Tâm Hướng Phật
Kiến Thức

Sanh đến Tây Phương Cực Lạc đều là A Duy Việt Trí Bồ Tát

Sanh đến Thế giới Tây Phương Cực Lạc là như thế nào vậy? Trên Kinh giảng nói rất rõ ràng: “Đều là A Duy Việt Trí Bồ Tát”.

Bạn xem, vãng sanh Thế giới Tây Phương Cực Lạc, cho dù là hạ hạ phẩm vãng sanh, thực tế mà nói là kiến tư phiền não một phẩm chưa phá, nhưng bạn dựa vào cái gì để vãng sanh? Dựa vào công phu nhớ Phật niệm Phật, làm cho phiền não bị khống chế. Phục phiền não, không phải đoạn phiền não, vì đoạn phiền não rất khó, ngay trong một đời này của chúng ta không dễ gì làm được. Vô lượng pháp môn, tiêu chuẩn của họ đều là đoạn phiền não, chỉ có pháp môn niệm Phật này là không cần đoạn phiền não, chỉ yêu cầu bạn phục phiền não. Phục phiền não dễ hơn nhiều so với đoạn phiền não. Thành thật mà nói, phục phiền não thì mỗi một vị đồng tu đều có thể làm được, vấn đề là bạn không chịu làm thì không cách gì. Bạn phải chịu làm thì thảy đều làm đến được. Đoạn phiền não không phải là người thông thường dễ dàng làm được, phục phiền não thì được. Chỉ cần nhớ Phật niệm Phật công phu sâu thì liền có thể phục phiền não.

Vừa rồi tôi đã nói qua, tôi nói việc này cũng là có sự thật làm chứng cứ, từ xưa đến nay người niệm Phật ở niệm Phật đường, họ niệm ba năm, năm năm thì thành tựu, số người không biết là có đến bao nhiêu! Quá nhiều quá đông! Thế nhưng niệm Phật đường này nhất định là niệm Phật đường đúng pháp. Mọi người cùng ở với nhau đều là một phương hướng, một mục tiêu niệm Phật cầu sanh Tịnh Độ, vậy mới đúng pháp. Y theo lý luận nguyên tắc trong “Kinh Vô Lượng Thọ”, “Kinh A Di Đà” mà tu học, đó là niệm Phật đường chân thật. Niệm Phật đường đúng lý đúng pháp thì ba đến năm năm thì thành tựu, thành tựu vượt bậc, thế gian làm gì có thể so sánh? Không gì có thể so sánh, xuất thế gian Thanh Văn, Duyên Giác, Bồ Tát đều không thể so sánh.

Sanh đến Thế giới Tây Phương Cực Lạc là như thế nào vậy? Trên Kinh giảng nói rất rõ ràng: “Đều là A Duy Việt Trí Bồ Tát”. Câu nói này chúng ta xem thấy ở trong bốn mươi tám nguyện. Bốn mươi tám nguyện là A Di Đà Phật chính mình nói. Văn Kinh là Thích Ca Mâu Ni Phật vì chúng ta chuyển nói. Hai vị Phật đều có cách nói như vậy, chúng ta còn có thể không tin hay sao? A Duy Việt Trí là Bồ Tát Thất Địa trở trên, đó chính là nói rõ sanh đến Thế giới Tây Phương Cực Lạc, một phẩm phiền não cũng chưa đoạn, hạ hạ phẩm vãng sanh còn được oai thần bổn nguyện của A Di Đà Phật gia trì nên trí tuệ, thiền định, thần thông, đạo lực của chính mình gần giống như Bồ Tát Thất Bát Địa vậy. Đó không phải chính mình chân thật tu đến được, mà là oai thần bổn nguyện của A Di Đà Phật gia trì. Bạn nói xem, thù thắng dường nào! Rất khó được!

Chúng ta chỉ cần cắn chặt răng, dùng thời gian ba đến năm năm thì thành công. Người ta ba đến năm năm đi học Phật Học Viện, khi học ra vẫn là phàm phu sanh tử, còn trong niệm Phật đường ba đến năm năm thì làm Phật, làm sao có thể so sánh được? Không thể so sánh!

Cho nên lợi hại được mất ở trong đây chính mình phải đưa lên bàn tính mà tính cho kỹ lưỡng, sau đó mới có chọn lựa trí tuệ chân thật, không theo pháp thế gian. Ở niệm Phật đường ba đến năm năm thì bạn được niệm Phật Tam Muội rồi. Công phu thành khối là hạ phẩm trong Niệm Phật Tam Muội, sự nhất tâm bất loạn là trung phẩm Niệm Phật Tam Muội, lý nhất tâm bất loạn là thượng phẩm Niệm Phật Tam Muội. Bạn được niệm Phật Tam Muội chính là ở ngay chỗ này nói “đắc vô sanh vô diệt chư tam ma địa”, cũng chính là công phu thành khối, cho nên lợi ích chân thật là không thể nghĩ bàn!

Không sanh không diệt ở chỗ khác rất khó giảng, vãng sanh Thế giới Tây Phương Cực Lạc chân thật chính là không sanh không diệt. Người niệm Phật ở niệm Phật đường hạ quyết tâm, hiện tại đã không sanh không diệt, không phải nói ta sanh đến Thế giới Tây Phương Cực Lạc thì không sanh không diệt, mà hiện tại đã không sanh không diệt. Bạn có tường tận hay không? Cho nên cảnh giới này là cảnh giới hiện chứng của chúng ta, liễu sanh tử ra ba cõi chính ngay hiện tiền, như Phật đã chứng, như Pháp Thân Đại Sĩ đã chứng.

“Tam Ma Địa” là tiếng Phạn, dịch thành ý Trung Quốc là chánh thọ, cũng dịch là chánh định. Thọ là hưởng thọ, vô số cảm thọ ở ngay trong cuộc sống thường ngày của chúng ta, cái thọ này là bình thường, giản biệt cái thọ của phàm phu sáu cõi không bình thường. Phật nói phàm phu sáu cõi có năm loại cảm thọ, đó là trên Phật Kinh thường nói. Chúng ta ở ngay trong cuộc sống thường ngày có vô số cảm thọ, vô lượng vô biên cảm thọ. Phật đem vô lượng vô biên cảm thọ quy nạp thành năm loại lớn, gọi là năm loại thọ. Năm loại lớn này phân thành hai bên thân và tâm để nói.

Thân có khổ thọ, có lạc thọ. Cảm thọ nhiều hơn cũng không ngoài hai loại lớn “khổ – vui” này. Trong tâm có cảm thọ, chúng ta nói đời sống tinh thần, Phật cũng đem nó quy nạp thành hai loại buồn-vui, trong tâm bạn có buồn lo, hoan hỉ. Tất cả cảm thọ cũng không ngoài hai loại lớn này. Ngoài ra, có một loại gọi là “xả thọ”. Thân không có khổ vui, tâm cũng không có buồn lo, cái thọ lúc này không sai, khổ vui lo mừng tạm thời dừng lại, vào lúc này gọi là xả thọ. Thọ của tất cả chúng sanh trong sáu cõi luôn không ngoài năm loại lớn. Thực tế mà nói, xả thọ trong năm loại thọ chính là chánh thọ. Chánh thọ nhưng tại vì sao không gọi là chánh thọ mà phải gọi nó là xả thọ? Cái chánh thọ của họ thời gian rất ngắn, không thể giữ được dài lâu, cho nên là tạm thời xả khổ vui lo mừng, không phải là thiền định chân thật, không phải là chánh thọ chân thật.

Người Trời Sắc Giới, Trời Vô Sắc Giới đều là trụ ở xả thọ. Trời Vô Sắc Trời Phi Tưởng Phi Phi Tưởng là cao nhất, thọ mạng tám vạn đại kiếp. Thời gian đó quá dài, không cách gì tưởng tượng! Các vị phải nên biết, một đại kiếp là một lần thành trụ hoại không của thế giới. Thế giới này thành trụ hoại không bao nhiêu lần? Tám vạn lần, bạn biết được thời gian này dài bao nhiêu. Họ xả thọ có được thời gian dài đến như vậy. Sau tám vạn đại kiếp qua đi, họ lại khởi tâm động niệm, họ lại có lo mừng khổ vui, cho nên họ không phải vĩnh hằng. Do đó tứ thiền bát định, thế gian thiền định thảy đều thuộc về xả thọ. Đến lúc nào mới có thể trở thành chánh thọ? Siêu việt sáu cõi luân hồi. Trên hội Lăng Nghiêm, Thế Tôn đã nói: “A La Hán chứng được cửu thứ đệ định”. Bát định là Trời Phi Tưởng Phi Phi Tưởng Xứ. Định thứ chín là siêu việt ba cõi sáu đường, vào lúc này gọi là chánh thọ, không còn thoái chuyển. A La Hán không còn thoái chuyển, cái họ được là chánh thọ, là Tam Ma Địa, là chánh định chánh thọ.

Thông thường nói tất cả thiền định đều có thể nhiếp tâm, làm cho tâm lìa vui buồn, thân lìa khổ vui, thân tâm an ổn, cho nên đều gọi là Tam Ma Địa. Tam Ma Địa ở chỗ này là cao cấp, không phải là thông thường, bởi vì không sanh không diệt. Cái chánh thọ này thì cao. Phàm phu chúng ta một phẩm phiền não chưa đoạn, nếu muốn được cảnh giới này, pháp môn thuận tiện nhất là niệm Phật cầu sanh Tịnh Độ. Chỉ cần sanh đến Thế giới Tây Phương Cực Lạc thì loại Tam Ma Địa này bạn liền chứng được.

Sự chứng đắc này, thành thật mà nói, không phải nương vào công phu của chính mình, cho nên pháp môn Tịnh Độ gọi là pháp môn nhị lực. Sức mạnh của chính chúng ta chính là nhớ Phật niệm Phật, khống chế được tập khí phiền não của chính mình, đạt đến công phu thành khối, sanh đến Thế giới Tây Phương Cực Lạc được cảnh giới này, đó là tha lực, đó là sức mạnh của A Di Đà Phật. Điểm này các pháp môn khác không có, chỉ riêng Tịnh Độ là pháp môn nhị lực.

Trích trong:
PHẬT THUYẾT ĐẠI THỪA VÔ LƯỢNG THỌ
TRANG NGHIÊM THANH TỊNH BÌNH ĐẲNG GIÁC KINH
Người giảng: Lão Pháp Sư Tịnh Không
Tập 42
Tâm Hướng Phật

Bài viết cùng chuyên mục

Niết bàn là gì, ở đâu? Ý nghĩa của Niết bàn trong đạo Phật

Định Tuệ

Cầu được cũng khổ, cầu không được cũng khổ

Định Tuệ

Phật giáo Nguyên thủy có chủ trương ăn chay hay không?

Định Tuệ

Đả Phật Thất: 7 ngày 7 đêm một câu Phật hiệu không gián đoạn

Định Tuệ

Bệnh là quả báo, có thể xoay chuyển được không?

Định Tuệ

Làm thế nào để biết người chết có được vãng sanh hay không?

Định Tuệ

Tam quy ngũ giới là gì? Lợi ích thiết thực của Tam quy ngũ giới

Định Tuệ

Ngồi thiền sẽ sinh Định, cho nên phải thường thích ngồi thiền

Định Tuệ

Tu là để cầu bình an hay sửa đổi xấu thành tốt?

Định Tuệ

Viết Bình Luận