm từng chữ từng chữ, niệm rất rõ ràng, từng chữ rõ ràng, nghe rõ ràng. Cần như thế nào? Nhớ rõ ràng, không nên dùng chuỗi. Ngài nói dùng chuỗi phân tâm, phân thần, tâm lực rất khó tập trung. Hoàn toàn dùng tâm nhớ, chỉ nhớ 10 số, từ một câu đến mười câu. Biết rõ ràng câu này là câu thứ mấy trong mười câu. Niệm xong mười câu lại bắt đầu từ một đến mười, một đến mười, cứ như vậy mà niệm. Dễ nhiếp tâm, cũng chính là tạp niệm không sanh khởi. Vì khởi tạp niệm chúng ta sẽ quên ngay, mười câu này liền nhớ lẫn lộn. Nhớ không rõ không tính, phương pháp này rất tốt, nhất định phải nhớ rõ ràng mới tính. Mới học mười câu cũng rất khó không dễ, niệm đến sáu bảy câu đã loạn.

Ấn Quang đại sư nói chúng ta có thể phân thành hai đoạn, câu thứ nhất đến câu thứ năm. Có người hỏi tôi, con niệm đến câu thứ năm rồi bắt đầu niệm lại từ câu thứ nhất đến câu thứ năm được chăng? Không được. Từ câu thứ nhất đến câu thứ năm. Năm câu sau là thứ sáu, thứ bảy, thứ tám, thứ chín, thứ mười. Cần phải ghi nhớ bằng cách này, thậm chí dùng ba bốn cũng được. Câu thứ nhất, câu thứ hai, câu thứ ba, thứ tư, thứ năm, thứ sáu, thứ bảy, thứ tám, thứ chín, thứ mười. Nhớ bằng cách này mới được, mới có thể nhiếp tâm. Nếu nhớ ba câu một hai ba, rồi bắt đầu nhớ lại một hai ba như vậy không được, như vậy không thể nhiếp tâm.

Hồ Tiểu Lâm dùng phương pháp này bốn tháng, ông ta đến nói với tôi phương pháp này rất lợi ích. Trước đây niệm Phật tạp niệm quá nhiều sau bốn tháng huấn luyện này, tạp niệm ít đi không còn nữa, hoan hỷ vô lượng. Niệm mấy tiếng cũng không biết mệt mỏi, cũng không cảm thấy thời gian hình như quá dài. Niệm ba bốn tiếng giống như mấy phút vậy, có cảm giác này. Tổ sư truyền lại phương pháp này mọi người không ngại cứ thử xem.

Trích đoạn: Tịnh Độ Đại Kinh, giải diễn nghĩa – Tập 402!
Hòa Thượng Tịnh Không chủ giảng!

Bài viết cùng chuyên mục

Chánh Pháp chính là một câu A Di Đà Phật

Định Tuệ

Sự linh ứng của Thần Chú Chuẩn Đề Phật Mẫu

Định Tuệ

Niệm Phật: Nhiếp trọn sáu căn, tịnh niệm tiếp nối

Định Tuệ

Phật tử đi chùa như thế nào mới đúng?

Định Tuệ

Người tu pháp môn niệm Phật, khi lâm chung có được vãng sanh?

Định Tuệ

Buông bỏ sẽ được đại tự tại, được chân giải thoát

Định Tuệ

Một lần nghĩ lại việc sai lầm là tâm quý vị thêm một lần tạo nghiệp

Định Tuệ

Đạo là đi ngược dòng nước, ngược dòng nước tức là Niết Bàn

Định Tuệ

Vì sao chính mình học Phật lại dẫn đến sự phản đối của cha mẹ?

Định Tuệ

Viết Bình Luận